7. Kết cấu của luận văn
3.2.8. Tăng cường kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính
Để việc kiểm soát TTHC diễn ra đúng quy định của pháp luật, cần chú trọng và thực hiện tốt công tác kiểm tra. Kiểm tra nhằm phát hiện những hành vi trái quy định pháp luật từ đó đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời. Xác định kiểm tra là để xem xét, nắm bắt tình hình thực tế triển khai hoạt động kiểm soát TTHC; đồng thời kịp thời giải đáp vướng mắc của các cơ quan, đơn vị được kiểm tra, việc kiểm tra phải được thực hiện toàn diện các nội dung về kiểm soát TTHC với mục tiêu tạo chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật – kỷ cương, ý thức và trách nhiệm phục vụ của đội ngũ CBCC, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong việc triển khai thực hiện kiểm soát TTHC, góp phần tăng cường quản lý nhà nước về kiểm soát TTHC. Việc kiểm tra cần bám sát vào các nội dung kiểm soát TTHC, những quy định pháp luật liên quan đến kiểm soát TTHC và thực tiễn kiểm soát TTHC trên địa bàn thành phố. Để việc kiểm tra công tác kiểm soát TTHC được thực hiện tốt cần thực hiện các biện pháp sau đây:
Thứ nhất: Cần có nhận thức đúng đắn về kiểm tra công tác kiểm soát TTHC Để việc kiểm tra tốt thì các cơ quan nhà nước cần có nhận thức đúng đắn về công tác này. Cơ quan nhà nước, CBCC cần thấy rõ tầm trọng, ý nghĩa của công tác kiểm tra đối với hoạt động này. Cần xóa bỏ tư tưởng “kiểm tra hình thức”, “kiểm tra chiếu lệ” vẫn còn tồn tại trong công tác kiểm tra trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và trong công tác kiểm soát TTHC nói riêng. Ngoài ra cần xem kiểm tra công tác kiểm soát TTHC là một khâu hỗ trợ cho các cơ quan, CBCC trong công tác kiểm soát TTHC. Nếu nhận thức được điều này thì sẽ xóa bỏ được tâm lý “sợ” bị kiểm tra của cơ quan bị kiểm tra. Đồng thời khắc phụ tư tưởng kiểm tra là để xử lý vi phạm, kỷ
luật của cơ quan tiến hành công tác kiểm tra. Bản chất của hoạt động kiểm tra là phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm chứ không phải hướng tới xử lý hậu quả.
Thứ hai, Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra khoa học, hợp lý Lập kế hoạch thực hiện sẽ định hướng được hoạt động, nhiệm vụ cần tiến hành trên cơ sở những nhiệm vụ, hoạt động đã được lập kế hoạch sẽ là căn cứ để cơ quan tiến hành thực hiện kiểm tra và xử lý sai phạm. Văn phòng UBND tỉnh nên tham mưu cho UBND tỉnh Đắk Lắk tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, rõ ràng và xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan sẽ tạo điều kiện cho việc kiểm tra được tiến hành thuận lợi, xác định trách nhiệm của phong chủ trì và các phòng ban phối hợp.
