Nâng cao công tác quản lý, điều hành thu ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý THU NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn HUYỆN núi THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 88 - 91)

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý thu thuế nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra

3.2.4. Nâng cao công tác quản lý, điều hành thu ngân sách

3.2.4.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý

- Tăng cường hơn nữa sự lãnh, chỉ đạo, kiểm tra kiểm soát của các cấp uỷ

Đảng, chính quyền, các tổ chức đồn thể và các cơ quan chức năng đối với công tác quản lý thu NSNN. Quán triệt sâu sắc nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, HĐND cấp huyện và xã đưa ra chủ trương, nghị quyết thực hiện về dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm theo Luật NSNN đồng thời giám sát chặt chẽ việc chấp hành dự toán, quyết toán của UBND cấp xã cũng như của Cơ quan thuế.

- Công tác quản lý thu NSNN theo hướng kịp thời, hiệu quả đảm bảo đúng

chế độ quy định, công khai, minh bạch. Các cơ quan chức năng cần phối hợp trong công tác quản lý thu, chống thất thu, xử lý nợ đọng, chống buôn lậu và chống gian lận thương mại.

- Đối với cơ quan quản lý các cấp ngồi việc tổ chức các hình thức cấp phát

vốn một cách thích hợp, phân định các khoản thu thì phải tăng cường kiểm tra giám sát một cách thường xun, liên tục và có hệ thống tình hình quản lý ngân sách tại mỗi đơn vị, sao cho mỗi khoản thu NS vừa phải đảm bảo đúng dự toán, đúng tiêu

chuẩn của chế độ trong quản lý ngân sách, góp phần nâng cao nguồn thu. Nhiệm vụ cụ thể đối với các cơ quan quản lý trên địa bàn huyện như sau:

- Đối với Sở Tài chính: Là cơ quan cấp trên thống nhất quản lý tồn bộ cơng

tác quản lý NSNN nói chung và thu NS trên địa bàn tồn tỉnh, thực hiện: Hướng dẫn, triển khai thực hiện kịp thời các chính sách, chế độ, quy định của Nhà nước đối với hoạt động quản lý NSNN. Việc áp dụng tại địa phương cần được vụ thể hóa, hạn chế việc trích dẫn các quy định ở các văn bản khác, trong đó cơng tác hướng

dẫn cần được quan tâm nhiều hơn.

- Đối với ngành thuế Cục thuế tỉnh và Chi cục thuế cấp huyện: cần tăng

cường việc tuyên truyền, hướng dẫn, triển khai cho các đối tượng nộp thuế, các cơ

quan và chính quyền cấp dưới quy trình, nghiệp vụ quản lý thuế và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Thuế. Quản lý chặt chẽ nguồn thu nộp vào NSNN, không để sót nguồn thu, mất nguồn thu, đảm bảo nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách. Đối với Chi cục thuế huyện, cần phối hợp với UBND các xã để làm tốt công tác lập dự tốn thu ngân sách, tránh để bỏ sót nguồn thu và tận thu, thu đúng, thu đủ cho ngân sách nhà nước.

- Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện

+ Ban hành văn bản hướng dẫn về điều hành ngân sách huyện, tạo sự thống

nhất trong quản lý, điều hành ngân sách trên địa bàn.

+ Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn cấp xã thực hiện tốt việc quản

lý, sử dụng nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên, lập, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước và hạch toán kế toán theo chế độ kế toán nhà nước hiện hành.

+ Đề xuất các giải pháp để tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà

nước trên địa bàn với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Sở Tài chính, UBND cấp tỉnh.

- Việc thực việc hoạt động giám sát của HĐND các cấp cần được tăng

cường. Trong đó việc giám sát của HĐND cấp xã là rất quan trọng. HĐND cấp xã cần tăng cường hoạt động giám sát của mình trong việc chấp hành dự toán đã được

HĐND cấp xã quyết định, việc triển khai thực hiện các chính sách chế độ đối với các đối tượng người có cơng, đối tượng bảo trợ xã hội, giám sát việc thực hiện các giải pháp tài chính để quản lý, điều hành các hoạt động tài chính xã, tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh tại địa phương.

