2.4. Lựa chọn loại hình chăm sóc người cao tuổi trong điều kiện cho phép
2.4.2. Lựa chọn của khách thể được chăm sóc (người cao tuổi)
Trong thời gian diễn ra cuộc khảo sát thì hầu như các loại hình chăm sóc NCT mà đề tài tìm hiểu vẫn chưa phổ biến rộng rãi tại Việt Nam, mặc dù ở các nước phương Tây những loại hình này đã rất phổ biến. Nó đã trở thành một bộ phận của nền an sinh xã hội ở các quốc gia này. Vậy tại Việt Nam ta
thì sao? Đặc biệt, tại những đô thị lớn, mức độ dân sinh cao, các loại hình chăm sóc NCT này được nhìn nhận như thế nào?
Bảng 2.7. Đánh giá của NCT về mức độ cần thiết của các loại hình chăm sóc
Tần số % % Tích lũy
Mức độ cần Rất cần thiết 34 34,0 34,0
thiết của các Cần thiết 51 51,0 85,0
loại hình Không cần thiết 10 10,0 95,0
chăm sóc Không biết/ khó trả lời 5 5,0 100,0
NCT Tổng 100 100,0
Tuy những loại hình chăm sóc NCT này còn khá mới mẻ đối với NCT Việt Nam. Thế nhưng, hầu hết NCT đều chọn “cần thiết” (51%) và “rất cần thiết”(34%) có những loại hình chăm sóc NCT này. Từ trước đến nay, đa phần những NCT gặp khó khăn trong cuộc sống, neo đơn không nơi nương tựa….. luôn được nhà nước ta quan tâm, hỗ trợ ban hành chính sách chăm sóc, hỗ trợ, xây dựng các trung tâm dưỡng lão miễn phí tạo điều kiện cho NCT vui hưởng tuổi già. Thế nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận NCT (nằm ngoài diện thụ hưởng chính sách của nhà nước), mặc dù có gia đình, con cháu đầy đủ nhưng vẫn sống cô đơn. Lý do là vì những mâu thuẫn nảy sinh trong cuộc sống cùng người thân tại gia đình, mà họ muốn tìm cho mình một nơi nào đó có thể đảm bảo cuộc sống và an hưởng tuổi già. Và đây liệu có phải là nhu cầu cần thiết hiện nay của bộ phận NCT này không?
Cũng cần lắm chứ cô. Ví dụ như gia đình tôi, tôi phải chăm lo cho bà chị ruột không có con cái gì hết, mà khổ nỗi con cái tôi đều ở nước ngoài cả, muốn qua đó sống hay thăm chúng cũng khó vì cứ lo không ai chăm sóc cho bà ấy, muốn gửi cũng chẳng biết gửi ở đâu, người ta có nhận không? Rồi ở đó có tốt không?Bà T.T.V.O, 67 tuổi (Hội NCT phường 2, Q.10)
Bảng 2.8. Lựa chọn của NCT về các loại hình chăm sóc
Tần % % tích
số lũy
Con, cháu thay nhau chăm sóc tại nhà của 1 39 39,0 39,0 người con
Các Con, cháu thay nhau chăm sóc khi Ông/ Bà 44 44,0 83,0 hình ở riêng
thức Con cái thay nhau chăm sóc và thuê người 8 8,0 91,0 chăm giúp việc hỗ trợ
sóc Người giúp việc chăm sóc chính 1 1,0 92,0
NCT
Tại các trại dưỡng lão/ Trung tâm chăm sóc 8 8,0 100,0 người cao tuổi (của tư nhân, phải trả tiền)
Tổng 100 100,0
Khi được hỏi “nếu điều kiện cho phép (về kinh tế, về sự sẵn có của các dịch vụ….) Ông/bà sẽ chọn hình thức nào sau đây để được chăm sóc?”, thì đã có đến 44% chọn “con, cháu thay nhau chăm sóc khi ông/Bà ở riêng” và 39% đã chọn “con, cháu thay nhau chăm sóc tại nhà của một người con”. Phải chăng việc lựa chọn những hình thức chăm sóc này của NCT vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ những suy nghĩ, quan niệm truyền thống “trẻ cậy cha, già cậy con”. Thậm chí, NCT thà chấp nhận sống như một “khách trọ” ngay trong chính ngôi nhà của mình mà được nhìn thấy con, cháu mỗi ngày hơn là vào “viện dưỡng lão” để sống.
Chứ bảo tôi bây giờ mà đi ở tập thể, bỏ con cháu lại không được đâu. Nó điên luôn chứ không phải đùa. Đang sống yên ổn với gia đình, con cháu. “ông nội đã về”, một câu đó hết sức tình cảm, nhưng mà bây giờ ông vào kia với mấy ông, mấy bà bạn thì làm sao có được? “Ông nội đã về”, cái câu đó thôi nó gắn bó kinh khủng luôn. Nhưng mà bây giờ bảo tôi đi ở tập thể thì tôi sợ lắm. Tr. 75 tuổi (Hội NCT phường 2 – Q.10)
Tiểu kết chương 2
Kết quả nghiên cứu đã phần nào giúp tác giả hiểu hơn về cuộc sống của một bộ phận NCT ở Quận 10 nói riêng và tại thành thị nói chung. Có một điều có thể nhận thấy rằng, phần lớn người dân đều cho rằng các loại hình chăm sóc NCT là thực sự cần thiết, như một sự tất yếu trong công cuộc phát triển xã hội và sự lựa chọn các loại hình chăm sóc NCT của người dân trong cuộc khảo sát vẫn hướng đến những mong muốn được chăm sóc, quan tâm từ người thân trong gia đình. Đây phải chăng là một trong những nguyên nhân khiến cho loại hình chăm sóc NCT tại các trung tâm dưỡng lão tư nhân chưa thực sự được hoạt động hiệu quả và phổ biến tại nước ta?
Chương 3
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN LOẠI HÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI