7. Kết cấu của luận văn
1.2. Các đặc điểm của nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu
Nhân thân người phạm tội nói chung bao gồm nhiều đặc điểm, yếu tố, dấu hiệu. Mỗi đặc điểm, yếu tố, dấu hiệu này lại có hình thức biểu hiện, vai trò khác nhau nhưng giữa chúng luôn có mối quan hệ qua lại, gắn bó với nhau. Khi nghiên cứu về nhân thân người phạm tội, mục đích của tội phạm học là đi sâu tìm hiểu rõ những đặc điểm đặc trưng của người phạm tội, xác định được các yếu tố, điều kiện, môi trường tiêu cực nào đã hình thành nên các đặc điểm đó. Nhân thân người phạm tội nói chung phải có những đặc điểm đặc thù riêng biệt để phân biệt với người không phạm tội. Trong khi đó, nhân thân người phạm tội XPSH lại có những điểm đặc trưng riêng, để phân biệt với người không phạm tội và người phạm vào nhóm tội khác trong BLHS. Chính vì vậy, ngoài dạng đặc điểm xã hội - nhân khẩu, tâm lý - xã hội, luận văn còn đề cập đến một dạng đặc điểm về pháp luật hình sự.
1.2.1. Các đặc điểm xã hội - nhân khẩu
Các đặc điểm nhân chủng học xã hội của người phạm tội XPSH, bao gồm: Giới tính, độ tuổi, nơi cư trú, nghề nghiệp, quốc tịch, hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn…Những đặc điểm này tồn tại trong bất kỳ con người nào nên bản thân chúng không đặc trưng cho một con người cụ thể nào với tư cách là người phạm tội. Tuy nhiên, các đặc điểm này cũng có sự tác động qua lại với các đặc điểm nhân thân khác của người đó trong xã hội nên nó cung cấp thêm thông tin để chúng ta hiểu rõ về nhân thân người phạm tội XPSH.
1.2.1.1. Đặc điểm giới tính
Nghiên cứu đặc điểm giới tính của người phạm tội XPSH cho chúng ta thấy tỷ lệ giữa nam và nữ phạm tội XPSH và những ảnh hưởng của giới tính
trong việc thực hiện hành vi phạm tội XPSH. Thông thường tỷ lệ nam giới phạm vào các tội XPSH sẽ cao hơn so với nữ giới. Bởi vì, nam giới sẽ dễ bị tác động bởi những yếu tố tiêu cực của môi trường sống, xã hội, bạn bè và dễ làm phát sinh tâm lý tiêu cực hơn nữ giới. Tuy nhiên, thời gian gần đây tỉ lệ nữ giới phạm tội XPSH đang có xu hướng gia tăng cả về vụ án, người phạm tội. Các loại tội XPSH do nữ giới thực hiện ngày càng đa dạng, phức tạp hơn.
1.2.1.2. Đặc điểm độ tuổi
Nghiên cứu đặc điểm độ tuổi của người phạm tội XPSH cho phép xác định tính chất, mức độ, đặc điểm tội phạm do người thuộc các độ tuổi khác nhau thực hiện hành vi phạm tội và ảnh hưởng của độ tuổi đến việc thực hiện tội phạm XPSH của người phạm tội. Mỗi độ tuổi có những đặc điểm riêng biệt về sự phát triển thể chất, tinh thần, tâm, sinh lý, hiểu biết xã hội… Có thể chia người phạm tội XPSH thành 04 nhóm: Dưới 18 tuổi, từ 18 đến 30 tuổi, từ 31 đến 45 tuổi và trên 45 tuổi. Trong nhóm tội XPSH không có sự đòi hỏi đặc biệt về độ tuổi, nhất là các Tội trộm cắp tài sản, Tội cướp giật tài sản, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản... Những năm gần đây, người phạm tội nói chung đang có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi, trong đó có nhóm người phạm tội XPSH. Nghiên cứu đặc điểm độ tuổi của người phạm tội XPSH giúp ích cho việc đề ra các giải pháp phòng phù hợp với từng độ tuổi sao.