Thứ ba: đổi mới, tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra Để việc kiểm tra hiệu quả UBND thành phố cần tiến hành kiểm tra một cách thường xuyên. Kết hợp đầy đủ các hình thức kiểm tra như kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất. Cần tập huấn cho CBCC làm công tác thành tra các kỹ năng, nghiệp vụ về thanh tra. Ngoài việc kiểm tra dựa trên các báo cáo của các phòng ban chuyên môn, cần kiểm tra thực tế việc thực hiện kiểm soát TTHC hiện nay tại các cơ quan này. Ngoài quá trình kiểm tra thì các hoạt động sau kiểm tra cũng cần phải được chú trọng. Việc kiểm tra công tác kiểm soát TTHC phải đi đến những hành động cụ thể. Cần phát hiện được những điểm bất hợp lý, những điểm chưa phù hợp trong công tác kiểm soát TTHC của các cơ quan. Cần đưa ra những kiến nghị cho các cơ quan nhà nước để điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng theo dõi đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra. Tăng cường kiểm tra toàn diện các nội dung trong kiểm soát TTHC theo hướng thực chất, có trọng tâm, trọng điểm. Tăng cường kiểm tra đối với những vấn đề thường xuyên mắc phải những sai phạm, những hoạt động gặp phải nhiều PAKN của người dân và những hoạt động thường có những sai sót. Thông qua hoạt động kiểm tra các phòng ban, UBND thành phố sẽ phát hiện được những khó khăn, vướng mắc của các cơ quan được kiểm tra đang gặp phải để có hướng tháo gỡ kịp thời. Các cơ quan được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các văn bản để đảm bảo phục vụ cho đợt kiểm tra của cơ quan liên quan đến tất cả các nội dung thuộc hoạt động kiểm soát TTHC. Đặc biệt phải đảm bảo đầy đủ các đối tượng có liên quan để khi có sai sót những CBCC phải giải trình cụ thể những
vướng mắc nhằm tránh tình trạng kiểm tra mang tính hình thức không đảm bảo chất lượng.
Thứ tư, kết quả kiểm tra phải được thông báo đến đơn vị được kiểm tra, xác địnhrõ những vấn đề sai sót cần chấn chỉnh UBND thành phố cần thông báo đến cơ quan được kiểm tra về kết quả kiểm tra sẽ giúp cơ quan nắm được tình hình thực hiện của cơ quan mình từ đó xác định những hướng đi mới cho phù hợp. Cơ quan được kiểm tra phải nghiêm chỉnh thực hiện những biện pháp khắc phục những vướng mắc, khó khăn để đảm bảo hoạt động được diễn ra xuyên xuốt và hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót có thể phát sinh trong quá trình thực hiện tiếp theo. Cơ quan được kiểm tra phải báo cáo tình hình thực hiện các biện pháp khắc phục cho UBND tỉnh Đắk Lắk.
Kiểm tra việc thực hiện kiểm soát TTHC nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CBCC, hạn chế tình trạng sai sót trong công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho người dân tham gia tìm hiểu các quy định về TTHC, thực hiện quyền giám sát việc giải quyết TTHC tại các cơ quan góp phần mang lại lợi ích trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân. Kiểm tra còn nhằm góp phần giúp CBCC thực hiện công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính của các cá nhân, tổ chức theo bộ TTHC áp dụng chung của thành phố trên địa bàn thành phố; giúp UBND thành phố phát hiện, đánh giá và kiến nghị thành phố bãi bỏ, sửa đổi những quy định không còn phù hợp, gây khó khăn cho người dân; kịp thời chấn chỉnh, xử lý CBCC có những hành vi gây nhũng nhiễu hoặc thực hiện không đúng quy định. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện cải cách hành chính, nhất là cải cách TTHC, đồng thời chú trọng công tác tự kiểm tra trong thực hiện; tiếp nhận và giải quyết kịp thời đơn thư phản ảnh của công dân qua đường dây nóng về TTHC; chấn chỉnh, xử lý nghiêm minh, kịp thời những sai phạm gây khó khăn, phiền hà cho cá nhân, tổ chức. Gắn kết chặt chẽ công tác cải cách hành chính với công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBCC trong phục vụ nhân dân.
Tiểu kết chương 3
Trong phạm vi chương 3, luận văn đã đề ra những quan điểm cùng nhiều giải pháp tổng thể, để tiến hành hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại các đầu mối
trực thuộc UBND tỉnh, mà chủ yếu là các cơ quan chuyên môn cấp sở trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Những giải pháp này là sự kết hợp giữa các biện pháp pháp lý, với các biện pháp quản lý hành chính, đi đôi với tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, tăng cường cơ sở vật chất để đạt được hiệu quả kiểm soát thủ tục hành chính cao nhất.
