cho Việt Nam
1.3.1. Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp của Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization-ILO)
Việt Nam tham gia trở lại tư cách thành viên ILO từ năm 1992 và Văn phòng Quốc gia của ILO được mở tại Hà Nội năm 2003. Đến tháng 6 năm 2019 Việt Nam đã phê chuẩn 22 công ước của ILO, bao gồm sáu công ước chính[26]:
• C029 -Công ước về LĐ cưỡng bức, 1930 (Số 29)
• C098 -Công ước về quyền tổ chức và thương lượng tập thể, 1949 (Số 98) • C100 -Công ước về trả công bình đẳng, 1951 (Số 100)
• C111 -Công ước về chống phân biệt đối xử (trong việc làm và nghề nghiệp), 1958 • C138 -Công ước về tuổi LĐ tối thiểu, 1973 (Số 138)
• C182 -Công ước về xóa bỏ các hình thức LĐ trẻ em tồi tệ nhất, 1999
Công ước số 98 về Quyền Tổ chức và Thương lượng tập thể là công ước được phê chuẩnmới nhất, đã được Quốc hội bỏ phiếu thông qua vào tháng 6/2019.
Việt Nam sẽ tiếp tục công việc chuẩn bị để tiến tới phê chuẩn hai công ước chính còn lại là: Công ước 105 về LĐ cưỡng bức dự kiến vào năm 2020 và Công ước 87 về tự do hiệp hội vào dự kiến năm 2023. Bên cạnh việc xem xét tổng quát các công ước liên quan của ILO, VN đã tham vấn hướng dẫn kỹ thuật của ILO về cách nhìn nhận tốt nhất mà VN nên có đối với những công ước và khuyến nghị này và gợi ý những hướng đi nhằm cải cách luật pháp quốc gia[32].
Việt Nam hiện đang phải đối mặt với những thách thức về việc làm thế nào có thể thực hiện các công ước đã thông qua. Chìa khóa để giải quyết những vấn đề này là sự đóng góp và tham gia tích cực từ cả ba bên (Chính phủ, tổ chức của NSDLĐ và NLĐ) và các bên liên quan khác. Vấn đề đảm bảo cuộc sống cho NTN đã được ILO đề cập trong các Công ước và khuyến nghị sau đây: Công ước số 44 “Bảo đảm tiền trợ cấp cho những NTN” năm 1934; Công ước số 102 “Quy phạm tối thiểu về ASXH” năm 1952; Công ước số 168 “Xúc tiến bảo vệ và phòng chống thất nghiệp” năm 1988.
1.3.2. Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp của một số nước trên thế giới
1.3.2.1. Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp của Hàn Quốc
Hệ thống chính sách bảo hiểm việc làm của Hàn Quốc được xem như một hệ thống chính sách toàn diện, bao gồm chính sách thị trường LĐ và bảo hiểm xã hội.
Chính sách bảo hiểm việc làm không chỉ thực hiện chức năng truyền thống là cung cấp trợ cấp thất nghiệp đối với NTN mà còn thực hiện chức năng xúc tiến điều chỉnh cơ cấu các ngành, ngăn ngừa thất nghiệp, xúc tiến các hoạt động đảm bảo việc làm để tăng việc làm và xúc tiến các hoạt động phát triển kỹ năng nghề đối với NLĐ. Bộ Lao động chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện hệ thống chính sách bảo hiểm việc làm này. Cơ quan Phúc lợi LĐ Hàn Quốc triển khai và thực hiện thu bảo hiểm. Các văn phòng LĐ địa phương thực hiện chi trả chế độ bảo hiểm việc làm (thông qua tài khoản cá nhân).
Hệ thống chính sách bảo hiểm việc làm của Hàn Quốc gồm ba phần chính: Chương trình đảm bảo việc làm, Chương trình phát triển kỹ năng nghề, Trợ cấp thất nghiệp. Trách nhiệm đóng bảo hiểm việc làm được xác định cho NSDLĐ và NLĐ tùy theo từng loại hình hoạt động[27].
1.3.2.2. Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp của Thái Lan
Đối tượng tham gia BHTN ở Thái Lan chính là đối tượng tham gia BHXH, gồm tất cả các DN có sử dụng từ 1 LĐ trở lên. Mức đóng góp BHTN được thu kể từ 01/01/2004; NSDLĐ và NLĐ hàng tháng đóng một mức như nhau cho quỹ BHTN là 0,5% mức tiền lương; Nhà nước đóng 0,25% quỹ tiền lương.
