trong giai đoạn truy tố theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, khi có đủ chứng cứ để xác định có tội phạm và bị can thì Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố. Như vậy, khi hồ sơ vụ án được Cơ quan điều tra chuyển đến VKSND để xem xét, quyết định việc truy tố thì giai đoạn điều tra vụ án coi như đã kết thúc. VKS thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố có nghĩa là áp dụng các biện pháp trực tiếp quyết định đến việc truy cứu TNHS, buộc tội bị can. Thế nhưng, cả BLTTHS năm 2003 cũng như Luật tổ chức VKSND năm 2002 chỉ quy định việc truy tố bị can là một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của VKSND khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra. Trong thời gian xem xét, quyết định việc truy tố, hoạt động thực hành quyền cơng tố của VKS như thế nào thì Luật chưa quy định cụ thể. Tuy nhiên căn cứ vào Điều 112 và Chương XV BLTTHS năm 2003 thì khi thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn truy tố, VKS có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
2.3.1. Quyền trước khi quyết định truy tố
- Quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn.
Những biện pháp ngăn chặn bao gồm: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm (Điều 79 BLTTHS). Ngay sau khi nhận hồ sơ vụ án kết thúc điều tra, hoạt động đầu tiên của VKS là kiểm tra biện pháp ngăn chặn đã được áp dụng trong giai đoạn điều tra để quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn (Khoản 2 Điều 166 BLTTHS). VKS được quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn đã nêu trên. Biện pháp ngăn chặn mang tính cưỡng chế nghiêm khắc để kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội, ngăn ngừa bị can tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành
vi gây khó khăn cho việc truy tố, bảo đảm cho hoạt động tố tụng được thuận lợi, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm. VKS áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong trường hợp có căn cứ cho thấy bị can có thể trốn, gây khó khăn cho việc truy tố, sẽ tiếp tục phạm tội chẳng hạn như bị can có hộ khẩu thường trú ở địa phương khác, khơng chấp hành theo giấy triệu tập của VKS; đối với bị can có nơi cư trú rõ ràng và để đảm bảo sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng,VKS áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú;
hoặccăn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân và tình trạng tài sản của người phạm tội, VKS quyết định cho họ được bảo lĩnh hayđặt tiền hoặc tài sản có giá trịđể thay thế biện pháp ngăn chặn tạm giambảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tậpcủa cơ quan tiến hành tố tụng. Tóm lại sau khi nhận được hồ sơ kết thúc điều tra của CQĐT thìviệcquyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặnchínhlà hoạt động thực hành quyền cơng tố đầu tiên trong giai đoạn truy tố của VKS.
- Quyền trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra.
Sau khi quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, VKS nghiên cứu nội dung hồ sơ vụ án, nếu thấy hồ sơ cịn thiếu, yếu về chứng cứ thì có quyền tiến hành một số hoạt động điều tra để làm rõ chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội và các tình tiết có liên quan đến vụ án nhằm đánh giá khách quan, tồn diện vụ án trước khi có quyết định truy tố cũng như các quyết định khác để đảm bảo quyết định của VKS được ban hành có căn cứ và đúng pháp luật. Hoạt động điều tra trong giai đoạn truy tố tuy không phải là cơ sở pháp lý để đánh dấu thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc giai đoạn truy tố nhưng các hoạt động này có ý nghĩa tích cực tạo tiền đề quan trọng cho VKS có quyết định đúng đắn trong giai đoạn truy tố; đảm bảo việc xử lý vụ án đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, người phạm tội và không làm oan người vô tội.
