Điều kiện đối với bên nhượng quyền và bên nhận quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 36 - 38)

Nhượng quyền thương mại là một trong những hình thức kinh doanh thương mại. Theo đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các thức tổ chức kinh doanh mà bên nhượng quyền quy định gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và hình ảnh quảng cáo của bên nhượng quyền.

Để tham gia vào hoạt động nhượng quyền này thì cả hai bên nhượng quyền và nhận nhượng quyền đều phải đáp ứng được các điều kiện nhất định. Nhà đầu tư nước ngoài muốn thực hiện hoạt động nhượng quyền cho thương nhân Việt Nam hoặc nhận nhượng quyền từ thương nhân Việt Nam thì đều phải tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam về hoạt động nhượng quyền.

Trước đây, theo Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại quy định như sau:

“Điều 5. Điều kiện đối với Bên nhượng quyền

Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1. Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.

2. Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.

3. Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định này.”

Tuy nhiên, việc nhượng quyền thương mại trong nước, nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam hay nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài, thì trước khi thực hiện hoạt động nhượng quyền, thương nhân dự định nhượng quyền đều phải thực hiện thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định 120/2011/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2012, có quy định tại khoản 2 Điều 3 như sau: “Điều 17a. Các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền: Các trường hợp sau không phải đăng ký nhượng quyền: a) Nhượng quyền trong nước; b) Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài. Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công

Thương”. Tiếp đó, theo quy định tại Điều 8, Nghị định 08/2018/NĐ-CP ngày

15/1/2018 về sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương, điều kiện đối với bên nhượng

quyền được sửa đổi như sau: “Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi

hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm”. Theo quy định trên, điều kiện "đã được hoạt động ít nhất 01 năm" áp dụng đối với hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền, không áp dụng cho thương nhân. Hệ thống pháp luật của Việt Nam quy định đối với hoạt động của bên nhượng quyền trước khi thực hiện nhượng quyền là một năm. Khoảng thời gian một năm theo quy định của pháp luật Việt Nam là tương đối ngắn. Trong khoảng thời gian này, tên thương mại và các công nghệ đặc trưng của thương nhân không phải lúc nào cũng đủ thời gian để được hình thành trọn vẹn. Tuy nhiên, với tư cách là hoạt động thương mại mới, nhượng quyền thương mại phải được tạo điều kiện để phát triển một cách tự do và nhanh chóng. Vì vậy, quy định khoảng thời gian ngắn để nhận biết giá trị “quyền thương mại” của bên nhượng quyền cũng là một trong những cách thức tiếp cận có ý nghĩa của pháp luật thương mại Việt Nam. Tuy nhiên việc quy định khoảng thời gian này đối với bên nhượng quyền hầu như rất ít ảnh hưởng đến mức độ thành công hay rủi ro trong hoạt động nhượng quyền của bên

nhận quyền sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại đã được ký kết. Theo quy định nêu trên của Nghị định 120/2011/NĐ-CP thì thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại đã được gỡ bỏ.

Tại Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định về việc thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại. Nhưng điều này cũng đã bị bãi bỏ bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP. Như vậy, từ 15/1/2018 thì bên nhận nhượng quyền thương mại không cần điều kiện riêng trong giao dịch này, theo đó, các bên cần tuân thủ quy định chung tại Mục 8 Luật Thương mại 2005.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)