Điều kiện hưởng BHTN là người được hưởng BHTN đã đóng BHTN ít nhất 6 tháng, trong vòng 15 tháng trước khi bị thất nghiệp. Họ phải đăng ký thất nghiệp với cơ quan dịch vụ việc làm của Nhà nước. Họ có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc khi được giới thiệu một việc làm phù hợp. NLĐ đã tham gia các khóa đào tạo nghề nghiệp được giới thiệu và phải trình diện với cơ quan dịch vụ việc làm ít nhất 1 lần/1 tháng. Họ bị thất nghiệp không phải vì những lý do như không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc có hành vi phạm tội chống lại NSDLĐ, cố ý gây thiệt hại cho NSDLĐ, bỏ làm 7 ngày liên tục mà không có lý do chính đáng... Về mức hưởng BHTN, NLĐ có đóng BHTN bị sa thải được hưởng 50% tiền lương làm căn cứ đóng BHTN và thời gian hưởng không quá 180 ngày trong vòng 1 năm; NLĐ có đóng BHTN mà tự ý bỏ việc được hưởng 30% tiền lương làm căn cứ đóng BHTN và
hưởng không quá 90 ngày trong 1 năm và tổng số ngày hưởng BHTN vì thất nghiệp tự nguyện không quá 180 ngày [27].
1.3.2.3. Pháp luật bảo hiểm thất nghiệp của Trung Quốc
Tại Trung Quốc, BHTN đã được triển khai từ lâu với đặc điểm, BHTN là một hệ thống xã hội bắt buộc được thực thi thông qua pháp luật của Nhà nước; chỉ những NTN được quy định trong pháp luật có quyền được hưởng BHTN. Mục đích của những hạn chế này là nhằm đảm bảo nhu cầu cơ bản, thay vì mọi khía cạnh của tất cả nhu cầu thất nghiệp. Trong khi Nhà nước thành lập các quỹ BHTN thì xã hội phối hợp sử dụng của các quỹ đó. BHTN có tác động tích cực hơn loại cứu trợ tài chính. Quan trọng hơn, BHTN giúp cho việc đẩy mạnh cạnh tranh và khả năng tìm được việc làm của NTN thông qua đào tạo nghề để họ có thể tham gia lại vào lực lượng lao động. Ở Trung Quốc, các khoản bồi thường BHTN được thực hiện trong thời gian ngắn. Những người không tìm được việc làm trong một thời gian nhất định sẽ nhận trợ cấp xã hội. DN đóng 1% tiền lương cơ bản cho chương trình BHTN. Chương trình này được các cơ quan quản lý LĐ quản lý thông qua đại lý của các công ty dịch vụ LĐ. Những người thụ hưởng BHTN là NLĐ trong các DN nhà nước tuyên bố phá sản hoặc bên bờ vực phá sản và NLĐ bị sa thải hoặc những người mà HĐLĐ của họ đã chấm dứt.
Mức hưởng bảo hiểm dựa trên tiền lương tháng bình quân của 2 năm trước khi bị thất nghiệp và được chi trả cho đến 12 tháng hoặc 24 tháng nếu đã có thời gian làm việc trên 5 năm. Năm 1993, “Điều lệ BHTN đối với NLĐ trong các DN Nhà nước” đã được Trung Quốc triển khai mạnh mẽ với việc đối tượng được mở rộng, cơ chế tài chính và chế độ hưởng được thay đổi như sau: phạm vi áp dụng được mở rộng đến một số nhóm bổ sung NLĐ trong các DN nhà nước. Mức đóng góp được sửa đổi từ 0,6% đến 1% tổng tiền lương. Nguyên tắc thay thế thu nhập được chuyển từ hình thức gắn với nhu cầu thu nhập sang hình thức quy định những mức chuẩn bằng 120% - 150% mức trợ cấp cứu trợ xã hội của Nhà nước. Năm 1998, chương trình BHTN tiếp tục được cải cách với mức đóng góp được ấn định là 2% đối với DN và lần đầu
tiên NLĐ là 1% tiền lương. Chương trình BHTN lại được sửa đổi cơ bản và tổ chức lại vào năm 1999 thông qua “Điều lệ về BHTN” [27].
