7. Kết cấu của luận văn
3.1. Dự báo tình hình tội xâm phạm sở hữu và đặc điểm nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu trong Quân đội ở nước ta
3.1. Dự báo tình hình tội xâm phạm sở hữu và đặc điểm nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu trong Quân đội ở nước ta người phạm tội xâm phạm sở hữu trong Quân đội ở nước ta
3.1.1. Cơ sở dự báo
Dự báo là những phán đoán khoa học về trạng thái của một khách thể xã hội nào đó trong tương lai. Dự báo tình hình tội phạm XPSH là một bộ phận của dự báo xã hội, vì tội phạm là một hiện tượng xã hội. Dự báo tình hình tội phạm XPSH là sự phán đoán về thực trạng, diễn biến, tính chất của tình hình tội phạm có thể xảy ra trong tương lai, về nguyên nhân và điều kiện, về các khả năng phòng, chống nó trong từng giai đoạn nhất định và việc đánh giá về chất và lượng của những thay đổi trong tình hình tội phạm, các nguyên nhân và điều kiện của nó.
Những căn cứ để đưa ra các dự báo về tình hình tội XPSH trong Quân đội ở nước ta trong thời gian tới:
Trong điều kiện tình hình thế giới, khu vực vẫn còn rất nhiều biến động, xuất hiện nhiều mâu thuẫn, tranh chấp và tiềm ẩn nguy cơ xung đột gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền quốc phòng an ninh, chủ quyền của nhiều quốc gia, trong đó có nước ta, cho nên việc chú trọng xây dựng, phát triển Quân đội chính quy hiện đại về mọi mặt vẫn sẽ là ưu tiên hàng đầu, trong đó lấy phát triển KTQP làm căn bản. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu tội phạm học đã chỉ ra rằng, cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội thì cũng làm cho tình hình tội phạm gia tăng. Do đó, việc xây dựng, phát triển KTQP về mọi mặt, cùng với quá trình hội nhập của nền KTTT sẽ làm phát sinh nhiều điều
kiện thuận lợi cho tội phạm hình thành và phát triển trong Quân đội, trong đó có tội phạm XPSH.
Cùng với sự phát triển của KTQP là quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật. Các cơ sở vật chất này có thể được xây dựng nằm ngoài khu vực đóng quân canh phòng nên việc thực hiện công tác bảo quản, trông coi sẽ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về ANCT và TTATXH còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: Lực lượng chức năng thực hiện công tác quản lý nhà nước còn mỏng; công tác quản lý, tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật tại địa phương chưa được chú trọng; việc đầu tư các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý nhà nước còn thiếu, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới... Đây cũng là điều kiện thuận lợi làm phát sinh tội phạm.
Các chủ trương, chính sách về kinh tế và pháp luật ở nước ta còn rất nhiều hạn chế, sơ hở mà các đối tượng dựa vào đó để thực hiện hành vi phạm tội, đặc biệt là về các tội XPSH. Quân đội cũng không nằm ngoài thực tế đó, bởi KTQP cũng thực hiện và chịu sự chi phối của các chủ trương, chính sách về kinh tế và pháp luật ở nước ta, nhưng trong Quân đội khi làm kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi trình độ, năng lực, điều hành, quản lý còn hạn chế; công tác quản lý, trông coi bảo quản cơ sở vật chất mới được xây dựng sẽ gặp nhiều rất nhiều khó khăn, nhất là đối với các cơ sở vật chất, kỹ thuật nằm ngoài khu vực đóng quân canh phòng.
Việc giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ ngày càng được mở rộng. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, việc giao lưu, trao đổi, tuyên truyền văn hóa diễn ra vô cùng nhanh, có thể diễn ra ở khắp mọi nơi, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh…, nên rất khó kiểm soát, nhất là đối với những thông tin tiêu cực. Bên cạnh đó, việc tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc những sản phẩm văn hóa nước ngoài; các tệ nạn xã hội (cờ bạc, nghiện rượu, nghiện ma tuý…) đang có
chiều hướng gia tăng; hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức, ý thức pháp luật, kỹ năng sống trong gia đình, nhà trường, đơn vị và xã hội chưa cao…, từ đó hình thành những quan điểm tiêu cực, lệch lạc trong cuộc sống, dễ thúc đẩy con người thực hiện hành vi phạm tội XPSH.
Công tác phòng ngừa nghiệp vụ, công tác điều tra khám phá các loại tội phạm XPSH của cơ quan chức năng còn nhiều bất cập, chưa có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các lực lượng phòng chống tội phạm XPSH trong và ngoài Quân đội. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của quần chúng nhân dân còn chưa tích cực, nên hiệu quả của công tác phòng, chống tình hình tội XPSH trong Quân đội còn nhiều hạn chế.
3.1.2. Nội dung dự báo
- Dự báo về diễn biến tình hình tội XPSH trong Quân đội thời gian tới: Trong thời gian tới, tình hình tội phạm trong Quân đội đang có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là các tội phạm XPSH. Nhóm tội phạm XPSH sẽ vẫn có xu hướng tăng về số vụ và số người phạm tội, trong đó tội phạm trộm cắp tài sản vẫn sẽ chiếm một tỉ lệ rất lớn; tính chất, mức độ và hậu quả do hành vi phạm tội XPSH sẽ ngày càng nghiêm trọng. Các đối tượng không còn thực hiện hành vi phạm tội XPSH đơn lẻ, mà sẽ có sự cấu kết, bàn bạc thống nhất với nhau để cùng thực hiện tội phạm, trong các vụ án này thường sẽ có đối tượng đã có tiền án, tiền sự về tội phạm XPSH cùng thực hiện với động cơ, mục đích chủ yếu là vụ lợi. Phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm không còn đơn thuần là lợi dụng sơ hở trong khâu quản lý, trông coi tài sản mà sẽ đa dạng, tinh vi và phức tạp hơn, nên gây ra thiệt hại không hề nhỏ và làm ảnh hưởng lớn tới uy tín của Quân đội.
Các loại tội phạm XPSH sẽ xảy ra nhiều ở địa bàn đang tồn tại nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh tội phạm như là địa bàn có nền kinh tế phát triển, có nhiều điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh như Quân khu 7,
hoặc địa bàn vùng núi hoang vu, xa vùng dân cư sinh sống, gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, trông coi tài sản như Quân khu 5, Quân khu 1.
- Dự báo về đặc điểm nhân thân người phạm tội XPSH trong Quân đội: Trong thời gian tới, phần lớn các đối tượng phạm tội XPSH sẽ có các đặc điểm nhân thân như sau: Phần lớn người phạm tội vẫn là người ngoài Quân đội, nếu là người do Quân đội quản lý thì chủ yếu là thành phần lao động hợp đồng (doanh nghiệp Quân đội); về độ tuổi thì vẫn là người có độ tuổi đã thành niên, đặc biệt là từ 18 đến 30 tuổi; giới tính nam; có trình độ học vấn trung bình, thấp và chủ yếu là bậc trung học; người phạm tội thường là ngươi cư trú ổn định và thực hiện hành vi phạm tội XPSH tại nơi mình cư trú; là người không có nghề nghiệp ổn định hoặc không có nghề nghiệp; sống trong gia đình khuyết thiếu, thiếu sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau, hay có hoàn cảnh kinh tế không thuận lợi; động cơ, mục đích phạm tội là thỏa mãn nhu cầu vật chất, ăn chơi đua đòi (đánh bạc, nghiện ma túy, nghiện game, sử dụng chất có nồng độ cồn…), vụ lợi.
Những dự báo trên đây về xu hướng diễn biến tình hình và đặc điểm nhân thân người phạm tội XPSH chỉ mang tính khái quát, hoạt động và diễn biến cụ thể còn phụ thuộc vào hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Quân đội và toàn thể nhân dân. Cũng như quá trình hoàn thiện hệ thống điều hành, công tác quản lý, trông coi, bảo quản tài sản tại doanh nghiệp Quân đội sẽ tác động trực tiếp làm tăng hoặc giảm tình trạng tội phạm XPSH trong Quân đội.