Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế về quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Núi Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý THU NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn HUYỆN núi THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 71 - 75)

- Các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách gồm:

3. Tổng chi ngân sách địa

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế về quản lý thu ngân sách nhà nước ở huyện Núi Thành

nhà nước ở huyện Núi Thành

Thứ nhất, công tác cải cách tài chính cơng vẫn cịn chưa đáp ứng được u

cầu, hệ thống các văn bản, chính sách về quản lý thu ngân sách, hệ thống thuế qua nhiều lần cải cách vẫn chưa chuyển hướng kịp thời để thích nghi với mơi trường kinh tế ngày càng đổi mới; chưa dự báo hết những chuyển biến nhanh chóng của q trình phát triển KTXH.

Thứ hai, nhóm ngun nhân do người nộp thuế. Trình độ hiểu biết pháp luật

của NNT cịn hạn chế nên ý thức chấp hành pháp luật thuế cịn yếu kém, khơng chịu hợp tác với cơ quan thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước; Người nộp thuế chưa xây dựng được thói quen “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”, còn thiếu ý thức tự giác, tự nguyện chấp hành nghĩa vụ thuế đúng quy định.

Qua tổng kết rút kinh nghiệm, có thể thấy một số hành vi gian lận mà NNT thường thực hiện là:

- Lợi dụng công tác xét cho phép nghỉ kinh doanh còn chưa chặt chẽ nên một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh xin nghỉ nhưng thực tế vẫn tiến hành kinh doanh lén lút.

- Nhiều NNT khi chuyển đổi ngành nghề kinh doanh hay chia, tách, sáp nhập

không tự giác đăng ký lại nên thực tế số NNT cao hơn số đăng ký. Bên cạnh đó, có

một số cơng ty mới ra sản xuất kinh doanh nhưng không thực hiện đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế. Một phần là do quy mô kinh doanh nhỏ, một số công ty lại muốn kinh doanh thử một thời gian. Khi bị phát hiện, hoặc kinh doanh có lãi mới tiến hành đăng ký.

- Lợi dụng sự quen biết với cán bộ thuế hoặc lợi dụng một vài sơ hở trong

công tác quản lý để lách thuế.

Thứ ba, nhóm ngun nhân từ phía các cơ quan quản lý. Các cấp chính quyền

địa phương chưa có sự quan tâm phù hợp đối với công tác chỉ đạo việc quản lý thu thuế, thể hiện:

- Chưa có quy định cụ thể trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành có liên quan trong cơng tác thuế, cịn có tư tưởng coi việc thu thuế chỉ là nhiệm vụ của ngành thuế.

- Sự phối kết hợp giữa các ngành chức năng trên cùng một địa bàn chưa chặt

chẽ, thiếu thống nhất, thậm chí có nơi cịn hạn chế vì lợi ích cục bộ. Việc phân cơng cơng tác chống thất thu thuế, gian lận thương mại chưa rõ ràng, chưa thực hiện xây dựng được quy chế phối hợp chung.

- Hội đồng tư vấn thuế của địa phương chưa thực hiện tốt vai trị trong việc

cơng khai thuế, ấn định thuế, hiệp thương mức thuế làm cho số thuế phải nộp giữa các hộ cùng ngành nghề không đồng nhất với nhau, việc thực hiện công tác báo cáo thống kê số liệu cịn chậm, cịn chưa chính xác. Việc lập bộ thuế hằng năm cho các

hộ sản xuất kinh doanh thấp hơn số được cấp mã số thuế. Tuy nhiên, các ngành, các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm hiểu, xác định được cụ thể nguyên nhân để giải quyết dứt điểm.

- Cán bộ thuế chưa thực sự sâu sát, tìm hiểu, kiểm tra cơ sở thường xuyên,

Cơng tác quản lý NNT cịn chưa chặt chẽ nên vẫn còn để xảy ra hiện tượng “nghỉ giả” của NNT.

- Cán bộ thuế chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới NNT về công tác

kê khai nộp thuế. Cán bộ thuế chưa phân tích được việc nộp tờ khai sớm sẽ tiết kiệm được thời gian cho doanh nghiệp do không bị ùn tắc tại cơ quan thuế và ưu việt của phương thức kê khai qua mạng cho NNT hiểu và làm theo.

- Việc quản lý nợ thuế và thu nợ thuế chưa thực sự hiệu quả là do vấn đề lập kế hoạch, thực hiện các biện pháp thu hồi nợ, cưỡng chế nợ vẫn chưa hiệu quả. Công tác thu hồi nợ chưa thực sự đi vào chức năng cưỡng chế của cán bộ quản lý nợ đọng.

