ngành đã triển khai hoạt động thanh tra, khảo sát theo chỉ đạo, hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ về phòng, chống rửa tiền như sau:
2.5. Những hạn chế tồn tại trong các quy định pháp luật phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
rửa tiền trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng
Như đã trình bày ở trên, Luật Phòng, chống rửa tiền có nhiều đóng góp quan trọng trong việc tạo lập khuôn khổ pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền, góp phần tích cực trong việc đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước trong thời gian qua; tuy nhiên qua đánh giá và thực tế triển khai, Luật Phòng, chống rửa tiền và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu hụt so với yêu cầu của chuẩn mực quốc tế và bất cập trong quá trình thực thi cần sớm được sửa đổi, bổ sung. Các hạn chế, thiếu hụt này cũng đã được chỉ ra trong dự thảo Báo cáo đánh giá đa phương của APG đối với cơ chế phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố của Việt Nam, cụ thể:
- Một số khái niệm, thuật ngữ; các quy định về nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng; chủ sở hữu hưởng lợi; thỏa thuận ủy quyền, đánh giá rủi ro khách hàng; bảo đảm bí mật thông tin; người có ảnh hưởng chính trị; giám sát đặc biệt
giao dịch… chưa thật sự phù hợp, còn gây khó khăn cho đơn vị báo cáo trong quá trình thực hiện các quy định này.
- Đối tượng báo cáo của Luật Phòng, chống rửa tiền chưa bao quát hết một số tổ chức tiềm ẩn nguy cơ cao bị tội phạm lạm dụng để rửa tiền hoặc một số tổ chức có điều kiện phát hiện những giao dịch đáng ngờ nhưng chưa được hướng dẫn cụ thể cách thức báo cáo để các đối tượng này phải triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền hoặc phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo về phòng, chống rửa tiền.
- Quá trình đánh giá đa phương đã chỉ ra một số thiếu hụt trong quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế mới về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, cụ thể: Chưa có các quy định về việc thanh tra, giám sát, thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền trên cơ sở rủi ro; chưa có quy định về nghĩa vụ đánh giá rủi ro rửa tiền ở cấp quốc gia, cấp lĩnh vực ngành nghề và cấp tổ chức báo cáo; chưa có quy định về cá nhân có ảnh hưởng chính trị (PEPs) trong nước; các quy định về thu thập, xác minh, cập nhật thông tin khách hàng còn thiếu hụt; thiếu hụt các quy định về ngân hàng đại lý; đối tượng báo cáo theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền chưa bao gồm tổ chức cung ứng
dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản ảo, các tổ chức cho
vay trực tuyến; thiếu hụt quy định kiểm soát các tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển tiền và giá trị không chính thức; quy định về chuyển tiền điện tử quốc tế còn thiếu, chưa đầy đủ; thiếu các quy định yêu cầu các tập đoàn tài chính phải có biện pháp đảm bảo các chi nhánh, công ty con ở nước ngoài tuân thủ quy định về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố ở Việt Nam; thiếu các quy định về việc áp dụng biện pháp đối với các quốc gia có rủi ro cao; thiếu các quy định về thu thập thông tin chủ sở hữu hưởng lợi của các thỏa thuận pháp lý; cần quy định bổ sung các dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực kinh doanh kim loại quý, đá quý..
- Việc phối hợp liên ngành trong phòng, chống rửa tiền nhiều khi chưa đáp ứng được chất lượng và thời gian do còn vướng mắc về thủ tục hành chính. Công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát về phòng, chống rửa tiền tại một số bộ, ngành vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
- Sau 07 năm thực hiện Luật Phòng, chống rửa tiền và sau gần 15 năm triển khai công tác phòng, chống rửa tiền, đến nay Việt Nam mới chỉ xét xử thành công 03 vụ án rửa tiền. Điều này là một thách thức lớn của Việt Nam trong việc chứng minh tính hiệu quả của việc thực hiện công tác phòng, chống rửa tiền đối với Đoàn đánh giá của APG vào đánh giá cơ chế phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố của Việt Nam.
