Thực trạng các quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 53)

Luât BHXH năm 2006 đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006; Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007; riêng đối với BHXH tự nguyện thì từ ngày 01/01/2008, đối với BHTN thì từ ngày 01/01/2009. Qua 6 năm (tính đến khi Luật Việc làm có hiệu lực) triển khai thực hiện, chính sách BHTN đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, được NLĐ và NSDLĐ đón nhận một cách tích cực và được dư luận xã hội đánh giá cao. Ngày 16/11/2013, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Việc làm, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, trong đó có nội dung về chính sách BHTN đã tạo ra khung pháp lý kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi để NLĐ và NSDLĐ trong việc tham gia BHTN, đồng thời giúp cho việc tổ chức thực hiện BHTN được thuận lợi hơn.

2.1.1. Về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp:

Căn cứ theo Điều 43, Điều 44 Luật Việc làm 2013 và Điều 11 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về BHTN, quy định chi tiết hai đối tượng bắt buộc tham gia BHTN như sau:

2.1.1.1. Người lao động

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 và khoản 1, 2, Điều 43, Luật Việc làm quy định NLĐ là công dân VN thì: “NLĐ phải tham gia BHTN khi làm việc theo HĐLĐ hoặc HĐLV như sau: (a) HĐLĐ hoặc HĐLV không xác định thời hạn; (b) HĐLĐ hoặc HĐLV xác định thời hạn; (c) HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Như vậy, theo quy định này, chỉ những NLĐ là công dân VN từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc; giao kết các loại HĐLĐ, HĐLV như trên với NSDLĐ mới là đối tượng của BHTN.

Tuy nhiên, những NLĐ là người nước ngoài làm việc tại VN; những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức LĐ hàng tháng, giúp việc gia đình; người giao kết HĐLĐ dưới 03 tháng không thuộc đối tượng tham gia BHTN. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về BHTN thì NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên sẽ không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc HĐLV đã giao kết theo quy định của pháp luật thì NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHTN trong thời gian này. Trong trường hợp NLĐ giao kết và đang thực hiện nhiều HĐLĐ quy định nêu trên thì NLĐ và NSDLĐ của HĐLĐ giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHTN. NLĐ theo quy định nêu trên đang hưởng lương hưu, LĐ giúp việc gia đình thì không phải tham gia BHTN. Như vậy, không phải tất cả các đối tượng NLĐ đều bắt buộc tham gia BHTN. Những quy định trên áp dụng từ năm 2015, so với quy định trước đây tại Khoản 3, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2006 thì đã mở rộng thêm đối tượng là NLĐ làm việc với HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, quy định này tiến bộ hơn vì nhóm những đối tượng này có tính chất công việc không ổn định, rất dễ mất việc làm và họ cần được quan tâm bảo vệ nhiều hơn.

Khắc phục các nhược điểm trên, tại kỳ họp thứ 8 ngày 20/11/2019 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021; Trong đó đã quy định tại khoản 1 Điều 20. Loại HĐLĐ: “1. HĐLĐ phải được giao kết theo một trong các loại sau đây: a) HĐLĐ không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng; b) HĐLĐ xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng”. Và tại khoản 2 Điều 163. Nghĩa vụ của NSDLĐ khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình: (1). Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong HĐLĐ. (2). Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền BHXH, bảo

hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người LĐ chủ động tham gia BHXH, bảo hiểm y tế”.

2.1.1.2. Người sử dụng lao động

NSDLĐ tham gia BHTN bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ VN; DN, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng LĐ theo HĐLV hoặc HĐLĐ quy định nêu trên. HĐLĐ hoặc HĐLV không xác định thời hạn; HĐLĐ hoặc HĐLV xác định thời hạn; HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Quy định hiện hành bổ sung thêm đối tượng là hộ gia đình, mở rộng phạm vi NSDLĐ là đối tượng tham gia BHTN so với quy định trước 2015 thì chỉ trường hợp NSDLĐ có sử dụng từ 10 LĐ trở lên mới phải tham gia BHTN. Những quy định này đã mở rộng đối tượng bắt buộc tham gia BHTN và phù hợp với lộ trình cải cách, hoàn thiện chính sách BHTN phù hợp với thông lệ quốc tế.

Bộ luật Lao động 2019; Trong đó đã quy định tại khoản 1 Điều 20. Loại HĐLĐ SĐBS không còn loại HĐLĐ có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng; trong khi Luật Việc làm quy định NSDLĐ chỉ nộp BHTN khi NLĐ làm việc trên 3 tháng trở lên. Đây là điều còn chưa phù hợp cần hoàn thiện.

2.1.2. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Luật Việc làm năm 2013 đã không quy định chung về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp đối với các chế độ.