1.2.1.3. Đặc điểm trình độ học vấn
Trình độ học vấn là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến nhận thức, khả năng ứng xử của con người khi thực hiện giao tiếp xã hội nói chung và thực hiện hành vi phạm tội nói riêng. Thực tế cho thấy, những người có trình độ học vấn cao thì khả năng nhận thức, hiểu biết sẽ cao hơn, khi dẫn đến việc lựa chọn cách thức ứng xử trước những vấn đề xã hội của cuộc sống sẽ linh hoạt, phù hợp hơn từ đó sẽ dễ dàng kiểm soát, điều khiển được hành vi của bản thân, tránh thực hiện hành vi phạm tội và ngược lại đối với những
người có trình độ học vấn thấp thì khả năng hiểu biết các vấn đề xã hội, đặc biệt là nhận thức pháp luật còn thấp, dẫn đến nguy cơ phạm tội sẽ cao hơn. Tuy vậy, mức độ ảnh hưởng của trình độ học vấn đối với từng loại tội, từng nhóm tội cũng khác nhau, có những nhóm tội đòi hỏi phải có trình độ học vấn cao mới có khả năng thực hiện tội phạm, ví dụ như nhóm tội phạm về công nghệ cao, nhóm tội phạm về tham nhũng, chức vụ…
Đối với nhóm tội XPSH, trình độ học vấn không phải là yếu tố quyết định, con ngươi dù ở trình độ học vấn nào cũng có thể thực hiện hành vi phạm tội. Nhưng trong thực tế cho thấy, những người phạm tội XPSH đa phần có trình độ học vấn ở mức trung bình, thấp trở xuống. Do không có kiến thức chuyên môn, cũng như năng lực trình độ về một lĩnh vực nào đó, họ rất khó lưa chọn và có nghề nghiệp với mức thu nhập ổn định để đảm bảo cuộc sống. Nhưng trong nhóm tội XPSH thì tương ứng với mỗi loại tội phạm XPSH khác nhau thì người phạm tội cũng có trình độ học vấn khác nhau, tuy không phải yếu tố quyết định nhưng với từng loại tội trong nhóm tội XPSH trình độ học vấn cũng có tác động nhất định đến việc thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. Dựa vào đặc điểm trình độ học vấn, người phạm tội XPSH được chia thành 05 nhóm: (1) Người không biết chữ và người có trình độ tiểu học; (2) Người có trình độ trung học cơ sở; (3) Người có trình độ trung học phổ thông; (4) Người có trình độ trung cấp, cao đẳng; (5) Người có trình độ đại học trở lên.
1.2.1.4. Đặc điểm nghề nghiệp
Nghề nghiệp là một trong những đặc điểm trong nhân thân người phạm tội XPSH. Nghiên cứu nghề nghiệp cho chúng ta biết được nhóm người làm việc ở những ngành, lĩnh vực nào trong xã hội dễ thực hiện tội phạm và loại tội phạm mà họ thực hiện. Một số nhóm tội, như nhóm tội phạm tham nhũng, nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế... các đặc điểm nghề nghiệp có sự ảnh hưởng khá lớn đến việc thực hiện hành vi phạm tội. Phần lớn người phạm
tội XPSH là người không có nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định với mức thu nhập thấp. Nếu không thực hiện tốt chính sách nghề nghiệp trong công tác cải tạo, giáo dục người phạm tội thì tỉ lệ tái phạm, tái phạm nguy hiểm thường sẽ rất cao. Dựa vào đặc điểm nghề nghiệp, người phạm tội XPSH được chia thành 03 nhóm: Không nghề nghiệp, nghề nghiệp không ổn định, nghề nghiệp ổn định. Khi tham gia phục vụ Quân đội thì được coi là có nghề nghiệp ổn định, nhưng đi sâu phân tích nghề nghiệp, chức vụ trong Quân đội thì cho thấy tỉ lệ phạm tội XPSH giữa các thành phần người phục vụ trong Quân đội một cách rõ nét. Có thể thấy người thuộc thành phần Lao động hợp đồng phục vụ trong các doanh nghiệp Quân đội chiếm tỉ lệ phạm tội XPSH cao so với các thành phần khác như: Sĩ quan, Quân nhân chuyên nghiệp, Hạ sĩ quan chiến sỹ.
1.2.1.5. Đặc điểm hoàn cảnh gia đình
Nghiên cứu đặc điểm hoàn cảnh gia đình trong nhân thân người phạm tội XPSH là nghiên cứu ở các góc độ: Quan hệ gia đình và hoàn cảnh kinh tế gia đình với những tác động của chúng tới người phạm tội XPSH.
