Lựa chọn của chủ thể chăm sóc (con cái người cao tuổi)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn của người dân về các loại hình chăm sóc người cao tuổi hiện nay (Trang 46 - 49)

2.4. Lựa chọn loại hình chăm sóc người cao tuổi trong điều kiện cho phép

2.4.1. Lựa chọn của chủ thể chăm sóc (con cái người cao tuổi)

Xã hội phát tiển kéo theo nhiều thay đổi trong nếp sống, trong suy nghĩ, thái độ và hành vi, và để phủ hợp với nhịp sống ngày càng tất bật của thời đại, một số giá trị truyền thống dần được thay thế bởi những giá trị mới phù hợp

hơn với tốc độ phát triển của xã hội. Vì thế, dư luận xã hội không ngạc nhiên với sự xuất hiện các dịch vụ mới mẽ tại Việt Nam trong thời gian gần đây và được xã hội chấp nhận như một điều hiển nhiên của sự phát triển, chẳng hạn như: dịch vụ “đẻ thuê”; dịch vụ “chăm sóc người bệnh” trong các bệnh viện, các công ty thám tử và gần đây là các cơ sở chăm sóc NCT tư nhân. Giữa những giá trị truyền thống và quan niệm mới về một vấn đề nào đó hẳn sẽ có những ý lẽ riêng. Để rộng đường dư luận tác giả tiếp tục tìm hiểu những lựa cọn của chủ thể chăm sóc (con cái NCT) về các loại hình chăm sóc NCT mới này.

Tìm hiểu những lựa chọn của giới trẻ về các loại hình chăm sóc NCT chủ yếu bằng phương pháp định tính thông qua phỏng vấn sâu kết hợp với thu thập dữ liệu và đưa vào phân tích đã thu được một số kết quả như sau: ý kiến mà giới trẻ trả lời chiếm tỷ lệ cao nhất là “cần thiết” có những loại hình chăm sóc NCT này (46%), khác biệt với ý kiến này là số ý kiến “không cần thiết”với tỷ lệ (16%)

Bảng 2.5. Đánh giá về mức độ cần thiết của các loại hình chăm sóc NCT

Mức độ cần thiết của các loại hình chăm sóc Tần suất %

Rất cần thiết 22 22,0

Cần thiết 46 46,0

Không cần thiết 16 16,0

Không biết/khó trả lời 16 16,0

Vậy tại sao phần lớn giới trẻ lại cho rằng những loại hình chăm sóc NCT này là cần thiết? Thắc mắc này đã được giải đáp từ một số cuộc phỏng vấn sâu:

Ông xã đi làm, còn chị thì bận rộn với việc buôn bán, mấy đứa nhỏ cũng đi học đủ thứ, …. Để mẹ ở nhà một thân một mình, lắm lúc chị cũng thấy lo, nhỡ có chuyện gì xảy ra thì khổ.

(chị L.M.T, 35 tuổi, kinh doanh)

NCT thích mở rộng tình làng nghĩa xóm và giao tiếp cộng đồng, nhưng ở thành thị người dân lại bị cuốn vào guồng quay của cuộc sống công nghiệp, nên lối sống “đèn nhà ai nấy rạng”, gia đình như một ốc đảo tách biệt hẳn với thế giới xung quanh dường như đã là phổ biến.

Nhìn các cụ ở nhà đi ra đi vào một mình cả ngày, mình cũng không đành, nhưng biết làm sao được?các cụ hay quên, tin người…dễ bị bọn xấu lừa lắm. Nếu có nơi tiện nghi, thoải mái thì mình đưa cụ vào, đến cuối tuần lại đón cụ về…. thì cũng đỡ lo, mà các cụ cũng có bạn để trò chuyện. chứ ở nhà cũng vậy, mình có gặp các cụ được bao nhiêu đâu mà công việc thì làm sao bỏ được”. N.M.T, 42 tuổi, NVVP

Tuy nhiên, những “mong muốn” mang tính cá nhân này liệu có được xã hội chấp thuận hay không? Đặc biệt là tại Việt Nam – một đất nước có truyền thống văn hóa chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho Giáo, lấy việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi về già làm tiêu chí đánh giá đạo đức của một con người. Tác giả đã đặt ra vấn đề “trong điều kiện cho phép về kinh tế, về sự sẵn có các loại hình chăm sóc NCT…..Anh/chị sẽ chọn hình thức nào sau đây để chăm sóc cho cha, mẹ già?”, khi khảo sát 100 người, kết quả thể hiện như sau.

Bảng 2.6. Lựa chọn của con cái về các loại hình chăm sóc NCT Tần Giá trị % tích

suất % lũy

Con, cháu thay nhau chăm sóc 31 31,0 31,0 tại nhà của 1 người con

Con, cháu thay nhau chăm sóc 18 18,0 49,0 khi ông/bà ở riêng

Các loại

Con, cháu thay nhau chăm sóc 46 46,0 95,0 hình chăm

và thuê người giúp việc hỗ trợ sóc NCT

Tại các trại dưỡng lão/trung 2 2,0 97,0 tâm chăm sóc người cao tuổi

Ý kiến khác 3 3,0 100,0

Tổng 100 100,0

Qua kết quả khảo sát, ta đã thấy được nhu cầu khá lớn về loại hình con, cháu thay nhau chăm sóc và thuê người giúp việc hỗ trợ (46%). Sự lựa chọn này giúp NCT được sống gần gũi với gia đình là một yếu tố quan trọng trong đời sống tinh thần của NCT và cũng phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc “con cháu chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi về già”. Có lẽ đây cũng là lý do mà giới trẻ lựa chọn loại hỉnh chăm sóc NCT này. Truyền thống văn hóa dù ở vào không gian nào, thời gian nào đi nữa cũng không bị mất đi, có chăng là những giá trị truyền thống này được nhìn nhận dưới một góc độ khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn của người dân về các loại hình chăm sóc người cao tuổi hiện nay (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)