2.1. Quy định pháp luật tố tụng hình sự về thực hành quyền cơng tốtrong giai đoạn truy tố từ giai đoạn năm 1945 đến trước năm 1988
Luật TTHS Việt Nam hình thành và phát triển gắn liền với các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam, trước khi có BLTTHS năm 1988, việc giải quyết vụ án hình sự chỉ căn cứ vào các văn bản pháp luật TTHS như Chỉ thị ngày 16/4/1945 của Tổng bộ Việt Minh quy định lề lối làm việc của tiểu ban tư pháp và thẩm quyền xét xử của tiểu ban này. Sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, mặc dù chưa có BLTTHS, khơng có tên gọi VKS, tuy nhiên, Nhà nước ban hành Sắc lệnh ngày 13/9/1945 về việc thành lập Tòa án quân sự quy định đứng buộc tội là một ủy viên Quân sự hay một ủy viên của ban Trinh sát, đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 33B ngày 13/9/1945 quy định mỗi khi bắt người phải thông báo ngay cho ông Biện lý biết (tức là Thẩm phán làm nhiệm vụ công tố). Tiếp theo, trong Sắc lệnh số 07/SL ngày 15/01/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hịa quy định đứng buộc tội tùy quyết nghị của Bộ trưởng Bộ tư pháp sẽ là một nhân viên của Công tố viện do ơng Chưởng lý Tịa Thượng thẩm chỉ định. Như vậy, Cơng tố viện đã được hình thành dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ tư pháp, Sắc lệnh quy định đầy đủ về tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp là Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946 về tổ chức Tòa án quy định ngồi ghế Công tố viên là các Thẩm phán buộc tội do ông Chưởng lý đứng đầu, ở Tịa thượng thẩm có Thẩm phán buộc tội gồm Chưởng lý, Phó chưởng lý, Tham lý; ở Tịa đệ nhị cấp có Biện lý, Phó Biện lý; các Thẩm phán buộc tội hợp thành một đoàn thể độc lập với Thẩm phán xử án và duy nhất, đặt dưới quyền ơng Chưởng lý có nhiệm vụ truy tố bằng cáo trạng, thay mặt Nhà nước buộc tội tại phiên tịa. Ơng Chưởng lý hồn toàn giữ quyền truy tố và hành động; các Thẩm phán trong Công tố viên coi như được uỷ quyền hành động của ông Chưởng lý. Một Thẩm phán buộc tội sau khi đệ bản kết luận viết theo lệnh trên có thể kết luận miệng theo ý riêng của mình.
Như vậy tại Sắc lệnh số 13 chưa quy định cụ thể các quyết định của các Thẩm phán buộc tội nhưng tại Điều 31 của Sắc lệnh thể hiện Thẩm phán buộc tội bằng cáo trạng, tại Điều 31 quy định:
Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hịa quy định người làm nhiệm vụ Cơng tố viện có nhiệm vụ tư pháp cảnh sát, giám sát hành động ban tư pháp cảnh sát; thực hiện nhiệm vụ cơng tố, có quyền hỏi cung bị can, hạ trát tống giam, tạm đình cứu hoặc miễn tố vơ thẩm quyền, khởi tố trạng, quyết tố trạng ra mệnh lệnh đưa việc kiện ra xét xử tại phiên tịa hoặc phải có mặt tại phiên tịa để buộc tội bị can, giám sát hoạt động xét xử, có quyền kháng cáo án đã tuyên; có nhiệm vụ thi hành những án đã có tư pháp hiệu lực, đốc thúc chấp hành án văn liên quan đến trật tự chung; trông nom và đệ lên Bộ trưởng Bộ tư pháp những hồ sơ xin ân xá hay xin phóng thích; trơng nom việc thi hành các đạo luật, sắc lệnh, quy tắc hiện hành. Như vậy nhiệm vụ công tố đã được thể hiện bằng tên gọi “Biện lý” và đối với những việc đơn giản thì đưa ngay bị can ra một phiên tịa gần nhất để xét xử mà không cần ban hành khởi tố trạng, được quy định tại Điều 23 khoản 2 của Sắc lệnh: “Nếu là một việc tiểu hình, mà lại là một việc phạm pháp quả
tang, ông biện lý phải hỏi cung ngay bị can, và có thể hạ trát tống giam rồi đưa bị can ra xét xử tại một phiên tồ tiểu hình gần nhất” [13, Khoản 2 Điều 23]. Trong
trường hợp sau đây thì Biện lý lập khởi tố trạng (Điều 23 khoản 3): - Nếu là một việc đại hình,
- Nếu bị can là người vị thành niên,
- Nếu bị can, vì các tiền án, có thể bị phát vãng,
- Nếu xét ra cần phải mở một cuộc thẩm cứu kỹ lưỡng hơn.
Khi cuộc thẩm cứu đã kết liễu, và khi tiếp nhận được hồ sơ do ông dự thẩm chuyển sang thì trong hạn 3 ngày, ơng biện lý sẽ làm quyết tố trạng ra mệnh lệnh hoặc tạm đình cứu, hoặc miễn tố vơ thẩm quyền, hoặc đưa việc kiện ra xét xử tại một phiên toà vi cảnh, tiểu hình, hay đại hình. [13, Khoản 3 Điều 23]
Như vậy, khi nhận hồ sơ do ơng dự thẩm chuyển sang, Biện lý có thể làm quyết tố trạng; tạm đình cứu, miễn tố hoặc đưa ra xét xử, qua đó cho thấy từ Sắc
lệnh số 51 ngày 17/4/1946 đã cơ bản hình thành các hoạt động thực hành quyền cơng tố của VKS trong giai đoạn truy tố.
Ngày 29 tháng 4 năm 1958, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hịa đã quyết định việc thành lập Viện Cơng tố và hệ thống cơ quan công tố tách khỏi Bộ tư pháp, đặt Viện Công tố trung ương trực thuộc Hội đồng Chính phủ và có trách nhiệm, quyền hạn như một Bộ. Nhiệm vụ và tổ chức của Viện Công tố được quy định tại Nghị định 256-TTg ngày 01/7/1959 của Thủ tướng Chính phủ, Viện Cơng tố có nhiệm vụ “giám sát việc tuân thủ và chấp hành pháp luật Nhà nước, truy tố
theo luật hình những kẻ phạm pháp”. Nhiệm vụ cụ thể và đầu tiên của Viện Cơng tố
lúc đó là “điều tra và truy tố trước Tịa án những kẻ phạm pháp về hình sự”. Để thực hiện nhiệm vụ được giao, “Viện Cơng tố có trách nhiệm áp dụng những biện
pháp thích đáng theo pháp luật để xử lý mọi hành vi phạm pháp, mọi phần tử phạm pháp” [45, Điều 1 và Điều 2].
Như vậy, ngay từ khi được tách thành một cơ quan độc lập trực thuộc Chính phủ, Viện Công tố đã được xác định là cơ quan chịu trách nhiệm điều tra và truy tố trước Tòa án những người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Và khi thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền cơng tố, Viện Cơng tố có quyền áp dụng những biện pháp thích đáng theo pháp luật để xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật hình sự, tức là Viện Cơng tố được thực hiện những quyền năng thuộc phạm vi công tố mà pháp luật cho phép để truy cứu TNHS đối với người có hành vi phạm tội.
Năm 1959 Hiến pháp được ban hành, Luật tổ chức VKSND năm 1960 được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hịa thơng qua ngày 15/7/1960 và được Chủ tịch nước công bố vào ngày 26/7/1960. Luật tổ chức VKSND ra đời đánh dấu sự hình thành VKSND, đó là một hệ thống cơ quan độc lập tách ra khỏi hành pháp và trực thuộc Quốc hội (Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất). Thời kỳ này, VKSND thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố theo quy định tại Thông tư liên tịch số 427/TTLT ngày 28/6/1963 của Bộ Công an - VKSND tối cao quy định tạm thời
một số nguyên tắc về quan hệ công tác giữa VKSND tối cao và Bộ Cơng an,đó là: về mặt trình tự tố tụng hình sự, cơ quan cơng an vừa có trách nhiệm khởi tố vụ án,
bước đầu thu thập chứng cớ và khởi tố đối với bị can trong các vụ án phản cách mạng và các vụ phạm pháp về hình sự khác đã được phát hiện, vừa có trách nhiệm tiếp tục hồn thành việc điều tra lập hồ sơ. Sau khi kết thúc điều tra, nếu thấy cần truy tố bị can ra trước pháp luật thì cơ quan cơng an làm bản cáo trạng gửi đến VKS kèm theo hồ sơ, VKS thẩm tra và ra một trong các quyết định: Phê chuẩn bản cáo trạng và truy tố bị can ra trước tịa; miễn tố bị can hoặc đình cứu vụ án theo quy định của pháp luật; hồn lại hồ sơ để cơ quan cơng an điều tra bổ sung nếu thấy hồ sơ thiếu những chứng cớ chủ yếu và nêu yêu cầu cụ thể. Trường hợp thấy thiếu sót ít thì đề ra u cầu bổ sung những tài liệu cần thiết; hoàn lại hồ sơ và bản cáo trạng để cơ quan công an thẩm tra và làm lại bản cáo trạng nếu xét thấy cần thay đổi về căn bản nội dung bản cáo trạng. Trường hợp chỉ cần sửa lại bản cáo trạng về chi tiết, mà việc sửa đó khơng làm thay đổi tính chất và nội dung vụ án về căn bản thì VKS góp ý kiến để cơ quan cơng an sửa lại bản cáo trạng hoặc tự mình làm bản cáo trạng khác để Tòa án xét xử.
Như vậy, khi thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn truy tố ngồi một số quyền củaVKS đã phần nào được hình thành từ những năm 1946 thì quyền quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung mới được hình thành từ năm 1963 theo Thơng tư liên tịch số 427/TTLTngày 28/6/1963.
Sau khi đất nước Việt Nam thống nhất, Hiến pháp năm 1980 ra đời,năm 1981 Luật tổ chức VKSND được ban hành đã bổ sung nội dung thực hành quyền công tố, mặc dù chưa coi nội dung thực hành quyền công tố là một chức năng của VKS nhưng đây là bổ sung quan trọng nhằm nhấn mạnh quyền năng cơ bản của VKS là truy tố, buộc tội.