Những yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu trong Quân đội ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu trong quân đội ở nước ta hiện nay (Trang 70 - 87)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Những yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu trong Quân đội ở nước ta hiện nay

phạm tội xâm phạm sở hữu trong Quân đội ở nước ta hiện nay

2.3.1. Các yếu tố khách quan thuộc môi trường sống

2.3.1.1. Môi trường gia đình

Nghiên cứu cơ cấu nhân thân người phạm tội theo đặc điểm về hoàn cảnh gia đình khi nghiên cứu 100 bản án với 152 bị cáo phạm tội XPSH trong Quân đội từ năm 2015 đến 2019, cho thấy:

- Số lượng bị cáo sống trong gia đình không có cha, không có mẹ hoặc không có cả cha và mẹ (gia đình khuyết thiếu) là 31/152 bị cáo, chiếm tỉ lệ khá cao là 20,40%. Như vậy có thể thấy, gia đình khuyết thiếu có tác động

nhất định đến nhân thân người phạm tội XPSH trong Quân đội ở nước ta hiện nay. Tiêu biểu như vụ án “Trộm cắp tài sản” do Thạch Duy Thái thực hiện: Thạch Duy Thái, sinh năm 1990 mất cha, mẹ từ nhỏ, sống với bà nội. Từ nhỏ đã bỏ học, đi làm thuê, để thỏa mãn nhu cầu cá nhân nên khi phát hiện thấy các Trạm phát sóng của Viettel không có người trông coi đã thực hiện 5 vụ trộm cắp bình ác quy trên địa bàn tỉnh Cà Mau để bán lấy tiền tiêu xài cá nhân. Sau đó, bị cáo Thạch Duy Thái bị phát hiện là người đã thực hiện hành vi phạm tội. Qua vụ án này cho thấy, do thiếu sự dạy bảo của cha mẹ, lại sống trong điều kiện kinh tế khó khăn đã làm nảy sinh lòng tham, khát vọng kiếm tiền bằng mọi giá, coi thường pháp luật ở Thái. Khi có điều kiện thuận lợi sẽ làm phát sinh hành vi phạm tội XPSH.

- Hoàn cảnh kinh tế là một trong những yếu tố có tác động rất lớn đối với việc hình thành động cơ, mục đích phạm tội. Đa phần người phạm tội XPSH đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn chiếm 117/152 bị cáo (tỉ lệ 76,97%). Nhưng cũng có một số bị cáo phạm tội XPSH lại sống trong gia đình có kinh tế thuận lợi, cụ thể là có 35/152 bị cáo (tỉ lệ 23,03%) là người sống trong gia đình có kinh tế thuận lợi, nhưng do sự buông lỏng quản lý của đơn vị, hay vì mục đích là trả thù người có mâu thuẫn với mình…mà các bị cáo này thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, các bị cáo thường thực hiện hành vi phạm tội với người mình quen biết hoặc tại nơi làm việc. Điển hình như vụ “Hủy hoại tài sản” do Dương Văn Út thực hiện: Dương Văn Út sông trong một gia đình khá giả, nhiều anh em là cán bộ công chức tại Sóc Trăng. Ngày 07/6/2016, Dương Văn Út điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 83S5-2859 hướng từ thành phố Sóc Trăng về nhà tại ấp Thiệu Tánh, xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, do bức xúc về việc chuyển công tác của mình nên nảy sinh ý định và thực hiện hành vi cắt 5 đoạn dây cáp viễn thông của Viettel huyện Mỹ Tú với mục đích ảnh hưởng tới kết quả hoàn thành nhiệm vụ của anh Nguyễn Hải

Âu (giám đốc). Có thể thấy rằng, trong vụ án trên, mặc dù không gặp khó khăn về kinh tế, tuy nhiên do có động cơ đê hèn và thái độ coi thường pháp luật, Dương Văn Út đã thực hiện hành vi phạm tội, hành vi đó đã xâm phạm quyền sở hữu tài sản của đơn vị mà mình công tác.