1.3.3. Những bài học kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam
Qua nghiên cứu chính sách BHTN của một số nước trên thế giới, có thể thấy nội dung chính sách và việc tổ chức thực hiện ở mỗi nước rất khác nhau, do điều kiện kinh tế - xã hội, thời điểm triển khai của mỗi nước khác nhau. Tuy nhiên, có thể rút ra một số gợi ý mang tính tương đối thống nhất có thể nghiên cứu mở ra các giải pháp cho VN như sau:
Thứ nhất, về đối tượng áp dụng BHTN. Ở hầu hết các nước là những người làm công ăn lương. Sau đó, nếu như có điều kiện, sẽ mở rộng đối tượng ra các nhóm LĐ khác như nông, lâm, ngư nghiệp,... Hình thức BHTN chủ yếu là bắt buộc[27]. Mặt khác, vấn đề kiểm soát đối tượng tham gia BHTN tại các nước cũng được thực hiện rất chặt chẽ, một phần do hệ thống công nghệ thông tin tại các nước tương đối phát triển. Đây cũng là vấn đề đặt ra đối với nước ta hiện nay để hiện đại hóa công tác thực hiện BHTN.
Thứ hai, chính sách BHTN phải được bao phủ đến mọi lao động (lao động chính thức và lao động phi chính thức), chỉ cần NLĐ đủ điều kiện đóng BHTN, khi thất nghiệp sẽ được hưởng những quyền lợi trong chế độ BHTN[19].
Thứ ba, tuy có khác nhau ở rất nhiều điểm, song những điểm chung giống nhau phải kể đến là chính sách BHTN của các nước đều quy định rất chặt chẽ và cụ thể về mức đóng góp vào quỹ BHTN của NLĐ, NSDLĐ, mức hỗ trợ chính phủ; điều kiện hưởng, mức hưởng, và thời gian hưởng trợ cấp BHTN,…
Thứ tư, chính sách BHTN phải gắn chặt chẽ với chính sách thị trường LĐ như các chương trình việc làm, đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho NLĐ nhằm giúp NTN sớm có cơ hội tìm việc làm mới.
Thứ năm, về quản lý quỹ BHTN Quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải được hạch toán độc lập, vấn đề quản lý quỹ là do Hội đồng quản lý quỹ thực hiện gồm có: Đại diện của NLĐ - người sử dụng lao động - Nhà nước. Một số nước cũng có cơ quan thu
quỹ riêng (tại Hàn Quốc - cơ quan Comwell hiện không thu phí nữa mà việc này chuyển sang cơ quan bảo hiểm y tế).
Tiểu kết chương 1
Luận văn đã khái quát và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về thất nghiệp, người thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp, pháp luật về BHTN tại VN. Qua đó, BHTN là một chế độ bảo hiểm độc lập trong hệ thống bảo hiểm xã hội, bên cạnh những đặc điểm chung giống như các chế độ bảo hiểm khác, BHTN cũng có những đặc điểm riêng nhất định. Thể hiện đối tượng mà pháp luật BHTN hướng tới là NLĐ bị thất nghiệp, quyền lợi bảo hiểm chỉ được dành cho đối tượng đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật BHTN. BHTN là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi bị mất việc làm, hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đã đóng vào quỹ BHTN. BHTN thể hiện bản chất kinh tế và bản chất xã hội. Tuy nhiên, ngoài những đặc điểm chung của BHXH thì BHTN còn mang những nét riêng nhất định. BHTN góp phần giải quyết tạm thời các khó khăn về tài chính cho NTN, giúp họ sớm tìm được việc làm, phát triển xã hội hài hòa về mặt lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ, thể hiện vai trò điều chỉnh của Nhà nước trong việc tạo ra một xã hội nhân văn, giảm thiểu sự bất công cùng các tệ nạn xã hội và góp phần hoàn chỉnh hệ thống pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật BHTN phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của từng nước. Vì thế, pháp luật mỗi nước đặt ra những tiêu chí riêng nhằm đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật BHTN của nước mình.
Ở VN, trong từng thời kỳ, Nhà nước đã có những chính sách để hỗ trợ NLĐ mất việc làm, nhưng đó mới chỉ là giải pháp tình thế mà chưa giải quyết triệt để được hậu quả của tình trạng mất việc làm; Lúc đó, vấn đề nhức nhối của xã hội - mất việc làm mới được giải quyết. Điều đó cho thấy, chính sách BHTN đã đi vào cuộc sống và phát huy tính tích cực của nó. Với tư cách là người bảo trợ, trong thời gian tới, Nhà nước sẽ có những biện pháp và cơ chế chính sách hữu hiệu hơn nhằm phát huy vai trò của pháp luật về BHTN, cần bổ sung, chỉnh sửa thích hợp để bảo đảm cho quyền lợi của NLĐ khi bị thất nghiệp.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH