Đặc điểm thực hành quyền công tốtrong giai đoạn truy tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thị xã bình long, tỉnh bình phước (Trang 26 - 29)

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố là một hoạt động áp dụng pháp luật vào thực tế nhằm truy cứu TNHS đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội. Hoạt động này chỉ do VKS tiến hành bởi VKS là cơ quan duy nhất đại diện Nhà nước thực hiện chức năng thực hành quyền công tố. Để thực hiện chức năng công tố, BLTTHS và Luật tổ chức VKSND quy định cho VKS một hệ thống các quyền năng pháp lý rộng lớn, trong đó có những quyền chỉ VKS mới được thực hiện (điển hình là quyền quyết định truy tố bị can ra Tòa án để xét xử). Khi thực hành quyền công tố, VKS phải bảo đảm rằng mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện, điều tra, xử lý kịp thời, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, Nhà nước giao cho VKS thay mặt nhà nước thực hành quyền công tố, theo đó VKS được sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố

để thực hiện việc truy tố người phạm tội ra trước Tòa án để xét xử. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố.

Thực hành quyền công tố ở giai đoạn truy tố của VKS bao gồm các hành vi và các quyết định tố tụng mang tính cơng khai theo một trình tự, thủ tục, thẩm quyền được pháp luật TTHS quy định. Mục đích của hoạt động thực hành quyền công tố của VKS là nhằm truy cứu TNHS đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội, buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do các chế tài pháp luật hình sự đặt ra. Q trình này phải đảm bảo tính chặt chẽ, có căn cứ pháp luật và đồng thời mang tính cơng khai.

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố là VKS kiểm tra, xem xét một cách toàn diện việc thu thập, đánh giá chứng cứ và các tình tiết khác có liên quan đến vụ án đã được thu thập trong giai đoạn khởi tố, điều tra. Ngồi ra, VKS có quyền tiến hành một số hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ làm rõ nội dung vụ án để quyết định truy tố có căn cứ và đúng pháp luật. Quyết định truy tố của VKS là sự đánh giá tổng hợp các chứng cứ chứng minh tội phạm của CQĐT trong giai đoạn khởi tố, điều tra và chứng cứ do VKS thu thập trong giai đoạn truy tố bao gồm chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, nhân thân người phạm tội…để quyết định truy cứu TNHS đối với người phạm tội dựa trên chứng cứ có thật, liên quan đến vụ án chứ khơng dựa trên suy luận chủ quan.

Thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn truy tố chính là việc VKS thực hiện các hoạt động công tố nhằm thực thi quyền truy cứu TNHS, quyết định việc buộc tội, việc gỡ tội; quyết định hạn chế các quyền công dân như bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định việc truy tố hay đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án thuộc thẩm quyền.

Thực hành quyền cơng tố có đặc điểm khác với hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Tuy cùng một chủ thể là VKS tiến hành nhưng thực hành quyền công tố nhằm vào việc buộc tội, gỡ tội, áp dụng biện pháp ngăn chặn và các biện pháp cưỡng chế khác đối với người phạm tội. Còn hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật hướng đến sự tuân thủ pháp luật của CQĐT và những người tham gia

tố tụng. Nếu phát hiện có hành vi phạm pháp luật, VKS có quyền kiến nghị, yêu cầu các chủ thể chấm dứt vi phạm, khôi phục lại trật tự pháp luật đã bị vi phạm.

Kết luận Chương 1

Quyền công tố xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước. Quyền Công tố là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Quyền này thuộc về Nhà nước, được Nhà nước giao cho cơ quan VKS để phát hiện tội phạm và truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Để làm được điều này, VKS phải có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội. Trên cơ sở đó quyết định truy tố bị can ra trước Toà án và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tồ.

Giai đoạn truy tố là giai đoạn TTHS độc lập. Nhiệm vụ của giai đoạn truy tố là kiểm tra, đánh giá kết quả điều tra và quyết định truy tố, trong đó có hoạt động tố tụng là việc xem xét, đánh giá chứng cứ để quyết định truy tố. Chủ thể trong giai đoạn truy tố là cơ quan tiến hành tố tụng (VKS), người tiến hành tố tụng (Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên) và người tham gia tố tụng (bị can,…). VKS có thẩm quyền quyết định việc truy tố theo chức năng do pháp luật TTHS quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho hoạt động xét xử của Tịa án. Theo đó, thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn truy tố là việc VKS sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung của quyền công tố để thực hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội, được thực hiện từ khi CQĐT kết thúc điều tra đề nghị truy tố và kết thúc khi VKS ban hành cáo trạng quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án để xét xử hoặc quyết định trả hồ sơ cho CQĐT để tiến hành điều tra bổ sung,quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật TTHS.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thị xã bình long, tỉnh bình phước (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)