- Sống trong gia đình không hạnh phúc, thường xuyên mâu thuẫn, đánh nhau, nên người phạm tội có tâm lý chán nản, kết thân với bạn bè xấu, sử dụng chất kích thích, ăn chơi rồi phát sinh hành vi tiêu cực là 53/152 bị cáo (tỉ lệ (34,87%). Đây là một con số không hề nhỏ, phản ánh sự tác động tiêu cực của môi trường gia đình không hoàn hảo đối với người phạm tội. Tiêu biểu như vụ án “Cố ý làm hư hỏng tài sản” do Lê Văn Đông thực hiện: Đông là nhân viên hợp đồng của Viettel Đồng Nai, là người người đã có vợ và có bốn người con. Nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, nên hai vợ chồng thường xuyên cãi nhau và ly hôn vào đầu năm 2019. Vào ngày 17/5/2019, sau khi uống rượu xong trên đường về nhà, Đông qua nhà vợ để thăm con thì xảy cãi nhau với vợ là Hoàng Thị Minh Thu tại nhà ở xã An Viễn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Thấy vậy, bố của chị Thu đã tát Đông một cái, đuổi Đông ra khỏi nhà. Do quá tức giận, nên khi bước ra sân thấy chiếc xe mô tô của gia đình vợ đang để đó, Đông đã nhặt lấy khúc cây đập nhiều lần vào xe mô tô trên gây hư hỏng rồi bỏ về nhà. Sau đó, chị Thu đã làm đơn tố cáo Đông về hành vi hủy hoại tài sản. Qua vụ án trên cho thấy, sống trong gia đình không hạnh phúc, hoàn cảnh gia đình khó khăn, khi sử dụng rượu bia đã không kiềm chế được bản thân mà Đông đã hủy hoại tài sản của người khác.

- Có 96/152 bị cáo chiếm tỉ lệ 63,16% là bị cáo sống trong gia đình thiếu sự quan tâm chăm sóc và giáo dục. Bên cạnh đó, kết quả điểu tra xã hội học, thông qua số liệu trong [Bảng số 2.14 phần phụ lục] cho thấy: Có đến 16% người đánh giá trong các gia đình hiện nay, không hài lòng với phương pháp giáo dục của bố mẹ, 82% chưa hài lòng lắm với phương pháp giáo dục của bố

mẹ, cụ thể: có đến 71% người đánh giá trong các gia đình hiện nay, bố mẹ phải lo làm ăn, không có quan tâm con; có đến 45% người đánh giá trong các gia đình hiện nay, bố mẹ thường xuyên bênh vực, bao che lỗi cho con và 22% bố mẹ chỉ hỏi han sơ qua, mắng chửi cho hả giận rồi thôi khi biết con mắc lỗi. Sự thiếu quan tâm của cha mẹ đối với con cái có thể dẫn đến việc xa cách, không gắn kết, từ việc thiếu sự quản lý của cha mẹ sẽ làm tăng thêm nguy cơ tiếp xúc của trẻ với các hành vi lệch chuẩn mực đạo đức xã hội. Không ít trẻ em trong các gia đình không được cha mẹ quan tâm đã bỏ học, đi lang thang bụi đời, để cuối cùng rơi vào vòng xoáy của các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, thậm chí phạm tội XPSH.

2.3.1.2. Môi trường giáo dục

Nhà trường thường có một số hạn chế đó là sự quản lý thiếu chặt chẽ, việc thực hiện nội quy, kỷ luật còn chưa nghiêm, chưa quan tâm đúng mức tới giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, có một số thầy cô còn có sự phân biệt, đối xử giữa các học sinh nhất là những học sinh chưa ngoan, cá biệt, khi học sinh có sai phạm thường sẽ bị đuổi học hay đình chỉ học. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong việc giáo dục trẻ thường không đạt hiệu quả. Khi học sinh có những biểu hiện tiêu cực như thường xuyên trốn học, học hành sa sút, đánh nhau, đua đòi... thì nhà trường không quan tâm theo dõi, quản lý để kịp thời phát hiện và uốn nắn hay thông báo kịp thời cho gia đình để cùng nhau động viên, giáo dục, uốn nắn trẻ ngay từ ban đầu khi có những biểu hiện trên, những hành vi tiêu cực trên không được giáo dục, uốn nắn kịp thời sẽ làm phát sinh tâm lý bất cần, chán học, bỏ học, thích tụ tập bạn bè xấu và nghe theo sự lôi kéo của bạn bè thực hiện hành vi phạm tội. Nghiên cứu tình hình tội XPSH trong Quân đội giai đoạn 2015 - 2019, với số liệu [Bảng số 2.10 phần phụ lục] cho thấy: Người phạm tội có trình độ học vấn trung học phổ thông là 291/738 bị cáo, chiếm tỉ lệ 39,43%; Người phạm tội có trình độ

học vấn trung học cơ sở là 270/738 bị cáo, chiếm tỉ lệ 36,59%; Người phạm tội có trình độ học vấn không biết chữ, tiểu học là 45/738 bị cáo, chiếm tỉ lệ 6,10%. Như vậy, có thể thấy tỉ lệ người phạm tội chưa hoàn thành xong chương trình giáo dục, hoặc trong quá trình học tập bị ảnh hưởng của những yếu tố tiêu cực trong môi trường giáo dục có nguy cơ cao phạm tội XPSH. Điển hình như vụ “Trộm cắp tài sản” do Lý Minh Thắng sinh năm 2001 thực hiện: Thắng sinh ra trong một gia đình hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ ít quan tâm đến việc học tập của con nên kết quả học tập không cao, thường xuyên bị thầy cô nhắc nhở, phê bình nên có tư tưởng chán nản, bỏ học đi lang thang. Vào khoảng 17 giờ ngày 18/06/2017, khi đang chơi game trong tiệm Internet tại địa chỉ: Thị trấn Đức An, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông, Lý Minh Thắng phát hiện anh Hoàng Minh Đức để quên điện thoại khi ra về, vì muốn có điện thoại để sử dụng cho bằng bạn bè nên Thắng đã thực hiện hành vi lấy trộm chiếc điện thoại trên để sử dụng. Khi anh Đức quay lại tiệm Internet để lấy điện thoại thì không thấy nên đã báo cho công an giải quyết. Qua vụ án này cho thấy, kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết tình huống của học sinh còn yếu kém, khi gặp hoàn cảnh khó khăn và thấy tài sản của người khác sơ hở, Thắng đã lựa chọn cách thức giải quyết vấn đề một cách tiêu cực.

2.3.1.3. Môi trường bạn bè

Trong cuộc sống xã hội, con người không thể sống một mình mà cần phải thiết lập các mối quan hệ với bạn bè và tất nhiên là phải chịu sự chi phối của các mối quan hệ trên. Tuy nhiên, bạn bè xấu có ảnh hưởng rất lớn đến hình thành đặc điểm tiêu cực của nhân thân người phạm tội. Con người sẽ chịu ảnh hưởng, tác động của các yếu tố tiêu cực khi tiếp xúc với bạn bè xấu, từ đó làm hình thành những nhu cầu, sở thích lệch lạc như ăn chơi sa đọa, lười nhát, nghiệm game online, nghiện ma túy, cờ bạc…,thậm chí lôi kéo vào con đường phạm tội. Qua kết quả nghiên cứu 100 bản án thì có đến 73 vụ án

(chiếm 73%) là có đồng phạm, nhưng thuộc đồng phạm giản đơn, những người phạm tội có mối quan hệ quen biết và rủ nhau cùng thực hiện tội phạm. Kết quả điểu tra xã hội học, thông qua số liệu trong [Bảng số 2.14 phần phụ lục] cho thấy, tỉ lệ cha mẹ không quan tâm và không biết cách dạy dỗ, giáo dục, định hướng cho con cái chơi với bạn bè là rất cao, cụ thể: Có đến 75/100 (chiếm 75%) người đánh giá trong các gia đình hiện nay, bố mẹ không biết các bạn của con là những ai; có đến 77/100 người (chiếm 77%) người đánh giá trong các gia đình hiện nay, bố mẹ chửi mắng, ngăn cản và kiểm soát thời gian của con cái.

Có thể thấy môi trường bạn bè có ảnh hưởng vô cùng lớn trong việc hình thành các đặc điểm nhân thân xấu, đặc biệt là bạn bè đồng trang lứa. Kết bạn với bạn bè xấu, trẻ rất dễ bị lây nhiễm những thói hư, tật xấu của bạn bè như lười học, uống rượu, hút thuốc lá, đua đòi, chơi bời, thực hiện hành vi vi phạm pháp luật... hay thậm chí là nghiện ma túy, bỏ học, tụ tập thành các băng nhóm phạm tội. Điển hình như hai vụ án đã nêu trên trong phần 2.3.1.2.

2.3.1.4. Môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội vĩ mô

Theo thống kê 100 vụ án với 152 bị cáo phạm tội XPSH trong Quân đội từ năm 2015 đến 2019, cho thấy: Số lượng bị cáo sống trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế không thuận lợi chiếm 117/152 bị can (tỉ lệ 76,97%) và theo số liệu tại [Bảng số 2.11 phần phụ lục] thể hiện: Bị cáo không có nghề nghiệp chiếm 116/738 bị cáo (tỉ lệ 15,72%) và nghề nghiệp không ổn định chiếm 482/738 bị cáo (tỉ lệ 65,32%). Chính từ nguyên nhân không có việc làm hoặc việc làm không ổn định đã ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu nhập và đảm bảo cho cuộc sống cho mình mà các đối tượng đã thực hiện hành vi phạm tội. Điển hình như vụ “Trộm cắp tài sản” do Nguyễn Chí Bảo cùng đồng bọn thực hiện, do không có công việc ổn định, thu nhập thấp không đủ chi tiêu trong gia đình nên Nguyễn Chí Bảo đã nảy sinh ý định thực hiện hành vi trộm cắp

ắc quy tại các trạm thu phát sóng của Viettel trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Sau khi thực hiện thành công 02 vụ trộm cắp tài sản tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, Nguyễn Chí Bảo đã rủ Trần Hồng Phi, Lê Tuấn Phúc, Võ Thế Hoàn, Bùi Chí Kiên và em trai của Bảo là Nguyễn Chí Hiếu tiếp tục thực hiện 09 vụ trộm cắp tài sản tại các trạm thu phát sóng của Viettel trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Lần cuối cùng thực hiện hành vi trộm cắp tài sản là vào tối ngày 07/4/2019, rạng sáng ngày 08/4/2019, Nguyễn Chí Bảo cùng với Lê Tuấn Phúc, Võ Thế Hoàn điều khiển hai xe mô tô, đi đến trạm thu phát sóng ký hiệu GOHAHOAKHUONG_DNG của VNPT Đà Nẵng đặt tại thôn Gò Hà, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, tại đây Bảo sử dụng kìm cắt dây điện nối giữa các bình để tháo, lấy 03 bình ắc quy ở phía bên ngoài đem ra ngoài để lên hai xe mô tô, sau đó điều khiển xe mô tô đi về hướng ra quốc lộ 14, khi đi đến cổng chào UBND huyện Hòa Vang thì bị phát hiện. Để thỏa mãn nhu cầu vật chất Bảo, Phi, Phúc, Hoàn, Kiên, Hiếu đã coi thường pháp luật, cố ý chiếm đoạt tài sản của người khác, coi trộm cắp như là một nguồn sống của bản thân.

Nghiên cứu cơ cấu về hộ khẩu thường trú, nơi cư trú, số liệu tại [Bảng số 2.13 phần phụ lục] cho thấy: Có đến 698/738 bị cáo (tỉ lệ 94,58%) là người có nơi cư trú ổn định và thường thực hiện hành vi phạm tội tại địa bàn nơi họ cư trú. Do quá trình tập trung phát triển kinh tế Quốc phòng nhằm hiện đại hóa Quân đội, các doanh nghiệp trong Quân đội đã chủ động xây dựng cơ sở vật chất không chỉ trong khu vực quân sự mà còn xây dựng, phát triển nhiều cơ sở vật chất bên ngoài khu vực quân sự, có những địa điểm ở các khu vực miền núi, hoang vu, hẻo lành, ít người, trong khi đó lực lượng thực hiện nhiệm vụ quản lý, trông coi tài sản chưa đáp ứng yêu cầu, có đơn vị còn buông lỏng đây là nguyên nhân, điều kiện thuận lợi để tội phạm phát triển, đặc biệt là các tội phạm thuộc nhóm tội phạm XPSH. Điển hình trong vụ án “Trộm cắp tài sản”

do Trần Thanh Phi, Võ Văn Đức và Lâm Tuấn Kha thực hiện: Cả ba là bạn bè và đều có hộ khẩu thường trú ở phường Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Do không có nghề nghiệp ổn định, không có tiền tiêu xài cá nhân nên vào khoảng 23 giờ 00 ngày 29/6/2017, Thanh Phi cùng với Võ Văn Đức và Lâm Tuấn Kha điều khiển ba xe mô tô đến trạm thu sóng Viettel, địa chỉ: khu phố 5, phường An Hòa, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, khi đến nơi Trần Thanh Phi dùng thanh sắt để nạy bung khoen ổ khóa ra, mở cửa vào trong và dùng cờ lê 10 tháo và lấy 05 bình ắc quy mang ra ngoài cửa trạm, sau đó để lên gác baga phía trước của 03 xe mô tô. Trên đường chở 05 bình ắc quy trên về nhà cất thì bị phát hiện. Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cùng với các đặc điểm nhân thân xấu như lười lao động, hám lợi, muốn kiếm tiền một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc trông coi quản lý tài sản bị buông lỏng đã thúc đẩy Phi, Đức và Kha thực hiên hành vi chiếm đoạt tài sản.

2.3.2. Các yếu tố chủ quan thuộc về người phạm tội

2.3.2.1. Sai lệch về sở thích

Theo thống kê 100 vụ án với 152 bị cáo phạm tội XPSH trong Quân đội từ năm 2015 đến 2019, cho thấy có 130/152 bị cáo (tỉ lệ 85,53%) từ những sở thích lệch lạc như chơi với bạn bè xấu, ăn chơi, uống rượu, nghiện ma túy, nghiện games, cờ bạc đã dẫn đến việc các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu trong quân đội ở nước ta hiện nay (Trang 70 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)