Do thiếu cán bộ nên công tác kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên. Bên cạnh đó, việc xử lý các trường hợp vi phạm chế tài cịn thiếu nghiêm khắc nên chưa tạo được tính răn đe đối với người nộp thuế khác, do đó vẫn cịn nhiều trường hợp vi phạm, và vấn đề thất thu vẫn còn xảy ra. Hơn thế nữa, đội ngũ cán bộ thuế đang bị giảm liên tục do sức ép của việc khoán biên chế, các cán bộ lớn tuổi nghỉ hưu nhưng không được bổ sung biên chế cũng ảnh hưởng lớn đến việc quản lý thu thuế.

- Hiện nay trang thiết bị dùng cho cán bộ thuế trong Chi cục tuy đã được nâng

cấp nhưng vẫn nghèo nàn, lạc hậu. Hiện tại Chi cục thuế đã áp dụng công nghệ nhập tờ khai, báo cáo thông qua việc quét mã vạch, tuy nhiên hiện tượng lỗi mạng vẫn xảy ra do đó phải nhập số liệu bằng tay vào máy gây mất thời gian, làm giảm hiệu quả cơng việc.

Thứ tư, nhóm nguyên nhân do cơ chế, chính sách của Nhà nước. Các văn bản,

thông tư, pháp luật về thuế ban hành còn nhiều chỗ quy định chưa rõ ràng, chưa chặt chẽ, còn nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho NNT lợi dụng để trốn, tránh thuế như: Việc áp dụng các mức thuế suất khác nhau cho các loại hàng hóa, dịch vụ còn chưa rõ ràng khiến cho NNT dễ bị kê khai sai thuế suất, việc quy định sử dụng hóa đơn khi mua, bán hàng hóa chưa mang tính bắt buộc, rủi ro xảy ra thất thu thuế cao khi thực hiện cơ chế hoàn trước kiểm tra sau…

- Việc giao chỉ tiêu, kế hoạch thu chưa sát với thực tế kinh doanh trên địa

bàn, cũng như từng ngành nghề, từng nhóm hàng trong các thời điểm khác nhau. Các chỉ tiêu, kế hoạch mà Nhà nước đặt ra chỉ mang tính lý thuyết mà chưa xem xét

đến tình hình thực tế từng địa phương, nên đôi khi các nhiệm vụ được giao khơng có tính khả thi.

- Nhà nước chưa có những quy định bắt buộc NNT phải thực hiện việc ghi

chép, lưu giữ sổ sách kế tốn thống nhất, tình trạng sử dụng hóa đơn, chứng từ khơng theo đúng quy định, tùy tiện, khơng đầy đủ, khơng hợp lệ, hàng hóa mua, bán khơng xuất hóa đơn gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc kiểm tra, đối chiếu, xác minh hóa đơn, chứng từ của NNT.

- Nguyên nhân của tình trạng trên là do những quy định của Nhà nước về chế

độ kế tốn, hóa đơn, chứng từ, sổ sách cịn chưa chặt chẽ, chưa mang tính bắt buộc nên nhiều NNT dễ dàng sử dụng, mua, bán hóa đơn giả, hóa đơn khống. Tình trạng trên cịn có thể được hiểu là do trình độ kế tốn thuế của doanh nghiệp cịn yếu kém, do vấn đề xác minh, đối chiếu hóa đơn, chứng từ cịn nhiều khó khăn về phương tiện đi lại, về thủ tục cơng văn, về kinh phí, do năng lực chun mơn, tinh thần, trách nhiệm của một số cán bộ thuế trong việc kiểm tra, nắm bắt tình hình thực tế kinh doanh của NNT để xác định chính xác doanh thu tính thuế, chính xác số thuế phải nộp cịn chưa tốt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, đề tài đã phân tích tình hình phân cấp thu ngân sách, cơng tác quản lý thu ngân sách thơng qua việc phân tích khá chi tiết tình hình thực tế kết quả thu ngân sách và từng nội dung của công tác quản lý thu.

Từ việc phản ánh khá rõ nét tình hình thực hiện,ề tàiđ đưa ra đánh giá của tác giả về những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại trong quá trình quản lý thu ngân sách của huyện Núi Thành cũng như đúc kết các nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế này. Đây cũng chính là cơ sở, căn cứ để tác giả đưa ra những giải pháp hoàn thiện trong chương 3 nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thu của huyện Núi Thành trong thời gian đến.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý THU NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn HUYỆN núi THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 71 - 75)