Quy định về khái niệm “rửa tiền”:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực tài chính ngân hàng theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 33 - 37)

Tại Việt Nam, trong quá trình xây dựng Luật phòng, chống rửa tiền cũng đã có rất nhiều ý kiến được đưa ra về khái niệm rửa tiền:

- Loại ý kiến thứ nhất cho rằng dự thảo Luật quy định các hành vi rửa tiền

- Loại ý kiến thứ hai cho rằng, “rửa tiền” là khái niệm được quy định tại Công ước Liên Hợp Quốc về chống buôn bán bất hợp pháp ma túy và các chất hướng thần (Công ước Viên 1988) và được bổ sung tại Công ước của Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước Palermo năm 2000). Khái niệm “rửa tiền” tại hai Công ước này được đa số các quốc gia trên thế giới thừa nhận và được nội luật hóa vào luật pháp quốc gia. Tại thời điểm ban hành Luật phòng, chống rửa tiền năm 2012, hành vi “rửa tiền” được quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự năm 2005 dù đã phần nào thể hiện hành vi “rửa tiền” theo chuẩn quốc tế nhưng vẫn còn một số bất cập (so với chuẩn quốc tế), hành vi “rửa tiền” tại Điều 251 còn chưa đề cập đến hành vi tham gia, phối hợp trợ giúp cho cá nhân, tổ chức có liên quan đến nhóm tội phạm tạo ra tài sản của tội rửa tiền nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý; về ý thức của tội phạm rửa tiền. Do vậy, việc Luật quy định khái niệm “rửa tiền” là nhằm mục đích đưa ra một khái niệm đầy đủ, hoàn chỉnh theo chuẩn quốc tế được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận. Vì vậy, Chính phủ nhất trí khái niệm “rửa tiền” tại Luật là một khái niệm đầy đủ, hoàn chỉnh theo chuẩn quốc tế. Theo đó, Luật phòng, chống rửa tiền 2012 quy định “rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm: Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự; Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có; Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản” [14].

Theo quy định pháp luật hiện nay, Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:

-Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự: Theo quy định tại khoản 1

Điều 324 Bộ luật hình sự, thì một người phạm tội rửa tiền khi thực hiện một trong các hành vi sau: Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có; Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác; Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm

tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó; Thực hiện một trong ba hành vi quy định nêu trên đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có. Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội có một trong các hành vi trên mà không cần xác định hậu quả. Nếu hậu quả do hành vi rửa tiền gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 hoặc khoản 3 của Điều 324 BLHS hiện hành.

-Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh

trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có; -Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản”.

Chủ thể của Tội rửa tiền theo quy định của pháp luật Việt Nam là cá nhân, là bất cứ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. Ngoài cá nhân, thì pháp nhân thương mại cũng là chủ thể của tội này. Việc đưa thêm chủ thể là pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế về thương mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng và cũng phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa. Chủ thể của tội rửa tiền theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm cả tội phạm nguồn, thể hiện qua quy định chủ thể tội rửa tiền tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có; Sử dụng tài sản do mình phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác; Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội …

Về mặt chủ quan, họ nhận thức được đó là tài sản do phạm tội mà có hoặc nhận biết rõ tài sản do chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tài sản do phạm tội mà có và với mong muốn hợp pháp hoá số tài sản đó. Động cơ phạm tội rất nhiều (do nể nang, do vụ lợi về vật chất,…), mục đích của người phạm tội ‘nhằm hợp pháp hóa” tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội này. Tuy nhiên, việc người phạm tội có đạt được mục đích hay không còn phụ thuộc vào phương thức, thủ đoạn

mà họ thực hiện. Nếu người phạm tội đã có hành vi nhưng chưa thực hiện được mục đích phạm tội thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.

