7. Kết cấu của luận văn
3.2. Các giải pháp phòng ngừa tội xâm phạm sở hữu trong Quân đội ở nước ta từ khía cạnh nhân thân người phạm tộ
ở nước ta từ khía cạnh nhân thân người phạm tội
Việc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm phải được thực hiện một cách đồng loạt, nhiều biện pháp, nhiều nguồn lực, của toàn bộ hệ thống cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và của toàn dân. Tuy nhiên mỗi một loại tội phạm đều
có đặc điểm, phương thức, thủ đoạn hoạt động riêng nên muốn phòng, chống có hiệu quả với loại tội XPSH cần phải tiến hành những giải pháp cơ bản sau:
3.2.1. Tăng cường nhận thức về khía cạnh nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu phục vụ phòng ngừa tội này trong Quân đội
Từ thực tiễn hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm XPSH trong Quân đội cho thấy, các CQTHTT trong Quân đội hiện nay đã nhận thức sâu sắc và đánh giá đúng về tầm quan trọng của việc nghiên cứu, nắm rõ và vận dụng những đặc điểm nhân thân người phạm tội XPSH. Bởi vì, việc nghiên cứu, vận dụng những đặc điểm nhân thân người phạm tội XPSH không chỉ có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm XPSH mà còn có đóng vai trò quyết định đến việc định khung, định tội trong hoạt động xét xử. Vì vậy, các CQTHTT trong Quân đội đã và đang tăng cường nhận thức về khía cạnh nhân thân người phạm tội XPSH phục vụ phòng ngừa tội này trong Quân đội. Cụ thể: Cần tăng cường nghiên cứu, nắm rõ những đặc điểm nhân thân của người phạm tội XPSH từ đó tìm ra quy luật, nguyên nhân từ chính con người phạm tội, các yếu tố tác động hình thành các đặc điểm này qua đó có cái nhìn khách quan, toàn diện về người phạm tội XPSH, tình hình tội XPSH trong Quân đội để có phương hướng giải quyết hiệu quả. Bên cạnh đó, cần chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sự hiểu biết về nhân thân người phạm tội XPSH, cũng như ý thức trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của đội ngũ cán bộ thực hiện hoạt động đấu tranh, phòng ngừa tình hình tội phạm XPSH. Từ đó, có thể vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn hoạt động đấu tranh, phòng ngừa tình hình tội phạm XPSH, cũng như làm cơ sở thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Quân đội và toàn thể những người đang phục vụ trong Quân đội về các đặc điểm nhân thân người phạm tội XPSH, qua đó giúp các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Quân đội và toàn thể những người do
Quân đội quản lý nắm rõ và đề phòng loại tội phạm này.
3.2.2. Tăng cường khai thác các đặc điểm về mặt xã hội - nhân khẩu; đạo đức, tâm lý và đặc điểm về pháp lý hình sự của nhân thân người phạm tội phục vụ hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu
Các đặc điểm về mặt xã hội - nhân khẩu; đạo đức, tâm lý và đặc điểm về pháp lý hình sự của người phạm tội XPSH có vai trò rất lớn trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội này. Do đó, để phòng ngừa có hiệu quả đối với tội XPSH, cần phải tăng cường khai thác các đặc điểm này, cụ thể như sau:
3.2.2.1. Đối với các đặc điểm xã hội - nhân khẩu:
Các chủ thể phòng ngừa tội XPSH cần nắm rõ từng đặc điểm này và khai thác hiệu quả trong công tác phòng ngừa tình hình tội phạm này. Cụ thể: Đối với đặc điểm về giới tính, cần quan tâm các đối tượng là nam giới (vì nam giới là người do Quân đội quản lý và người ngoài Quân đội có tỉ lệ phạm các tội XPSH rất cao), đồng thời cũng quan tâm các đối tượng là nữ (vì tỉ lệ người phạm tội XPSH là nữ giới, kể cả trong, ngoài Quân đội đang có xu hướng gia tăng). Về độ tuổi, cần chú trọng phòng ngừa người trong độ tuổi từ 18 đến 30, vì đây là độ tuổi có tỉ lệ phạm tội cao nhất, nhưng để công tác đấu tranh, phòng ngừa đạt hiệu quả hơn cũng cần chú ý tới người trong độ tuổi liền kề, đặc biệt là trong độ tuổi từ 31 đến 45. Về tội phạm cụ thể, trong nhóm tội phạm XPSH thì Tội trộm cắp tài sản chiếm phần lớn, đạt tỉ lệ 78,57%, đối tượng phạm tội thì đa phần có nơi cư trú ổn định và thực hiện tội phạm trên địa bàn mình cư trú, vì vậy cần tập trung vào đặc điểm này khi tiến hành hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm XPSH.
Các CQTHTT, cũng như các đơn vị Quân đội không những phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật, ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật, nội quy của đơn vị, chuẩn mực đạo đức xã hội cho cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị mình quản lý, mà còn phải tích cực,
chủ động và làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan chức năng ngoài Quân đội trên địa bàn đóng quân để tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật, nâng cao ý thức trong bảo vệ tài sản của mình cũng như tôn trọng tài sản của người khác và của Quân đội. Bên cạnh đó, các đơn vị Quân đội cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành nội quy, quy định của đơn vị, pháp luật của Nhà nước để kịp thời phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm, cũng như cần phối hợp với các cơ quan chức năng ngoài Quân đội làm tốt công tác nắm tình hình, quản lý đối tượng có biểu hiện nghi vấn phạm tội trộm cắp tài sản tại địa phương, để tiến hành các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đạt hiệu quả. Do đối tượng phạm tội chủ yếu là nam giới, nằm trong độ tuổi từ 18 đến 30 nên quá trình giáo dục tuyên truyền, kiểm tra, giám sát cần tập trung vào các đối tượng có đặc điểm này để đạt hiệu quả cao hơn.
3.2.2.2. Đối với các đặc điểm về đạo đức - tâm lý:
Các đơn vị Quân đội cần phối hợp với chính quyền địa phương tại nơi đóng quân thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật và xây dựng các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục-thể thao… để tạo sân chơi lành mạnh cho toàn bộ cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị mình, cũng như người dân trong địa bàn quản lý tham gia, từ đó hạn chế việc tiếp xúc với các thói quen xấu có thể ảnh hưởng đến đạo đức, tâm lý của những người này.
Bên cạnh đó, cần quan tâm giáo dục, vận động và kịp thời nhắc nhở, xử lý những cán bộ, chiến sỹ vi phạm, để từ đó dần hình thành trong các cán bộ, chiến sỹ lối sống trong sạch, lành mạnh và hạn chế, loại bỏ các đặc điểm tâm lý, sở thích, thói quen, nhu cầu tiêu cực như tham lam, ích kỷ, ham muốn ăn chơi sa đọa, nghiện cờ bạc, nghiện ma túy, game online… Ngoài ra, phải kịp thời động viên, khen thưởng các tổ chức, cá nhân tích cực trong phát hiện, điều tra, xử lý tình hình tội phạm XPSH.
3.2.2.3. Về đặc điểm về pháp lý hình sự:
CQTHTT trong Quân đội cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật trong phòng ngừa và tấn công, trấn áp tình hình tội phạm XPSH; giải quyết triệt để các tố giác, tin báo về tội phạm. Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác phối hợp với các cơ quan tư pháp ngoài Quân đội để kịp thời trao đổi thông tin, tài liệu liên quan đến tình hình tội phạm XPSH, đặc biệt chú ý tới các đối tượng đã có tiền án, tiền sự và có biểu hiện móc nối hình thành các ổ nhóm phạm tội, từ đó tạo ra một kênh trao đổi thông tin liên tục phục vụ cho công tác theo dõi, quản lý và phòng ngừa tội phạm XPSH. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng dân cư nơi đóng quân tổ chức tuyên truyền, vận động người dân, phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ ANCT và TTATXH, để người dân chủ động phát hiện tố giác tội phạm, nhất là những đối tượng có biểu hiện tụ tập thành ổ nhóm ăn chơi, tham gia các tệ nạn xã hội (tập trung vào các đối tượng do Quân đội quản lý sinh hoạt tại địa phương) …, để từ đó kịp thời chủ động và phối hợp lực lượng Công an làm tốt công tác nắm tình hình, theo dõi, quản lý và phòng ngừa họ phạm tội.
