Những yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 68)

hiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp

Mọi sự vật luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng, kinh tế - xã hội cũng luôn vận động và phát triển, trong khi pháp luật chỉ được ban hành - sửa đổi bổ sung ở từng thời điểm nhất định. Yêu cầu hoàn thiện pháp luậtlà công việc được xác định trong mọi giai đoạn nhằm điều chỉnh pháp luật tốt hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống và sự vận động không ngừng của các quan hệ xã hội. Pháp luật hiện hành về BHTN đang có những khuyết điểm và hạn chế cần phải được hoàn thiện để đáp ứng các yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường và phù hợp với các quy định trong công ước quốc tế mà các quốc gia tham gia.

Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị khóa XI về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020 " đặt mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% lực lượng lao động tham gia BHTN. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH và sửa đổi chính sách BHTN phù hợp với mục đích, ý nghĩa khi xây dựng chính sách BHTN, tránh hành vi lợi dụng sơ hở của chính sách để hưởng lợi. Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu của Đảng về BHXH, phân tích thực trạng, xu hướng thất nghiệp và BHTN. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về BHTN như sau:

Một là, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về BHTN trong mọi khâu, mọi cấp, hoàn thiện pháp luật về BHTN cần tiếp tục thể chế hóa toàn diện và đầy đủ hơn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ASXH nói chung, BHXH, BHTN nói riêng. BHTN là một trong những trụ cột quan trọng của hệ thống ASXH, giúp người dân giảm bớt gánh nặng khi bị thất nghiệp. Theo đó, cần hoàn thiện pháp luật về BHTN theo hướng mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm; bảo đảm tính ổn định, bền

vững của quỹ BHTN; gắn trách nhiệm với quyền lợi, đóng góp và hưởng thụ của những người tham gia bảo hiểm.

Hai là, bảo đảm cho mọi đối tượng lao động được tham gia BHTN. Thiết lập hệ thống chính sách BHTN đồng bộ, thống nhất, đảm bảo khuyến khích mọi đối tượng lao động tham gia BHTN và tạo điều kiện cho NLĐ hưởng TCTN thuận lợi.

Ba là, hoàn thiện pháp luật về BHTN cần phải khắc phục những bất cập, hạn chế của các quy định hiện hành và đảm bảo nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. Về cơ bản, Luật Việc làm năm 2013 và các văn bản hướng dẫn đã khắc phục được những hạn chế lớn của Luật BHXH năm 2006 về BHTN, thể chế hóa được các chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về BHXH nói chung, BHTN nói riêng, phù hợp với Hiến pháp năm 2013, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của người tham gia bảo hiểm…Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập như quy định về đối tượng tham gia BHTN vừa chưa bao quát hết các đối tượng cần tham gia (NLĐ là người nước ngoài), nhất là trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, vừa bao hàm cả đối tượng không cần thiết phải tham gia BHTN, ảnh hưởng đến nguyên tắc có đóng - có hưởng với NLĐ. Ngoài ra, quá trình thực hiện pháp luật cũng làm phát sinh một số vấn đề bất cập, chẳng hạn tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH nói chung, BHTN nói riêng vẫn còn xảy ra ở một số DN, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người tham gia bảo hiểm và nguồn thu của quỹ,… Điều này xảy ra chủ yếu từ ý thức tuân thủ pháp luật của các DN.

Những hạn chế nêu trên đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về BHTN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)