Quan hệ gia đình của người phạm tội XPSH là những thông tin phản ánh về tình trạng hôn nhân và các thành viên khác trong gia đình của người phạm tội. Những đặc điểm này là việc kết hôn, ly hôn, độc thân, ông, bà, cha, mẹ, anh, chị em… Kết quả nghiên cứu cho thấy những người sống trong gia đình hòa thuận, hạnh phúc thường sẽ ít phạm tội XPSH hơn những người sống trong gia đình khiếm khuyết, hay cãi đánh chửi nhau, hoặc gia đình có người phạm tội. Trong một môi trường gia đình tốt, con người sẽ được giáo dục về tình yêu thương và cách xử sự đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội, từ đó giúp họ có cách xử sự đúng đắn khi chịu ảnh hưởng bởi sự tác động của các yếu tố tiêu cực khác trong xã hội, hay nói cách khác là sẽ hạn chế sự tác động của các yếu tố tiêu cực đối với họ. Chính vì vậy, có thể thấy phần lớn người phạm
tội XPSH thường sống trong gia đình khiếm khuyết, hay có cuộc sống không hòa thuận, thiếu sự quan tâm chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, … Dựa vào đặc điểm quan hệ gia đình, người phạm tội XPSH được chia thành: Thành viêc trong gia đình có quan tâm chăm sóc đến nhau không, hay thường xuyên chửi mắng, đánh đập nhau; hoặc gia đình đầy đủ cha mẹ và gia đình thiếu cha, mẹ hoặc thiếu cả cha và mẹ...
Hoàn cảnh kinh tế của gia đình là những thông tin về tình trạng tài chính kinh tế gia đình, cũng như việc thỏa mãn các nhu cầu trong cuộc sống của người phạm tội XPSH bao gồm: Mức thu nhập, điều kiện, tiện nghi sinh hoạt, phương tiện đi lại… Đối với nhóm tội XPSH thì động cơ, mục đích là thỏa mãn như cầu vật chất, vụ lợi. Vì vậy, hoàn cảnh kinh tế của gia đình có ý nghĩa rất lớn đối với việc hình thành động cơ, mục đích phạm tội XPSH. Người sống trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn sẽ hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu của bản thân, khi chịu sự tác động của các yếu tố tiêu cực từ môi trường bạn bè như thói ăn chơi, đua đòi, đề cao vật chất hay tư môi trường giáo dục như sự kỳ thị, so sánh, đề cao vật chất dễ làm con người làm nảy sinh tâm lý tiêu cực, họ thực hiện hành vi phạm tội XPSH nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, vụ lợi của mình. Dựa vào đặc điểm hoàn cảnh kinh tế gia đình, người phạm tội XPSH được chia thành hai nhóm: Người phạm tội sống trong gia đình có điều kiện hoàn cảnh kinh tế gia đình ổn định, khá giả và người phạm tội sống trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế bất ổn, khó khăn, không đủ đảm bảo cuộc sống.
Trong phạm vi nghiên cứu đề cấp việc xem xét nhân thân người phạm tội XPSH trong Quân đội ơ nước ta. Nên khi nghiên cứu đặc điểm xã hội nhân khẩu trong nhân thân người phạm tội XPSH thì còn nghiên cứu các đặc điểm khác như: Dân tộc, quốc tịch, nơi cư trú, người Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch, nơi cư trú ổn định, không có nơi cư trú và
nơi cư trú không ổn định. ..cũng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, nhân thân tiêu cực trong người phạm tội XPSH. Có thể thấy, người phạm tội chủ yếu là người có quốc tịch Việt Nam, thực hiện hành vi phạm tội tại địa bàn nơi minh cư trú nên trong việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm XPSH cần chú ý tội đặc điểm nhân thân này.
1.2.2. Các đặc điểm tâm lý học - xã hội
Các đặc điểm tâm lý học - xã hội của người phạm tội xâm phạm sở hữu trong Quân đội có thể khái quát bao gồm những đặc điểm như sau: Nhu cầu, thói quen; động cơ, mục đích phạm tội; tín ngưỡng, quan điểm, thái độ, nhận thức đối với các giá trị đạo đức, pháp luật.