Đối tượng tác động của tội rửa tiền này là tài sản do phạm tội mà có với bất kể loại tội gì mà người đó hoặc người khác đã thực hiện mang lại số tiền và tài sản bất hợp pháp. Theo quy định của Bộ Luật Dân sự (Điều 105): “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”, có thể tồn tại dưới hình thức vật chất hoặc phi vật chất; động sản hoặc bất động sản; hữu hình hoặc vô hình; các chứng từ hoặc công cụ pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc lợi ích đối với tài sản đó. Trong quá trình xây dựng luật đối với khái niệm tài sản cũng có nhiều ý kiến, ý kiến thứ nhất cho rằng khái niệm “tài sản” đã được quy định tại Bộ luật Dân sự, không cần thiết quy định khái niệm tài sản tại dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền, ý kiến thứ hai cho rằng việc quy định khái niệm tài sản là cần thiết vì theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, khái niệm tài sản trong Bộ luật Dân sự còn chưa đầy đủ, chưa bao quát, còn gây khó hiểu trong định nghĩa và chưa phù hợp với khái niệm tài sản tại Công ước Palermo. Do vậy, nếu không quy định khái niệm tài sản trong Luật Phòng, chống rửa tiền, Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong quá trình hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm rửa tiền. Vì vậy, khái niệm tài sản được đưa vào Luật phòng, chống rửa tiền là cần thiết và phù hợp.

Về nguồn gốc của tài sản trong rửa tiền, là tài sản do phạm tội mà có, theo ý kiến cá nhân học viên, cụm từ "người khác phạm tội” không phải là tội phạm (người có tội theo bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án), bởi "không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (Điều 9 Bộ luật Tố tụng hình sự). Như vậy, khái niệm người phạm tội không đồng nhất với khái niệm người có tội. Theo khoa học luật hình sự, có tội là khái niệm chỉ thuộc tính của chủ thể mà ở đây là con người, phản ánh tính chất của con người đó. Chỉ Tòa án mới có quyền đánh giá một người là có tội. Trong khi đó, phạm tội là động từ chỉ hành vi của con người đã thực hiện một tội phạm do BLHS quy định. Vì vậy, khi nói hành vi phạm tội, tức là mới nói đến một thực trạng khách quan đã và đang xảy ra và việc ngăn chặn hành vi này là rất cần thiết. Người phạm tội chỉ được xem là người có hành vi phạm tội (người bị tình nghi) chứ chưa bị coi là có tội. Như vậy dấu hiệu "do người khác phạm tội mà có” là thuộc tính của tiền, tài sản được rửa, có nghĩa là tài sản, tiền

được rửa là do người khác phạm tội mà có; còn "biết rõ” là thể hiện trạng thái tâm lý của người có hành vi rửa tiền về nguồn gốc tài sản đó. Liên quan đến yếu tố lỗi của hành vi rửa tiền, theo quy định chủ thể rửa tiền biết rõ hoặc có cơ sở biết rõ tiền, tài sản do phạm tội mà có, do đó lỗi này là lỗi cố ý trực tiếp, tuy nhiên việc đánh giá người thực hiện hành vi rửa tiền “biết rõ” là một khó khăn với cơ quan có thẩm quyền. Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án

nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng điều 324 của Bộ Luật Hình sự thì: “Tiền, tài sản

do phạm tội mà có là tiền, tài sản có được từ hành vi phạm tội. Việc xác định hành vi phạm tội được căn cứ vào một trong các tài liệu sau đây: a) Bản án, quyết định của Tòa án; b) Tài liệu, chứng cứ do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cung cấp (ví dụ: Quyết định khởi tố vụ án, Kết luận điều tra, Cáo trạng...); c) Tài liệu, chúng cứ khác để xác định hành vi phạm tội (ví dụ: tài liệu, chứng cứ của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF), tài liệu tương trợ tư pháp về hình sự... ).

Tuy nhiên hiện nay, hành vi rửa tiền là hợp pháp hóa số lượng bao nhiêu tài sản do phạm tội mà có hiện không được quy định rõ ràng, việc không định lượng được tài sản do phạm tội mà có dẫn đến khó khăn trong việc hình sự hóa tội danh trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực tài chính ngân hàng theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)