- Ban thanh tra nhân dân

Giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, tuân thủ các quy định của pháp luật, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở cấp xã là trách nhiệm của Ban thanh tra nhân dân cấp xã. Quyền giám sát của nhân dân được thực hiện thông qua Ban thanh tra nhân dân. Ban thanh tra nhân dân cần tăng cường vai trị, nhiệm vụ

của mình trong quản lý hoạt động tài chính, giúp phát hiện những hành vi vi phạm và phòng ngừa các hành vi này trong việc thực hiện các chế độ chính sách, các quy định của pháp luật, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động tài chính.

3.2.4.2. Tăng cường cơng tác hậu kiểm đăng ký kinh doanh và thực hiện lập bộ quản lý kinh doanh trên địa bàn từng xã

Hiện nay công tác hậu kiểm đăng ký kinh doanh được thực hiện chủ yếu bằng biện pháp triển khai kiểm tra trên cơ sở danh sách quản lý của Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý thống nhất bộ kinh doanh trên địa bàn, tránh trường hợp hộ kinh doanh có quản lý thuế mà khơng có quản lý đăng ký kinh doanh và ngược lại, tác giả đề xuất triển khai thực hiện hậu kiểm kết hợp lập bộ quản lý kinh doanh thống nhất theo từng xã trên địa bàn. Cụ thể:

- Đối với hộ kinh doanh: Lập bộ quản lý hộ kinh doanh theo từng xã. Trên cơ sở các dữ liệu thông tin quản lý về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký thuế, Phịng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Chi cục thuế và UBND các xã tiến hành rà soát, đối chiếu để lập bộ quản lý thông tin thống nhất theo từng xã (như: tên hộ kinh doanh, ngành nghề, địa chỉ, mã số thuế, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, …). Từ đó, lựa chọn ra những trường hợp không trùng khớp (hoặc thiếu) về thông tin quản lý giữa Chi cục thuế và Phịng Tài chính - Kế hoạch để tiến hành hậu kiểm thực tế và xây dựng bộ quản lý theo từng xã hoàn chỉnh và thường xuyên cập nhật.

- Đối với doanh nghiệp: Phịng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Chi cục

Thuế và phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và đầu tư) để rà soát, đối chiếu và lập bộ quản lý doanh nghiệp do Chi cục thuế quản lý thu theo phân cấp trên địa bàn huyện theo từng xã.

3.2.4.3. Phát huy vai trò Hội đồng tư vấn thuế xã

Thực tế cho thấy, địa phương nào biết kiện toàn và phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội đồng tư vấn thuế xã thì ở đó việc quản lý đối tượng nộp thuế tốt, áp dụng mức thuế tương đối phù hợp với thực tế kinh doanh của từng đối tượng và ít

khi xảy ra tình trạng khiếu kiện nên kết quả thu thuế cơng thương nghiệp ngồi quốc doanh tại địa phương đó thường đạt kết quả cao. Ngược lại, địa phương nào Hội đồng tư vấn thuế hoạt động kém thì ở đó ln xảy ra tình trạng chây ỳ trong nợ đọng thuế, nhân dân thắc mắc khiếu kiện nhiều về sự không công bằng, không hợp lý về thuế…

Trong thời gian qua, do có nhiều sự thay đổi về mặt nhân sự và chính sách thuế nên ở một số xã thuộc huyện, hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế chưa hiệu quả, còn chủ quan theo kiểu giao toàn bộ trách nhiệm thu thuế cho đội thuế xã. Trong thời gian đến, tác giả đề xuất tiếp tục kiện toàn lại Hội đồng tư vấn thuế xã để phát huy và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quy định. Do đó, phải chọn ra các thành viên có đủ tâm huyết, có khả năng nắm bắt, phân tích tình hình và vận động nhân dân thực hiện tốt các quy định trong chính sách thuế để tham gia vào Hội đồng tư vấn thuế. Cơ quan thuế phải thường xuyên cung cấp thông tin về các quy định trong thực thi pháp luật thuế ở địa phương và những sửa đổi, bổ sung về chính sách thuế để các thành viên Hội đồng tư vấn thuế nắm bắt và áp dụng kịp thời trong thực hiện các chức trách, nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý THU NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn HUYỆN núi THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 88 - 91)