Những nhiệm vụ chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý THU NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn HUYỆN núi THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 78 - 81)

+ Đảm bảo kinh tế tăng trưởng cao và bền vững, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu

kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, đảm bảo nguồn thu để tăng chi đầu tư phát triển.

+ Phát triển văn hóa - xã hội, xây dựng mơi trường văn hóa, nếp sống văn

minh đơ thị.

+ Giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội; chủ động kiểm sốt,

xử lý nhanh các tình huống phức tạp trên địa bàn, kiềm chế các loại tội phạm.

+ Xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực và hiệu

lực điều hành, quản lý nhà nước.

+ Phát huy dân chủ, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao chất lượng

hoạt động của Mặt trận và các đồn thể chính trị - xã hội.

+ Tiếp tục thực hiện các đường lối chỉnh đốn, đổi mới Đảng, nâng cao năng

lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ huyện ngang tầm nhiệm vụ.

3.1.2.2. Quan điểm định hướng hồn thiện cơng tác quản lý thu của huyện Núi Thành giai đoạn 2020 - 2025

Quá trình phát triển đi lên của huyện Núi Thành trong những năm tới đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hồn thiện cơng tác quản lý thu NSNN của huyện. Quản lý thu ngân sách phải góp phần tạo ra sự ổn định về kinh tế - xã hội trên địa bàn tạo lập, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển KT-XH của huyện. Theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Núi Thành lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020, huyện phấn đấu tổng thu ngân sách tăng bình quân 15%/năm. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện và phân cấp nguồn thu của tỉnh, trong thời gian tới, UBND huyện cần hồn thiện cơng tác quản lý thu NSNN dựa trên các quan điểm sau:

- Hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Núi Thành phải dựa trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển KT-XH của Tỉnh ủy,

UBND tỉnh, Huyện uỷ, UBND huyện Núi Thành nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH, phù hợp với trình độ phát triển của huyện trong điều kiện kinh tế mở cửa, hội nhập trước những thách thức và cơ hội. Cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp cần phải có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác thu ngân sách hiện nay và sắp đến để đảm bảo cơng bằng, khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, kết hợp với việc thành lập cơ sở mới nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách.

- Hướng chiến lược là hiện đại tồn diện cơng tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ tin học để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát được tất cả các đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, hạn chế mức thu thuế ở mức thấp nhất, bảo đảm thu đúng, thu đủ kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước. Nâng cao trình độ quản lý thuế của Chi Cục thuế huyện đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình hiện nay.

- Cơ quan thuế tiếp tục triển khai mạnh mẽ công cuộc cải cách thuế, bao gồm

cả tổ chức thực hiện tốt các luật thuế ban hành; đổi mới bộ máy tổ chức quản lý thuế nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy vai trị của cơ quan quản lý nhà

nước trong tình hình và nhiệm vụ mới để phát huy mặt tích cực, xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong thực tế để tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển.

3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thu ngân sách nhà nước huyện Núi Thành sách nhà nước huyện Núi Thành

Trên cơ sở các định hướng chỉ đạo Chính phủ, Bộ Tài chính, định hướng phát triển của huyện Núi Thành trong thời gian đến, trước tình hình cơng tác quản lý thu ngân sách huyện Núi Thành như đã phân tích trong chương 2, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách huyện như sau:

3.2.1. Đẩy mạnh phân cấp thu ngân sách nhà nước tại huyện Núi Thành

Phân cấp mạnh trong quản lý, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh tế - tài chính và xác lập rõ trách nhiệm của các cấp cơ sở .

* Đẩy mạnh phân cấp ngân sách

- Phân cấp nguồn thu phải đảm bảo cho các cấp ngân sách có sự độc lập và

linh hoạt nhất định trong nguồn lực của mình. Phù hợp với mục tiêu này là việc tăng nguồn thu tại địa phương, hoàn thiện việc phân chia nguồn thu trên cơ sở mang tính khách quan và hợp lý.

- Đảm bảo mức độ thoả đáng của nguồn thu dành cho các cấp ngân sách. Như vậy, việc phân cấp nguồn thu phải đảm bảo cho các cấp chính quyền địa phương có được những nguồn thu nhằm hồn thành nhiệm vụ được giao.

