Giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát thủ tục hành chính từ thực tiễn tỉnh đắk lắk” (Trang 69 - 72)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Giải pháp về hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật

Với vai trò là đơn vị chuyên trách về kiểm soát TTHC ở cấp tỉnh, Phòng kiểm soát Thủ tục Hành chính và các cơ quan liên quan cần

Tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất Bộ Tư pháp:

-Rà soát lại toàn bộ các nội dung có liên quan về kiểm soát TTHC, để từ đó sửa đổi các văn bản QPPL có liên quan có nội dung không phù hợp, hướng đến việc các văn bản phải tinh gọn, dễ áp dụng và mang lại hiệu quả kiểm soát TTHC cao.

-Tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Kiểm soát TTHC.

- Tham mưu Chính phủ ban hành chế tài xử lý trong công tác kiểm soát TTHC.

-Cho phép UBND tỉnh được phân nhiệm vụ công bố TTHC cho thủ trưởng các cơ quan chuyên môn trực thuộc, vì hiện nay việc công bố TTHC thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, trong khi đó quy trình công bố rườm rà, dẫn đến kéo dài thời gian công bố TTHC.

Tham mưu UBND tỉnh:

-Ban hành (hoặc sửa đổi nếu đã có) Quy chế cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác kiểm soát TTHC theo hướng phải có quy định xác định rõ trách nhiệm và biện pháp xử lý người đứng đầu khi cơ quan đơn vị để xảy ra tình trạng không chấp hành nghiêm túc công tác kiểm soát TTHC.

-Ban hành văn bản quy định trách nhiệm kiểm soát TTHC của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các phòng, đơn vị trực thuộc.

- Ban hành Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng triển khai thực hiện công tác kiểm soát TTHC của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

Hệ thống thể chế và các chính sách trong hoạt động kiểm soát TTHC có tác dụng điều chỉnh, định hướng và khuyến khích sự tham gia của CBCC vào công tác kiểm soát TTHC. Trong khi đó, hệ thống văn bản QPPL, các chính sách liên quan đến kiểm soát TTHC chưa thật đầy đủ, hợp lý. Do đó, cần hoàn thiện hệ thống văn bản này và đề ra các chính sách, cụ thể là:

Thứ nhất: Hoàn thiện các quy định về TTHC

Để cho việc kiểm soát TTHC được thuận lợi và dễ dàng thì đòi hỏi các quy định về TTHC phải chặt chẽ và rõ ràng. Do đó trong quá trình xây dựng các văn bản quy pháp pháp luật, trong đó có quy định về TTHC cần phải chính xác và thống nhất. Các quy định về TTHC phải đảm bảo tính đồng bộ với nhau, khắc phục tình trạng chồng chéo, thiếu thống nhất. Muốn làm được điều này đòi hỏi chúng ta phải nâng cao chất

lượng xây dựng pháp luật. Tăng cường công tác rà soát các quy định về TTHC để phát hiện những quy định TTHC lỗi thời hoặc không phù hợp. Các cơ quan nhà nước, CBCC khi xây dựng các quy định về TTHC cần đảm bảo tuân thủ quy trình theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015. Cần chú trọng việc lấy ý kiến và thực hiện việc thẩm định các dự thảo văn bản QPPL theo đúng quy định. Cần phải đảm bảo sự chặt chẽ, thống nhất trong xây dựng các quy định TTHC.

Thứ hai: Hoàn thiện về quy định về nội dung kiểm soát TTHC

Hiện nay đã có quy định chung về kiểm soát TTHC và quy định các nội dung cụ thể trong kiểm soát TTHC. Tuy nhiên đối với từng nội dung cụ thể trong kiểm soát TTHC cũng chưa xác định rõ nội dung chi tiết. Nhiều nội dung kiểm soát chỉ mới quy định nguyên tắc, phương hướng mà chưa xác định nội dung kiểm soát TTHC. Điều này dẫn đến việc xác định các nội dung cụ thể trong kiểm soát TTHC chưa thống nhất với nhau. Do đó, cần quy định cụ thể và chi tiết hơn nữa đối với các nội dung cụ thể trong kiểm soát TTHC như việc lấy ý kiến, việc thẩm định, rà soát, đánh giá TTHC, việc công bố, công khai cũng như việc kiểm tra công tác kiểm soát TTHC.

Thứ ba: Hoàn thiện các quy định về các cơ quan kiểm soát TTHC

Là cơ quản quản lý hành chính nhà nước cao nhất, UBND tỉnh Đắk Lắk cần ban hành các văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan liên quan đến kiểm soát TTHC. Sau khi UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo về việc chuyển giao công tác kiểm soát TTHC về Văn phòng, UBND tỉnh cần nhanh chóng chuyển giao để dễ kiểm soát hơn công tác này. Đây là một trong những giải pháp phù hợp, kịp thời tạo khuôn khổ pháp lý cho tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan, đơn vị làm công tác kiểm soát TTHC từ trung ương đến địa phương thống nhất, hiệu quả, toàn diện, đáp ứng được yêu cầu mới của Chính phủ.

Thứ tư: Xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp.

Cần xây dựng các chính sách hợp lý nhằm động viên, khuyến khích CBCC, các tổ chức và cá nhân tham gia vào kiểm soát TTHC. Các chính sách hợp lý dành cho CBCC, người dân và doanh nghiệp nhằm động viên, khuyến khích họ tham gia nhiều hơn vào hoạt động kiểm soát TTHC là rất cần thiết. Để tiếp tục hoàn thiện kiểm soát TTHC, trong thời gian tới, UBND tỉnh Đắk Lắk nên nghiên cứu xây dựng chính sách

khen thưởng cho CBCC có phương án đơn giản hóa TTHC khả thi nhằm động viên, khuyến khích CBCC, nhất là CBCC trực tiếp giải quyết TTHC tích cực tham gia kiểm soát TTHC. UBND tỉnh cần chú trọng xây dựng chính sách khen thưởng, khuyến khích phải tạo động lực cho CBCC. Những chính sách này phải phù hợp với những quy định của cơ quan cấp trên và phù hợp với tình hình thực tế của UBND tỉnh. Tăng cường nguồn tài chính hằng năm dành cho kiểm soát TTHC sẽ góp phần nâng cao chính sách khen thưởng, khuyến khích tạo động lực cho CBCC. Các chính sách động viên, khen thưởng cũng phải hướng đến các tổ chức và công dân nhằm thu hút sự quan tâm của họ đối với công tác cải cách TTHC, kiểm soát TTHC. Cần có những quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi để xảy ra vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC. Tỉnh Đắk Lắk nói chung và các cơ quan, đơn vị chuyên môn nói riêng cần xây dựng hệ thống chế tài chặt chẽ, nghiêm khắc, đảm bảo xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát thủ tục hành chính từ thực tiễn tỉnh đắk lắk” (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)