Trong giai đoạn truy tố, VKS trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm làm rõ thêm các chứng cứ trong hồ sơ vụ án và những vấn đề mới phát sinh mà không cần phải trả hồ sơ yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung, đó là các biện pháp
điều tra như: Trực tiếp hỏi cung bị can (Điều 131 BLTTHS) trong những trường hợp cần thiết như cần kiểm tra chứng cứ do CQĐT thu thập, cần làm rõ một số tình tiết của vụ án mà chưa được CQĐT làm rõ trong quá trình điều tra; trường hợp bị can kêu oan hoặc lời khai có lúc nhận tội, có lúc phản cung chối tội hoặc có dấu hiệu dụ cung, mớm cung, nhục hình hoặc tội danh có mức hình phạt cao nhất là tử hình. Mục đích của hỏi cung bị can là nhằm thu thập lời khai trung thực, đúng sự thật về vụ án; thu thập, kiểm tra và củng cố chứng cứ làm rõ nội dung vụ án, tội danh, điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng đối với bị can; mức độ phạm tội, thủ đoạn gây án; động cơ, mục đích, ngun nhân và điều kiện phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, những vấn đề bồi thường thiệt hại cho nạn nhân; đồng thời qua việc hỏi cung bị can giúp Kiểm sát viên nắm chắc tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của bị can để có dự kiến các tình huống đối đáp tranh luận tại phiên tịa. Trực tiếp lấy lời khai người làm chứng (Điều 135 BLTTHS) để kiểm tra các lời khai của họ, làm rõ mâu thuẫn trong những lời khai của người làm chứng, mâu thuẫn giữa lời khai của những người làm chứng với nhau hoặc mâu thuẫn với các chứng cứ khác để làm rõ tình tiết của vụ án, xác định sự thật khách quan của vụ án. Trực tiếp lấy lời khai người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điều 136 BLTTHS) để xác định diễn biến hành vi phạm tội của bị can, đối chiếu với lời khai của bị can và những người làm chứng khác để xác định tình tiết phù hợp, tình tiết mâu thuẫn để đấu tranh làm rõ, đồng thời làm rõ yêu cầu của những người này về vấn đề bồi thường thiệt hại để xem xét việc bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Ngồi ra trong những trường hợp khi có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người tham gia tố tụng thì Kiểm sát viên tiến hành đối chất (Điều 138 BLTTHS) giữa các bị can, người bị hại, người làm chứng… để làm sáng tỏ những mâu thuẫn trong lời khai trước đó của họ, làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, vạch trần lời khai gian dối. VKS tiến hành thực nghiệm điều tra (Điều 153 BLTTHS) để kiểm tra lại các hành vi, tình huống hoặc các hành động khác được người thực nghiệm thực hiện để đánh giá hành vi đó có phù hợp với lời khai của họ và có phù hợp với hiện trường do CQĐT đã thu thập có
trong hồ sơ vụ án hay khơng để giải quyết vụ án được chính xác, phù hợp với thực tiễn khách quan.
Trong q trình thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền cơng tố trong giai đoạn truy tố thời gian qua cho thấy, trong nhiều vụ án VKS các cấp đã thực hiện khá hiệu quả thẩm quyền trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra; điều này đã kịp thời khắc phục những thiếu sót, vi phạm của CQĐT trong quá trình điều tra, đồng thời đã làm rõ những tình tiết sự thật khách quan của vụ án, những chứng cứ mà VKS thấy cần thiết; tìm hiểu được tâm tư, nguyện vọng của bị can, góp phần củng cố tài liệu, chứng cứ hiện có trong hồ sơ vụ án, tạo cơ sở cho việc quyết định truy tố cũng như việc buộc tội tại phiên ṭa sau này.
- Quyền quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Trong giai đoạn truy tố, VKS thực hành quyền cơng tố của mình thơng qua quyền truy tố bị can, quyết định truy tố thực chất là truy cứu TNHS đối với người phạm tội ra Tòa án xét xử tuyên buộc họ phải chịu hình phạt theo luật định, vì vậy quyết định truy tố phải chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.VKS phải chịu trách nhiệm về mặt chứng cứ trong hồ sơ vụ án. Vì vậy, hồ sơ vụ án thể hiện chứng cứ yếu, thiếu, không đầy đủ dẫn đến Tịa án phải đình chỉ vụ án hoặc tun bị cáo khơng phạm tội đều thuộc trách nhiệm của VKS, điều đó có nghĩa là VKS truy tố oan, sai. Do đó, sau khi đã trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra, VKS xét thấy hồ sơ vụ án còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà VKS khơng thể tự mình bổ sung được; có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, VKS có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung (Điều 168 BLTTHS) để CQĐT tiếp tục điều tra làm rõ nhằm củng cố chứng cứ buộc tội, chứng minh hành vi phạm tội của bị can,khắc phục những thiếu sót và vi phạm trong q trình tố tụng nhằm để đảm bảo việc truy cứu TNHS đối với bị can có căn cứ, đúng pháp luật và giải quyết vụ án được khách quan, tồn diện, triệt để, khơng bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội.
Chứng cứ quan trọng đối với vụ án là chứng cứ chứng minh tội phạm mà thiếu chứng cứ này thì khơng thể giải quyết vụ án được khách quan, tồn diện, đúng
pháp luật, là chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự, thời gian, địa điểm phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội, lỗi, năng lực chịu TNHS, tuổi chịu TNHS, động cơ, mục đích phạm tội, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, nhân thân người phạm tội, hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Do vậy, thiếu những chứng cứ này, VKS truy tố bị can dẫn đến tình trạng truy tố khơng có căn cứ pháp lý, oan, sai cho nên trong trường hợp này luật quy định VKS phải trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung.
Căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác là khởi tố và điều tra về một hoặc nhiều tội nhưng chứng cứ trong hồ sơ cho thấy hành vi của bị can đã thực hiện cấu thành một hoặc nhiều tội khác, có nghĩa là hành vi của bị can khơng phạm vào tội đã bị khởi tố mà phạm tội khác; ngoài tội phạm đã khởi tố và điều tra, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy có căn cứ để khởi tố bị can về một hoặc nhiều tội khác thì VKS phải trả hồ sơ cho CQĐT để thay đổi quyết định khởi tố vụ án, thay đổi quyết định khởi tố bị can về tội danh mới, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, bổ sung quyết định khởi tố bị can về tội danh mới và điều tra tội phạm đã được thay đổi, bổ sung.
Có người đồng phạm khác có nghĩa là ngồi bị can đã bị khởi tố và điều tra, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy cịn có người đồng phạm khác hoặc có người phạm tội khác có liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can. Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra, VKS có quyền quyết định khởi tố bị can khi phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án chưa bị khởi tố (Điều 126 BLTTHS). Do vậy, trong giai đoạn truy tố, VKS nhận thấy có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác trong cùng vụ án chưa bị khởi tố thì VKS quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho CQĐT khởi tố bị can.
Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là trường hợp pháp luật TTHS quy định bắt buộc phải làm theo thủ tục đó nhưng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã bỏ qua không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ
các trình tự thủ tục do BLTTHS quy định dẫn đến đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can và những người tham gia tố tụng khác hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án.
Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố, VKS trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo các căn cứ trên nhằm khắc phục sai sót của CQĐT trong việc định tội danh cịn bỏ sót người, lọt tội, thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm còn thiếu. Theo yêu cầu điều tra bổ sung, CQĐT tiến hành điều tra chặt chẽ hơn, thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh tội phạm để đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều bị xử lý đúng người, đúng tội. Hồ sơ vụ án hình sự được đưa ra xét xử chủ yếu do CQĐT lập, vì vậy hoạt động khởi tố, điều tra đúng người, đúng tội có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc truy cứu TNHS và quyết định hình phạt tại phiên tịa. Những sai phạm của CQĐT ảnh hưởng khơng nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, do vậy quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Kể từ khi VKS quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho CQĐT là tạm dừng giai đoạn truy tố, hồ sơ được trả lại CQĐT để điều tra bổ sung trong giai đoạn điều tra.
- Quyền quyết định tạm đình chỉ vụ án.
Nhiệm vụ của giai đoạn truy tố là truy tố bị can ra Tòa xét xử buộc họ phải chịu hình phạt. Tuy nhiên, khi có căn cứ cho rằng nếu truy tố thì mục đích áp dụng hình phạt răn đe, giáo dục người phạm tội khơng đạt hiệu quả. Do vậy, VKS phải tạm đình chỉ vụ án. Tạm đình chỉ vụ án là quyết định tạm dừng việc tiến hành tố tụng đối với vụ ánhoặc đối với từng bị can khi có các căn cứ do BLTTHS quy định (Khoản 2 Điều 169). Tạm đình chỉ vụ án có ý nghĩa quan trọng nhằm hạn chế việc kéo dài thời hạn truy tố, không để án tồn đọng trong giai đoạn truy tố, hạn chế oan, sai. VKS tạm đình chỉ vụ án khi có các căn cứ sau đây:
Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác mà có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y. Trong giai đoạn truy tố, nếu nhận thấy bị can có dấu hiệu tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo, VKS quyết định trưng cầu giám định pháp y. Theo kết luận của Hội đồng giám định pháp y về việc bị can bị bệnh tâm
thần hoặc bệnh hiểm nghèo, VKS quyết định tạm đình chỉ vụ án. Bị can bị bệnh tâm thần không nhận thức và điều khiển được hành vi hoặc bệnh hiểm nghèo (đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế) [9]. Đối với những người bị bệnh này thì mục đích răn đe, giáo dục họ khơng đạt hiệu quả cho nên phải tạm đình chỉ vụ án. Sau đó, VKS quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị can bị bệnh tâm thần để đưa họ vào cơ sở điều trị chuyên khoa bắt buộc chữa bệnh hoặc giao cho gia đình, người giám hộ trông nom dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền (Điều 311 BLTTHS, Điều 13 và Điều 43 Bộ luật hình sự).
Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu. Bị can bỏ trốn có