- Phân cấp nguồn thu cho địa phương phải tạo ra động lực cho địa phương tạo

thêm và nuôi dưỡng nguồn thu, phát huy thế mạnh của địa phương và thực hiện quản lý ngân sách hiệu quả.

- Các khoản thu mỗi cấp hưởng 100% phải được coi là nguồn thu chủ yếu của

các cấp ngân sách. Vì vậy, các cấp ngân sách, đặc biệt là ngân sách cấp huyện, xã cần được phân cấp mạnh hơn về nguồn thu để khuyến khích chính quyền các cấp ngân sách chủ động trong việc thực hiện các nhiệm vụ chi. Ngân sách cấp xã cần

được mở rộng danh mục đối tượng thu trong một số lĩnh vực như: tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ...để tăng nguồn thu, tạo sự chủ động trong việc cân đối thực hiện các nhiệm vụ chi.

* Tăng tỷ lệ điều tiết các nguồn thu phân chia cho ngân sách địa phương:

Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế

bảo vệ môi trường hiện nay phân chia theo tỷ lệ 13% cho ngân sách huyện, thuế tiêu thụ đặc biệt phân chia theo tỷ lệ 1% cho ngân sách huyện. Để tăng khả năng tự cân đối, tính tự chủ ngân sách huyện, chủ động nguồn lực phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, nhiệm vụ chính trị tại địa phương, thực hiện giảm dần số bổ sung mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân ngân sách cấp dưới ngay từ đầu năm thì UBND huyện đề nghị tỉnh tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết các khoản thu phân chia cho ngân sách cấp huyện như sau: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế bảo vệ môi trường từ 13% lên 17%, thuế tiêu thụ đặc biệt từ 1% lên 2%. Với tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia cho ngân sách cấp huyện là 17% và 2%, huyện tự cân đối hoàn toàn, ngân sách tỉnh khơng bổ sung

mục tiêu theo dự tốn đầu năm cho huyện nữa - Chi tiết các khoản thu phân chia và cân đối theo Phụ biểu số 01 đính kèm.

3.2.2. Nâng cao hiệu quả cơng tác lập dự toán

Hiện nay việc lập dự toán ở các cấp ngân sách và các đơn vị thụ hưởng ngân sách trong tỉnh có tư tưởng xây dựng dự tốn thu thấp, chưa sát thực tế, chưa bao quát đủ các nguồn thu để ngân sách cấp trên điều chỉnh tăng lên cho vừa với tình hình tại địa phương và đơn vị. Do đó việc giao dự tốn cho ngân sách các cấp chưa phản ánh được tồn bộ tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Yêu cầu cần phải đổi mới cách xây dựng, hệ thống các tiêu chí xây dựng dự tốn là điều cấp thiết hiện nay. Cụ thể:

- Xác định tình hình phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa phương để khai thác triệt để lợi thế nhằm xây dựng dự

toán thu NSNN hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều hành quản lý ngân sách. Dự toán ngân sách được xây dựng sát với tình hình phát triển kinh tế - xã hội giúp cho chính quyền địa phương điều hành quản lý ngân sách đạt hiệu quả cao, xác định được mục tiêu trọng tâm cần khai thác, cần quản lý và sử dụng nguồn vốn của NSNN tối ưu nhất; là tiền đề cơ bản để thẩm tra tính chính xác của hiện thực và tính cân đối của kế hoạch kinh tế - xã hội tại địa phương, đảm bảo ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

- Trước khi xác định số liệu giao dự toán, các cấp, các đơn vị thụ hưởng ngân

sách phải cùng thảo luận số dự toán để xác định chính xác các khoản thu, các nhu cầu chi để đảm bảo mọi khoản thu phải được tập trung vào ngân sách và các nội dung chi theo quy định của pháp luật đều phải có dự tốn.

3.2.3. Nhóm giải pháp về quản lý thu ngân sách

3.2.3.1. Nhóm giải pháp về quản lý thu thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý THU NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn HUYỆN núi THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 78 - 81)