* Đối với chế độ trợ cấp thất nghiệp và hỗ trợ học nghề bao gồm 03 điều kiện chung đó là điều kiện về chấm dứt hợp đồng đúng luật, nộp hồ sơ trong vòng 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ. Tuy nhiên để được hưởng chế độ hỗ trợ học nghề thì điều kiện về thời gian đóng BHTN chỉ cần đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi

chấm dứt hợp đồng[37, Khoản 1, Điều 55]. Còn để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian phải dài hơn như trình bày ở phần sau.

* Đối với chế độ hỗ trợ, tư vấn giới thiệu việc làm thì NLĐ đang đóng BHTN bị chấm dứt hợp đồng mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm thì được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí[37, Điều 54], không cần điều kiện gì khác.

* Đối với chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ, NSDLĐ sẽ được hưởng khi có đủ các điều kiện sau đây[37, Khoản 1, Điều 47]: a) Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHTN liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ; b) Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh; c) Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ; d) Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2.1.2.1. Điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

NLĐ đang đóng BHTN được hưởng TCTN khi đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV đối với trường hợp loại hợp đồng là xác định thời hạn và không xác định thời hạn; đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ đối với trường hợp HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Các trường hợp chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV không được hưởng TCTN là NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, HĐLV trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức LĐ hằng tháng[37, Khoản 1,2, Điều 49].

2.1.2.2. Điều kiện đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội

Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì NLĐ đang đóng BHTN có điều kiện là đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV[37, Khoản 3 Điều 49]. Trong thời hạn trên, NLĐ chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng TCTN phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp

thất nghiệp theo đúng quy định cho TTDVVL tại địa phương nơi NLĐ muốn nhận trợ cấp thất nghiệp. NLĐ được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau: a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện[09, Điều 17]. Ngoài ra trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng NLĐ phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây: (a) NLĐ ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; (b) Trường hợp bất khả kháng[37, Khoản 1, Điều 52].

2.1.2.3. Điều kiện về chưa tìm được việc làm[37, Khoản 4 Điều 49]

NLĐ muốn được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có điều kiện nữa là chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây: (a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; (b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; (c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; (d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; (đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; (e) Chết. NLĐ chưa tìm được việc làm nhưng thuộc các trường hợp nêu trên thì cũng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp với quan điểm hỗ trợ đúng đối tượng cần thiết.

2.1.3. Về quyền lợi hưởng bảo hiểm thất nghiệp

2.1.3.1. Trợ cấp thất nghiệp

- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá năm lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ

tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá năm lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với NLĐ đóng BHTN theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định tại thời điểm chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV [37, Điều 50].

- Thời gian hưởng TCTN được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

2.1.3.2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm

- NLĐ quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm đang đóng BHTN bị chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí thông qua trung tâm dịch vụ việc làm. Kinh phí thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm của trung tâm dịch vụ việc làm được giao khoán theo số lượng người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của năm liền trước và thực hiện thanh quyết toán theo quy định trên cơ sở thực tế số lượng người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm trên cơ sở nhu cầu, khả năng của NLĐ và nhu cầu của thị trường LĐ. TTDVVL bố trí nhân sự và cơ sở vật chất để tổ chức thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm.

2.1.3.3. Hỗ trợ học nghề

- Phương thức hỗ trợ kinh phí học nghề được thực hiện thông qua cơ sở dạy nghề không hỗ trợ bằng tiền trực tiếp cho NLĐ để tự học nghề. Mức hỗ trợ học nghề theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Trường hợp NLĐ đã hưởng hết thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà vẫn tiếp tục học nghề hoặc chuẩn bị tham gia học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở LĐ-TB-XH thì vẫn được hỗ trợ học nghề cho đến hết thời gian học nghề[37, Điều 56; 09, Khoản 1, khoản 4 Điều 25].

2.1.3.4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề

- Thời gian hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ theo phương án được phê duyệt và không quá 06 tháng.

- NSDLĐ tổ chức đào tạo hoặc phối hợp với cơ sở dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề của NLĐ theo quyết định hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đảm bảo duy trì việc làm cho NLĐ. NSDLĐ có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với cơ sở dạy nghề thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và đảm bảo duy trì việc làm cho NLĐ theo phương án đã được phê duyệt.

Trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là 1/2 tháng, từ đủ 15 ngày trở lên tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ. Đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ theo quy định trên thì phần vượt quá mức hỗ trợ do NSDLĐ tự chi trả[37, Khoản 2, Điều 47; 10, Điều 4; 10, Khoản 1, khoản 2 Điều 28].

2.1.4. Về quỹ bảo hiểm thất nghiệp và quản lý quỹ

2.1.4.1. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp

- NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng BHTN cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng BHTN.

- NLĐ đóng BHTN theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng BHTN cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)