Khái quát pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại trong lĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 27 - 36)

kinh doanh thực phẩm

1.5.1. Các quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại. Quan hệ nhượng quyền thương mại rất phức tạp, phụ thuộc vào đối tượng “quyền thương mại” được chuyển giao đến mức độ nào mà mỗi hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có những đặc trưng riêng và đặt ra những yêu cầu riêng cho việc áp dụng pháp luật. Vì vậy pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại cũng rất đa dạng và phong phú.

Việt Nam là một trong số hơn 30 nước trên thế giới sử dụng hệ thống quy phạm pháp luật riêng nhằm điều chỉnh hoạt động liên quan đến nhượng quyền thương mại. Các quy định pháp luật riêng biệt về nhượng quyền thương mại còn hiệu lực như sau: Luật Thương mại 2005 (Mục 8 Chương VI), Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại (sau đây gọi tắt là Nghị định 35/2006/NĐ- CP), Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (sau đây gọi tắt là Thông tư 09/2006/TT-BTM); Quyết định 106/2008/QĐ-BTC ngày 17/11/2008 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại; Nghị định 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại (sau đây gọi tắt là Nghị định 120/2011/NĐ-CP); Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 của Chính phủ về sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương (sau đây gọi tắt là Nghị định 08/2018/NĐ-CP).

Trước ngày 1/1/2006, thuật ngữ “nhượng quyền thương mại” chưa chính thức xuất hiện trong bất cứ quy định pháp luật nào của Việt Nam, chỉ một vài khía

cạnh liên quan đến hoạt động này được nhắc đến trong các văn bản pháp quy về sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ. Trước khi ban hành Luật Thương mại 2005, hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam vẫn chưa được luật hoá. Không thể phủ nhận được rằng ở Việt Nam trước khi có Luật Thương mại 2005 các hoạt động thương mại mang bản chất của nhượng quyền thương mại vẫn diễn ra, tuy nhiên, các hoạt động này trên thực tế đều phải áp dụng những văn bản hướng dẫn dưới luật, hầu hết là các văn bản liên quan đến mảng chuyển giao công nghệ. Cụ thể là, năm 1998, lần đầu tiên thuật ngữ “franchise” xuất hiện trong một văn bản pháp quy của Việt Nam. Tại Thông tư 1254/1998/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn Nghị định 45/ 1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ có đề cập đến cụm từ “hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh” với giải thích tiếng Anh là “franchise”. Tiếp theo đó, năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 11/2005/NĐ-CP và Thông tư số 30/2005/TTBKHCN quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ, theo đó, hoạt động cấp phép đặc quyền kinh doanh được coi là một hoạt động chuyển giao công nghệ. Tại Điều 4, Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 2/2/2005 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ, hoạt động nhượng quyền thương mại được đề cập đến dưới tên gọi “cấp phép đặc quyền kinh doanh”. Theo Nghị định này thì cấp phép đặc quyền kinh doanh là một nội dung trong hoạt động

chuyển giao công nghệ và được định nghĩa như sau “Cấp phépđặc quyền kinh doanh,

theo đó Bên nhận sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá và bí quyết của Bên giao để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thương mại”.

Cho đến năm 2005, khi Luật Thương mại được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006, mới chính thức đưa vào thuật ngữ “nhượng quyền thương mại”. Đây là lần đầu tiên định nghĩa “nhượng quyền thương mại” được đề cập đến trong một đạo luật của nước ta. Tại Mục 8 Luật Thương mại (từ Điều 284 đến 291) đã nêu định nghĩa nhượng quyền thương mại, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, đồng thời thừa nhận nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại độc lập. Tuy nhiên, các quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại chỉ được nêu trong 8 điều của Luật Thương mại vẫn chưa đủ rõ ràng và cụ thể để làm căn cứ pháp lý cho hoạt động này. Nội dung hợp đồng

nhượng quyền thương mại, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại vẫn chưa được đề cập, quyền nghĩa vụ của các bên còn chưa được quy định rõ rệt.

Ngày 31/3/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại. Trong Nghị định này, định nghĩa “quyền thương mại” đã được làm rõ. Nếu Điều 284 Luật Thương

mại 2005 quy định quyền thương mại là “Quyền được bên nhượng quyền cho phép

và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh,

quảng cáo của bên nhượng quyền”, thì theo Mục 6,Điều 3, Nghị định 35/2006/NĐ-

CP,quyền thương mại không chỉ có vậy, nó còn bao gồm thêm một số hoặc toàn bộ

các quyền sau đây: “quyềnđược bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền sơ cấp

quyền thương mại chung”, “quyền được bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho bên

nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung”, “quyền được

bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát

triển quyền thương mại”.Định nghĩa này của Nghị định đầy đủ hơn, bao quát được

tất cả các hình thức nhượng quyền thương mại.

