Quy định pháp luật tố tụng hình sự về thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố từ năm 1988 đến trước năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thị xã bình long, tỉnh bình phước (Trang 33 - 37)

trong giai đoạn truy tố từ năm 1988 đến trước năm 2003

Ngày 28/6/1988 Quốc hội ban hành BLTTHS quy định tương đối đầy đủ trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự, quyền và nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng. Những quy định ban đầu của Bộ luật này chủ yếu đề cập đến chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra của VKS. Chỉ đến khi được sửa đổi bổ sung vào những năm 1990, 1992 và 2000 thì trong Bộ luật này mới có những quy định thể hiện rõ hơn hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố của VKS, bản thân các quy định về chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của VKS trong Bộ luật này cũng chưa tách bạch được đâu là hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật, đâu là hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố, do khi xây dựng Bộ luật này, các nhà làm luật vẫn mang nặng tư duy cho rằng thực hành quyền công tố là một quyền năng của VKS khi thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn truy tố nên đã đặt tên Chương XIV của Bộ luật này là: Kiểm sát điều tra, quyết định truy tố. Trong đó, nhiệm vụ thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố được quy định tại Điều 142 BLTTHS, đó là, sau khi nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra của CQĐT chuyển đến, VKS có quyền quyết định truy tố bị can ra trước Toà án bằng bản cáo trạng; trả lại hồ sơ cho CQĐT để tiến hành điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Đồng thời quy định trong trường hợp bị can đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam để hoàn thành bản cáo trạng thì VKS có thể ra lệnh tạm giam, nhưng không được quá thời hạn truy tố là ba mươi ngày [26, Điều 142]. Khi VKS quyết định truy tố bị can bằng bản cáo trạng thì BLTTHS năm 1988 đã quy định cụ thể hình thức, nội dung của bản cáo trạng như nêu rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đoạn, mục đích, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án; tội danh và điều khoản Bộ luật hình sự được áp dụng [26, Điều 143]. Tuy nhiên Bộ luật vẫn

chưa quy định cụ thể các căn cứ VKS trả hồ sơ để điều tra bổ sung; các căn cứ để VKS đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Ngày 30/6/1990 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTHS năm 1988 được ban hành, bổ sung quy định khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố VKS có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn. Tức là sau khi kết thúc điều tra nhận được hồ sơ vụ án, đối với bị can đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra, nếu xét thấy không cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn nữa thì VKS sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ; hoặc nếu xét thấy cần thiết thì VKS sẽ quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can chưa bị áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra. Đồng thời bổ sung quy định đối với biện pháp tạm giam thì trong trường hợp cần thiết, VKS có thể gia hạn thêm ba mươi ngày.

Ngày 22/12/1992 Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung BLTTHS năm 1988 lần thứ hai, đã bổ sung thêm Điều 143a quy định các căn cứ VKS trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi thực quyền cơng tố trong giai đoạn truy tố, đó là qua nghiên cứu hồ sơ vụ án kết thúc điều tra của CQĐT mà phát hiện thấy còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà VKS không thể tự mình bổ sung được; có căn cứ để khởi tố bị can về một tội khác hoặc có người đồng phạm khác; hoặc có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Luật sửa đổi bổ sung BLTTHS năm 1988 còn bổ sung thêm Điều 143b quy định các căn cứ VKS đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án khi thực quyền cơng tố trong giai đoạn truy tố, đó là:

- Đối với việc đình chỉ vụ án thì sau khi hồ sơ vụ án đã kết thúc điều tra chuyển sang VKS, VKS ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại Điều 89 của BLTTHS hoặc tại Điều 16, khoản 1 Điều 48 và khoản 3 Điều 59 của Bộ luật hình sự.

Căn cứ theo các điều luật tương ứng quy định trong Điều 143b nêu trên thì các trường hợp VKS đình chỉ vụ án cụ thể như sau:

Khi có những căn cứ khơng được khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 89 BLTTHS: Khơng có sự việc phạm tội; hành vi không cấu thành tội phạm;

người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu TNHS; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết đình đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu TNHS; tội phạm đã được đại xá; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.