KẾT LUẬN
TTHC có liên quan mật thiết đến đời sống nhân dân, vì TTHC là trình tự, cách thức giải quyết công việc liên quan đến cá nhân, tổ chức. Do đó, thực hiện TTHC có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện công việc hành chính được pháp luật quy định, đảm bảo công vụ của nhà nước và đảm bảo thực hiện các quyền của nhân dân, qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Để kiểm soát TTHC, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2010/NĐ-CP để quy định về công tác kiểm soát TTHC. Tuy nhiên, công tác kiểm soát TTHC hiện vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập; hiệu quả kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh chưa cao, trong đó có vai trò, trách nhiệm tham mưu của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
Vì vậy, nghiên cứu và triển khai thực hiện đề tài “Kiểm soát thủ tục hành
chính từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” sẽ góp phần quan trọng trong công cuộc cải cách
hành chính hiện nay của tỉnh, cải thiện môi trường kinh doanh, và chất lượng cuộc sống trên địa bàn tinh.
Đề tài đã tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng trong quá trình triển khai, thực hiện công tác kiểm soát TTHC của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, từ “cơ chế pháp luật có liên quan” đến “quá trình áp dụng thực hiện” của cán bộ, công chức có trách nhiệm, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục thiết thực, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính
2. Nghị định 48/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính 3. Nghị định 92/2017/NĐ-CP ngày 07/08/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính 4. Nghị định 24/2014/NĐ-CP ngày 04/04/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
5. Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 của liên bộ Bộ Tư pháp, và Bộ Nội vụ, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và phòng tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
6. Nghị định số 150/2016/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ
7. Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 ban hành Chương trình tổng thể cải cách thủ tục hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 12. Thông tư số 25/2014/TT-BTP ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính
8. Thông tư số 19/2014/TT-BTP ngày 15/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về nhập, đăng tải, khai thác dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính
9. Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
10. Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VPCP-BNV ngày 26/01/2011 của Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của bộ phận kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
11. Quyết định số 74/2010/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính trực thuộc Văn phòng Chính phủ
12. Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ chuyển nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính từ Văn phòng Chính phủ sang Bộ Tư pháp
13. Quyết định số 2245/QĐ-BTP ngày 06/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính
14. Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội
15. Đoàn Trọng Tuyến (Chủ biên) (1997), Giáo trình Hành chính học đại cương, Nxb. Chính trị quốc gia
16. Đoàn Thị Hồng Hạnh (2012), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của cơ quan KSTTHC ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội
17. Nguyễn Thị Thu Huyền (2016), Ảnh hưởng của lợi ích nhóm đến chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
18. Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng 19. Nguyễn Thị Trà Lê (2015), “Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015:Đề cao vai trò của công tác KSTTHC , Tổ chức nhà nước (10)
20. Nguyễn Duy Gia (2001), Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước, Nxb
Giáo dục, Hà Nội
21. Nguyễn Ngọc Hiến (2006), Hành chính công dùng cho nghiên cứu, họctập và giảng dạy sau đại học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
22. Học viện Hành chính Quốc gia (2004), Những vấn đề cơ bản về thủ tụchành chính, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Giáo trình Hành chính công, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
25. Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Nhơn (1995), Một số vấn đề về cải cách thủ tục hành chính, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
26. Hoàng Quang Đại (2011), “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng”, Tạp chí Quản lí Nhà nước (185)
27. Nguyễn Thị Hồng Hải (2001), “Vận dụng một số nội dung của mô hình quản lí công mới vào cải cách hành chính ở Việt Nam”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước
(4).
28. Nguyễn Hữu Hải (2007), “Hành chính nhà nước trong xu thế toàn cầu hoá”, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
29. Nguyễn Hữu Hải, Đào Thị Thanh Thủy (7/2011), “Hoàn thiện thể chế hành chính nhà nước trong bối cảnh hội nhập”, Tạp chí Quản lí Nhà nước số 174 (7/2010).
30. Nguyễn Ngọc Hiến (2001), “Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính
ởViệt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Học viện hành chính quốc gia (1996), Về nền hành chính nhà nước Việt Nam: Những kinh nghiệm xây dựng và pháp triển, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Thuý Hồng (2010), Thủ tục giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước - một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại thành phố Tuy Hoà, Phú Yên, Luận án thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
33. Đỗ Quốc Hưng (8/2010), “Về Công tác cải cách thủ tục hành chính thời gian qua”, Tạp chí Quản lí Nhà nước số 175 (8/2010).