1.2.2.1. Quan điểm, thái độ, nhận thức đối với các giá trị đạo đức xã hội, pháp luật
Nghiên cứu quan điểm, thái độ, nhận thức đối với các giá trị đạo đức xã hội của người phạm tội là nghiên cứu về quan điểm, nhận thức, ý thức tự giác chấp hành, nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của người phạm tội đối với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đối với các chuẩn mực đạo đực xã hội và đối với những mối quan hệ khác trong cuộc sống xã hội của người phạm tội, việc nghiên cứu này giúp chúng ta giải thích được vì sao trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định một con người lại thực hiện hành vi phạm tội XPSH. Nghiên cứu về người phạm tội XPSH cho thấy đa số quan niệm của họ đã bị lệch chuẩn về chuẩn mực, đạo đức xã hội như cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác.... Khi phạm tội, họ chỉ nghĩ tới lợi ích cá nhân và đặt lợi ích cá nhân được đặt lên trên hết, coi thường lợi ích chung của xã hội và của những người xung quanh khác. Vì vậy, khi gặp điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hành vi phạm tội họ sẽ lựa chọn thực hiện hành vi phạm tội XPSH để đem lại lợi ích cho bản thân mình, nhất là các lợi ích về mặt vật chất, không nghĩ tới hành vi phạm tội đó sẽ gây ra hậu quả nghiêm
trọng như thế nào, cho ai, kể cả việc xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Đặc điểm tâm lý - pháp luật của người phạm tội XPSH là khả năng hiểu biết về pháp luật, cũng như quan điểm, thái độ người đó đối với thực hiện, chấp hành pháp luật và đối với những người, cơ quan bảo vệ pháp luật,… Nhìn chung, người phạm tội XPSH là người có trình độ học vấn thấp, nên khả năng hiểu biết rất ít về pháp luật. Không những vậy, với người phạm tội đã có tiền án, tiền sự thì thường có thái độ thờ ơ, coi thường, chống đối pháp luật, với tâm lý hám lợi, thích hưởng thụ cùng với sự kém hiểu biết, hoặc coi thường pháp luật khi gặp điều kiện thuận lợi họ sẽ thực hiện hành vi phạm tội XPSH, chỉ vì tư lợi vật chất họ sẽ quyết tâm thực hiện hành vi phạm tội đến cùng để thỏa mãn nhu cầu không chính đáng của bản nhân. Đặc biệt với những người đã có tiền án, tiền sự đã có kinh nghiệm đối phó với Cơ quan pháp luật, hoặc một số người có trình độ học vấn cao, khi phạm tội tin tưởng vào năng lực, trình độ, phương thức thực hiện, cũng như cách thức che dấu tội phạm của bản thân sẽ tránh được sự trừng phạt của pháp luật hoặc họ hy vọng rằng hành vi phạm tội XPSH của mình không thể bị cơ quan pháp luật phát hiện, xử lý.
1.2.2.2 Nhu cầu, sở thích, thói quen
Những đặc điểm nhu cầu, sở thích, thói quen tồn tại trong mọi con người , bất kỳ con người nào trong xã hội cũng có các đặc điểm trên, ở người có nhân thân tốt thì sẽ có những đặc điểm về nhu cầu, sở thích, thói quen phù hợp, đúng chuẩn mực.Còn lại ở những người phạm tội XPSH tồn tại ở họ những đặc điểm về nhu cầu, sở thích, thói quen tiêu cực, không lành mạnh, lệch chuẩn về các giá trị đạo đức, pháp luật. Điều quan trọng là họ sẵn sàng thực hiện mọi biện pháp kể cả là hành vi phạm tội XPSH để thoả mãn nhu cầu, sở thích không chính đáng đó.
Đặc điểm về nhu cầu, sở thích, thói quen có sự tác động rất lớn đến việc hình thành động cơ, mục đích phạm tội. Những yếu tố tiêu cực này hình thành trong nhân thân người phạm tội, khi gặp các điều kiện hoàn cảnh thích hợp sẽ thúc đẩy con người đó thực hiện hành vi phạm tội, và phạm tội tới cùng. Đối với mỗi loại tội phạm khác nhau thì người phạm tội cũng xuất phát từ nhu cầu, sở thích, thói quen khác nhau. Người phạm tội XPSH thường có nhu cầu, sở thích về vật chất không chính đáng, có thái độ coi trọng vật chất, lười lao động, mong muốn có tiền để đáp ứng nhu cầu, sở thích không chính đáng của bản thân mình, thói quen rượu chè, cờ bạc, sử dụng ma túy…
1.2.2.3. Động cơ, mục đích phạm tội
Động cơ, mục đích của người phạm tội được hiểu là động lực thúc đẩy và cái đích hướng tới của việc thực hiện hành vi phạm tội. Động cơ, mục đích chủ yếu của nhóm tội XPSH là vụ lợi, có phần rất ít là vị thù hẳn cá nhân (đối với tội hủy hoại tài sản). Động cơ, mục đích phạm tội XPSH còn thể hiện trạng thái tâm lý của người phạm tội XPSH đối với hành vi phạm tội XPSH và hậu quả do hành vi phạm tội đó gây ra. Động cơ phạm tội XPSH được