Khi người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, tức là họ khơng thực hiện tội phạm đến cùng mặc dù khơng có gì ngăn cản. Theo quy định tại Điều 16 Bộ luật hình sự thì trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì họ được miễn TNHS về tội mà họ định phạm, nhưng nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác thì người đó phải chịu TNHS về tội này.

Khi có căn cứ miễn TNHS trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự: Do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa; và nếu trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, cho nên có thể được đình chỉ vụ án.

Và trong trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 59 Bộ luật hình sự, khi người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng, gây hại khơng lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và nếu được gia đình và tổ chức xã hội nhận trách nhiệm giám sát, giáo dục thì VKS đình chỉ miễn truy cứu TNHS người chưa thành niên phạm tội để đảm bảo những nguyên tắc cơ bản về xử lý hành vi phạm tội của người chưa thành niên là mục đích chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành cơng dân có ích cho xã hội.

- Đối với việc tạm đình chỉ vụ án, thì sau khi nhận hồ sơ vụ án kết thúc điều tra do CQĐT chuyển sang, nếu bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác mà có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y; hoặc nếu bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can ở đâu, VKS ra quyết định tạm đình chỉ vụ án. Như vậy thì khi hồ sơ đã được chuyển sang VKS, VKS sẽ xác định các căn cứ để tạm đình chỉ điều

tra vụ án. Nếu bị can mắc bệnh tâm thần, thì VKS quyết định việc trưng cầu giám định pháp y nhằm làm rõ tình trạng bệnh của bị can, làm rõ tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của bị can (nếu bị can chưa được CQĐT tiến hành giám định). Khi có kết luận của giám định y khoa chứng thực là bị can mắc bệnh tâm thần, thì VKS ra quyết định tạm đình chỉ vụ án. Cịn trong trường hợp bị can bỏ trốn và khơng rõ bị can đang ở đâu, thì VKS ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu CQĐT ra quyết định truy nã bị can.

Trong những trường hợp đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án nêu trên nếu vụ án có nhiều bị can mà các căn cứ đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án khơng liên quan đến tất cả bị can thì VKS chỉ có thể ra quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can mà thôi.

Ngày 09/6/2000 Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật TTHS năm 1988 lần thứ ba thì các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn truy tố khơng có gì thay đổi, bổ sung so với lần sửa đổi năm 1992; chỉ bổ sung mới quy định cụ thể về thời hạn truy tố, gia hạn thời hạn truy tố đối với từng loại tội phạm (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng).

Mặc dù BLTTHS năm 1988 được xây dựng trên cơ sở kết thừa những giá trị tốt đẹp của pháp luật TTHS truyền thống, quán triệt và thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước lúc bấy giờ, nhưng trong quá trình thi hành đã thể hiện những hạn chế và bất cập nên đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1990, 1992 và 2000. Tuy nhiên, những lần sửa đổi, bổ sung đó mới chỉ tập trung vào những vấn đề cấp bách để đáp ứng kịp thời những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn đấu tranh phịng, chống tội phạm, chưa có điều kiện để sửa đổi một cách cơ bản và toàn diện. Thực tiễn đòi hỏi những tư tưởng, đường lối về cải cách tư pháp trong các Nghị quyết của Đảng đã được pháp luật hóa thành các quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2002), Luật tổ chức VKSND năm 2002, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 phải trở thành những quy định của BLTTHS. Trước những đòi hỏi nêu trên, BLTTHS mới (BLTTHS năm 2003) đã được Quốc hội khóa XI thơng qua tại kỳ

họp thứ tư vào ngày 26 tháng 11 năm 2003 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004. Khi BLTTHS năm 2003 được ban hành, nội dung thực hành quyền công tố trong TTHS đã được quy định cụ thể, rõ ràng hơn, tạo điều kiện cho VKS các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thị xã bình long, tỉnh bình phước (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)