Ngoài ra, còn tồn tại một số hạn chế trong quá trình triển khai các quy định của Luật phòng, chống rửa tiền như: Công tác phổ biến giáo dục pháp luật còn nhiều hạn chế nên pháp luật nói chung cũng như pháp luật phòng, chống rửa tiền chưa đi vào thực tiễn cuộc sống. Do công tác phòng, chống rửa tiền là hoạt động liên ngành nên việc chưa có các quy định liên quan đến chuyển giao và nhận chuyển giao, hợp tác và trao đổi thông tin trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát về rửa tiền cũng như việc chưa có một hệ thống công nghệ thông tin kết nối được tất cả các bộ, ngành có liên quan trong phòng, chống rửa tiền. Các nguồn thông tin, cơ sở dữ liệu của Việt Nam chưa có sẵn để phục vụ cho các hoạt động liên quan đến nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng, xác định chủ sở hữu hưởng lợi. Do đặc thù nền kinh tế Việt Nam việc sử dụng tiền mặt vẫn rất phổ biến, cơ chế kiểm soát tài sản, kiểm soát thu nhập cũng như mức độ minh bạch tài sản chưa cao
đã gây khó khăn cho các cơ quan liên quan trong công tác phòng, chống rửa tiền....
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên phải kể đến: tại thời điểm xây dựng và ban hành Luật Phòng, chống rửa tiền, Việt Nam đang nằm trong Quy trình rà soát của nhóm rà soát các vấn đề hợp tác quốc tế (International Co-operation Review Group - ICRG) và cam kết thực hiện các nội dung nêu trong Kế hoạch hành động về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố do FATF đưa ra, trong đó có nội dung ban hành Luật Phòng, chống rửa tiền (trong năm 2011). Do đó, Luật Phòng, chống rửa tiền đã được bổ sung vào chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội Khóa 13 và thực hiện theo quy trình rút gọn. Luật Phòng, chống rửa tiền là luật chuyên ngành, đối tượng áp dụng rộng, hoạt động trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực, do đó một số quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền Phòng, chống rửa tiền chưa bao quát hết những quy định, đặc trưng của từng ngành nghề cụ thể. Một trong những căn cứ để xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền là tham khảo 40+9 Khuyến nghị của FATF nhằm đáp ứng chuẩn mực quốc tế về vấn đề này, tuy nhiên đến tháng 02/2012, FATF đã sửa đổi, bổ sung
40+9 Khuyến nghị thành 40 Khuyến nghị mới về chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và chống phổ biến vũ khí huỷ diệt (40 Khuyến nghị mới). Những sửa đổi mới này nhằm giải quyết các rủi ro mới nảy sinh, làm rõ và tăng cường các nghĩa vụ hiện tại. Do đó, một số quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền hiện nay có nhiều nội dung vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế và gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền, đối tượng báo cáo trong việc thực thi.
Sự phát triển và hội nhập trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là những ứng dụng mới của công nghệ thông tin nên các quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền chưa bao quát hết các nội dung có liên quan đến tội phạm rửa tiền và tội phạm khác liên quan đến tội phạm rửa tiền (tội tiền thân của tội rửa tiền). Nhân lực làm công tác phòng, chống rửa tiền ở hầu hết các đơn vị, cơ quan có thẩm quyền còn rất thiếu, chưa được đào tạo đầy đủ và đa phần là kiêm nhiệm.
Tiểu kết chương 2
Với thực trạng pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam hiện nay, công tác phòng, chống rửa tiền của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền, góp phần làm minh bạch hệ thống tài chính, thúc đẩy hoạt động thanh toán và thương mại quốc tế phát triển, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và sự an toàn, ổn định của xã hội, góp phần quan trọng tạo lập hành lang pháp lý tương đối đầy đủ và toàn diện cho việc triển khai đồng bộ và có hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền trên toàn lãnh thổ Việt Nam, từng bước hoàn thiện hệ thống các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong công tác phòng, chống rửa tiền, thúc đẩy việc thực hiện báo cáo về phòng, chống rửa tiền, Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế đánh giá là có những bước tiến đáng kể trong công tác phòng, chống rửa tiền, tuy nhiên qua đánh giá và thực tế triển khai, Luật Phòng, chống rửa tiền và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu hụt so với yêu cầu của chuẩn mực quốc tế và bất cập trong quá trình thực thi cần sớm được sửa đổi, bổ sung. Qua những tồn tại hạn chế của các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam, học viên đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng theo pháp luật Việt Nam trong đó có các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực
thi pháp luật phòng, chống rửa tiền. Nội dung cụ thể về các giải pháp này sẽ được học viên làm rõ chi tiết tại Chương 3 của Luận văn.
Chương 3