Nghị định 35/2006/NĐ-CP còn bổ sung điều kiện đối với bên nhượng quyền và bên nhận quyền trong Điều 5 và Điều 6. Theo đó, đối với bên nhương quyền, hệ thống kinh doanh phải đã hoạt động ít nhất 01 năm, hàng hoá dịch vụ kinh doanh phải hợp pháp và phải có văn bản chấp thuận đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Đối với bên nhận quyền, phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với đối tượng của quyền thương mại. Đồng thời, Nghị định cũng bổ sung trách nhiệm cung cấp thông tin của bên nhượng quyền mà Luật Thương mại 2005 chưa đề cập đến. Điều 8 của Nghị định quy định: “Bên nhượng quyền có trách nhiệm

cung cấp bản sao hợpđồng nhượng quyền thương mại và bản giới thiệu về nhượng

quyền thương mại của mình cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu các bên không có thoả

thuận khác”. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng đã được nêu

của quyền thương mại; 2. Quyền, nghĩa vụcủa bên nhượng quyền; 3. Quyền, nghĩa vụ của bên nhận quyền; 4. Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán, 5. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng, 6. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải

quyết tranh chấp”.

Việc đăng ký nhượng quyền thương mại được quy định tại Mục 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP. Cơ quan tiếp nhận đăng ký nhượng quyền thương mại là Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) đối với hoạt động nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài và là Sở Thương mại đối hoạt động nhượng quyền thương mại mang tính nội địa. Hồ sơ đăng ký bao gồm: đơn đăng ký và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu của Bộ Thương mại; bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận sẽ chấp thuận đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại cho thương nhân. Ngày 25/5/2006 Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) ban hành Thông tư số 09/2006/TT-BTM hướng dẫn cụ thể hơn việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Thông tư đã quy định chi tiết về mẫu đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (Phụ lục 1) và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại (Phụ lục 2). Ngoài các quy định pháp luật hiện hành của Bộ Thương mại, hiện nay hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam còn chịu sự điều tiết của Bộ Khoa học

và Công nghệ. Điều 10, Nghị định 35/2006/NĐ-CP, đã khẳng định “Phần chuyển

giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trong hợp đồng nhượng

quyền thương mại chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp”.

Ngày 15/01/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh (ĐKKD) thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Bãi bỏ hàng loạt điều kiện kinh doanh thuộc nhiều lĩnh vực, trong đó có “nhượng quyền thương mại”. Nghị định 08/2018/NĐ-CP đã sửa đổi Điều 5 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP như sau: “Điều 5. Điều kiện đối với Bên nhượng quyền: Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm”. Theo đó, hiện nay thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi

hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. Đồng thời, bãi bỏ Điều 6 và Điều 7 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.

1.5.2. Các quy định pháp luật ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh thực phẩm tại

Việt Nam

Luật Đầu tư 2014 (sửa đổi 2017) danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện còn lại là 243 ngành, nghề, trong danh mục là những ngành, nghề, khi thực hiện hoạt động kinh doanh Nhà nước phải can thiệp vào bằng điều kiện kinh doanh. Trong số ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì có 3 ngành nghề kinh doanh thực phẩm thuộc quyền quản lý của các bộ ngành khác nhau như: kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Công thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Y tế. Kinh doanh thực phẩm là bao gồm các hoạt động kinh doanh phục vụ nhu cầu ăn uống của con người. Đây chính là cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe tính mạng của con người, duy trì phát triển nòi giống...

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện kinh doanh thực phẩm của Việt Nam ngày càng hoàn thiện như: ban đầu là pháp lệnh, chỉ thị, thông tư ví dụ như Pháp lệnh số 12 về vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 của Ủy Ban thường vụ Quốc hội, tiếp sau này là Luật An toàn thực phẩm năm 2010. Luật An toàn thực phẩm đã phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đó là Chính phủ; Luật An toàn thực phẩm cũng quy định trách nhiệm của từng bộ trong việc quản lý an toàn thực phẩm như sau:

Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý chung về an toàn thực phẩm như: chủ trì xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược quốc gia, quy hoạch tổng thể về an toàn thực phẩm; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn đối với sản phẩm thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm; quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; bên cạnh đó Bộ Y tế có trách nhiệm trong quản lý ngành

như: chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm; cảnh báo sự cố ngộ độc thực phẩm; thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các bộ khác khi cần thiết. trong suốt quá trình sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm; quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm quản lý trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; quản lý ATTP đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Bộ Công thương có trách nhiệm quản lý trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Như vậy, Luật An toàn thực phẩm năm 2010 đã phân công, phân cấp rõ ràng, trách nhiệm cũng như nhiệm vụ của từng bộ một cách cụ thể, các bộ hoạt động một cách độc lập nhưng cũng có lúc phải phối hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ chung.

Thêm vào đó, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, và Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Và ngày 02/02/2018 chính phủ đã ban hành nghị định số 15/2018/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực

phẩm. Ngoài ra Ban chỉ đạo liên ngành TW vệ sinh an toàn thực phẩm cũng ban hành công văn số 858/BCĐTƯVSATTP ngày 07/02/2018 “V/v hướng dẫn thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP”.

Bộ Y tế cũng đã nghiên cứu và ban hành hơn 15 thông tư để hướng dẫn thi hành Luật An toàn thực phẩm, trong đó có khoảng hơn 10 thông tư liên quan đến điều kiện kinh doanh thực phẩm như: Thông tư số 05/2012/TT-BYT ngày 1/3/2012 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm; Thông tư số 15/TT-BYT ngày 12/9/2012 quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Thông tư số 16/TT- BYT ngày 22/10/2012 quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; Thông tư 19/TT-BYT ngày 9/11/2012 hướng dẫn việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)