Khi nghiên cứu 100 vụ án với 152 bị cáo phạm tội XPSH trong Quân đội từ năm 2015 đến 2019, cho thấy: Người phạm tội có tiền sự chiếm 10/152 bị cáo (tỉ lệ 6,58%); người phạm tội có tiền án chiếm 32/152 bị cáo (tỉ lệ 21,05%). Điều đáng chú ý, trong số 42 bị cáo có tiền án, tiền sự thì 35/42 bị cáo (tỉ lệ 83,33%) đã từng có tiền án về tội XPSH lại tiếp tục phạm tội XPSH và 7/42 bị cáo (tỉ lệ 16,67%) có tiền án về các loại tội phạm khác sau đó phạm tội XPSH. Qua đó cho thấy những người phạm tội XPSH trong Quân đội có phần lớn là người đã có tiền án, tiền sự. Vì vậy, việc phòng ngừa tái phạm tội là vấn đề quan trọng cần được xem xét đến. Trong đó, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hình sự cũng là biện pháp quan trọng nhằm giúp cho người phạm tội hiểu, nhận thức được hành vi nguy hiểm và hậu quả nghiêm trọng
cho xã hội mà mình đã gây ra, biết ăn năn, hối hận về hành vi của mình và cố gắng sửa chữa, trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Để công tác thi hành án hình sự được tốt hơn trong thời gian tới Quân đội cần phải:
Thứ nhất, cần sự quan tâm hơn nữa trong việc trang bị cơ sở vật chất tại các Trại giam, Trại tạm giam trong Quân đội phù hợp với việc phục vụ cải tạo phạm nhân nhằm biến nhà tù thành trường học, tạo điều kiện cho họ có cơ hội hòa nhập cộng đồng tốt hơn khi chấp hành xong hình phạt tù.
Thứ hai, các Trại giam, Trại tạm giam trong Quân đội cải tạo cần kiện toàn đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác thi hành án hình sự. Đảm bảo đủ về số lượng, cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, chiến sỹ làm công tác thi hành án hình sự. Tập trung làm tốt công tác quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân, xây dựng nếp sống “trật tự, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”; tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề đối với phạm nhân; sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí nhằm cải thiện điều kiện giam giữ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ và các loại đối tượng giam giữ. Tăng cường công tác phối hợp với Tòa án, Viện kiểm sát trong công tác theo dõi, quản lý người bị kết án tù đang tại ngoại, hoãn, tạm đình chỉ thi hành án.
Thứ ba, các Trại giam, Trại tạm giam trong Quân đội phải nắm vững được đặc điểm nhân thân, lý lịch của từng phạm nhân để thực hiện tốt việc phân loại phạm nhân và áp dụng các biện pháp, tuyên truyền, quản lý, giáo dục cho phù hợp, hiệu quả.
Thứ tư, đối với công tác giáo dục dạy nghề, giáo dục thông qua lao động. Đây là một đòi hỏi cấp bách xuất phát từ thực tiễn, qua thống kê 100 vụ án với 152 bị cáo phạm tội XPSH trong Quân đội từ năm 2015 đến 2019, cho thấy đối tượng không có nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định chiếm đến 81,04%, nếu sau khi chấp hành hình phạt tù xong họ vẫn không có việc
làm thì khả năng dẫn đến việc tái phạm tội là rất lớn. Vì vậy, cần phải chú trọng công tác đào tạo nghề tại các Trại giam, Trại tam giam trong Quân đội. Việc đào tạo cho phạm nhân những ngành nghề phù hợp với nhu cầu xã hội và khả năng của người phạm tội, bảo đảm cho họ sau khi chấp hành xong hình phạt tù có thể kiếm sống lương thiện bằng nghề đã được học. Thông qua hoạt động giáo dục nhằm nâng cao ý thức tôn trọng sở hữu, tôn trọng giá trị lao động, tôn trọng đạo đức, pháp luật cho người phạm tội. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc cải tạo người phạm tội, giúp họ hiểu rõ được giá trị của lao động, việc tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác để khi mãn hạn tù về tái hòa nhập cộng đồng, người phạm tội có ý thức tự tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu của bản thân để từ đó hạn chế họ tái phạm tội.
Thứ năm, tăng cường và phối hợp thực hiện công tác quản lý nghiệp vụ đối với người chấp hành án tại các Trại giam, Trại tạm giam trong Quân đội, cũng như những người đang được tạm hoãn chấp hành án, hoặc đang chấp hành án nhưng cho tại ngoại về các tội phạm XPSH để bảo đảm cho an toàn cơ sở giam giữ và kịp thời phát hiện, ngăn chặn không để họ tái phạm tội.
Bên cạnh đó, các Trại giam, Trại tạm giam trong Quân đội cần thực hiện tốt công tác tái hòa nhập cho người chấp hành xong hình phạt tù, bằng cách phối hợp với chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt trở về địa phương nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng, chí thú làm ăn, không tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội.
Tóm lại, việc làm sáng tỏ nhân thân người phạm tội XPSH trong Quân đội tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định nguyên nhân và điều kiện của nhóm tội XPSH trong Quân đội, có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng hình phạt đối với từng trường hợp phạm tội cụ thể. Thông qua các đặc điểm về mặt xã hội - nhân khẩu, đạo đức, tâm lý và đặc điểm về pháp lý hình sự của nhân thân người phạm tội XPSH trong Quân đội để nắm rõ bản chất và
các nét đặc trưng của người phạm tội. Qua đó, vận dụng một cách triệt để trong công tác phòng ngừa đối với tình hình tội phạm XPSH trong Quân đội.
3.2.3. Hạn chế các tác động tiêu cực từ môi trường gia đình
Gia đình là nơi nuôi dưỡng mỗi con người và là nơi xây dựng nền móng nhân cách trong mỗi con người. Bất kể con người nào, từ khi sinh ra, lớn lên đều trải qua sự nuôi dưỡng, giáo dục của gia đình, người phục vụ trong Quân đội cũng không ngoại lệ. Vì vậy, để phòng ngừa các tội phạm XPSH trong Quân đội cần thực hiện các giải pháp để hạn chế và dần loại trừ các nguyên nhân làm phát sinh các đặc điểm nhân thân tiêu cực từ phía gia đình như:
Thứ nhất, trong Quân đội phải xây dựng nếp sống kỷ luật, đoàn kết…, phải làm cho tất cả người phục vụ trong Quân đội khi sống tại đơn vị có tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau…, coi đơn vị như gia đình của mình. Khi về địa phương sinh sống phải chấp hành nghiêm pháp luật, luôn nêu cao tinh thần noi gương, đi đầu trong xây dưng gia đình văn hóa, kiểu mẫu. Thực hiện lối sống trong sạch, lành mạnh, biết kính trên nhường dưới, lễ phép, gắn bó, yêu thương, quan tâm chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình; xây dựng nếp sống đạo đức, văn hóa trong gia đình, không để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra. Trong nuôi dạy con cái phải chú ý tập luyện cho trẻ ý thức, thói quen tự lập để cho trẻ không có ý thức ỷ lại, dựa dẫm, biết tôn trọng công sức lao động của bản thân và người khác…; có phương pháp giao tiếp, giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý, khí chất, trí tuệ, năng khiếu…, của mỗi đứa trẻ để chúng tự tin bộc lộ hết khả năng của mình. Không nên quá nuông chiều hoặc quá nghiêm khắc đối với trẻ, cần có sự động viên khích lệ, khen thưởng khi trẻ làm được việc tốt, có thành tích cao trong học tập, ngược lại phải có biện pháp giáo dục, uốn nắn khi trẻ làm