thời gian, các bên liên quan và các chương trình hợp tác quốc tế khác cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc cho Bộ Tư pháp nếu nội dung liên quan đến tương trợ tư pháp để phối hợp thực hiện.
2.3.Thực thi pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực tài chính -
ngân hàng tại Việt Nam
Pháp luật phòng, chống rửa tiền chỉ thực sự phát huy vai trò to lớn của nó khi nó được hiện thực hóa vào đời sống, được cụ thể hóa bằng những hành động của con người, đó chính là thực hiện pháp luật phòng, chống rửa tiền có hiệu quả hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hội, phong tục tập quán, chất lượng các quy định pháp luật… tuy nhiên đối với việc thực thi pháp luật phòng, chống rửa tiền yếu tố con người có tác động to lớn hơn cả, bởi lẽ việc thực hiện xây dựng pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tuân thủ pháp luật về phòng, chống rửa tiền, phát hiện hành vi rửa tiền, báo cáo dấu hiệu rửa tiền.. đều phải xuất phát từ nhận thức của con người, với sự chủ động và ý thức của con người công tác phát hiện, thu thập xử lý các thông tin về rửa tiền, xử lý các sai phạm liên quan đến rửa tiền mới được thực hiện hiệu quả.
Với hệ thống pháp lý về phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam hiện nay khá hoàn chỉnh, việc thực thi pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian qua như sau:
2.3.1. Thực thi pháp luật về phòng, chống rửa tiền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: có thẩm quyền:
Từ năm 01/01/2013 đến 31/5/2020, Cục phòng, chống rửa tiền đã tiếp nhận 10.189 báo cáo giao dịch đáng ngờ; số lượng báo cáo Cục phòng, chống rửa tiền nhận được sau khi Luật phòng, chống rửa tiền có hiệu lực nhiều gấp hơn 6 lần so với giai đoạn 2006-2012. Trước khi có Luật Phòng, chống rửa tiền, các báo cáo giao dịch đáng ngờ chủ yếu do các ngân hàng báo cáo nhưng từ sau năm 2012, khi Luật phòng, chống rửa tiền và các văn bản hướng dẫn được ban hành, Cục phòng, chống rửa tiền bắt đầu nhận được báo cáo giao dịch đáng ngờ từ các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm và các lĩnh vực khác; tuy số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ từ lĩnh vực ngân hàng vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu nhưng chất lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ đã được cải thiện rõ rệt qua các năm. Bên cạnh đó, Cục phòng, chống rửa tiền còn thu thập báo cáo giao dịch có giá trị lớn (CTR) và báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử (EFT) theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền. Trước đây theo quy định của Nghị định 74, Cục phòng, chống rửa tiền tiếp nhận báo cáo giao dịch có giá trị lớn bao gồm: Báo cáo giao dịch nộp và rút tiền mặt thông thường vượt ngưỡng 200 triệu đồng và giao dịch tiết kiệm vượt ngưỡng 500 triệu đồng. Thực hiện theo Quyết định 20 nêu trên, hiện nay Cục phòng, chống rửa tiền chỉ tiếp nhận báo cáo giao dịch có giá trị lớn bằng hoặc vượt ngưỡng 300 triệu đồng. Về báo cáo chuyển tiền điện tử, trước đây Cục phòng, chống rửa tiền chỉ tiếp nhận báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế và không quy định ngưỡng phải báo cáo. Hiện nay, theo quy định tại Thông tư 31 nêu trên, Cục phòng, chống rửa tiền đang tiếp nhận: (i) báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế vượt ngưỡng 1.000 đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương và (ii) giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước có mức giá trị từ 500 triệu đồng trở lên. Hiện nay, mỗi ngày cơ sở dữ liệu của Cục phòng, chống rửa tiền tiếp nhận khoảng 280.000 giao dịch. Tính đến 31/12/2019, hệ thống đang lưu giữ khoảng 425 triệu giao dịch, liên quan đến khoảng 13,4 triệu khách hàng. Cơ sở dữ liệu này đã hỗ trợ tích cực cho công tác phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố nói riêng và phòng, chống tội phạm nói chung.
Từ kết quả phân tích báo cáo giao dịch đáng ngờ, Cục phòng, chống rửa tiền đã tham mưu trình lãnh đạo các cấp chuyển giao thông tin liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Từ năm 2013 đến 31/5/2020, Cục phòng, chống rửa tiền đã chuyển giao
822 vụ việc liên quan đến 5.375 báo cáo giao dịch đáng ngờ cho các cơ quan chức năng; các thông tin của Cục phòng, chống rửa tiền đã hỗ trợ tích cực cho các cơ quan chức năng trong hoạt động thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Sau khi nhận được thông tin do Cục phòng, chống rửa tiền chuyển giao, các cơ quan chức năng đã tiến hành xử lý và có thông tin phản hồi khoảng hơn 450 vụ việc với Cục phòng, chống rửa tiền, trong đó có khoảng 10 vụ việc đã được khởi tố vụ án, khởi tố bị can, 15 vụ việc liên quan đến thuế, hải quan và cơ quan chức năng đã truy thu 400 tỷ tiền thuế cho ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, trong quá trình thu thập, xử lý báo cáo giao dịch đáng ngờ, báo cáo tiền mặt có giá trị lớn và báo cáo chuyển tiền điện tử, Cục phòng, chống rửa tiền đã phát hiện nhiều yếu tố/ dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến gian lận hoặc hoạt động phạm tội của các tổ chức, cá nhân để từ đó đề xuất, tham mưu cho các cấp lãnh đạo hoặc thông báo cho các cơ quan chức năng có liên quan để có các biện pháp xử lý phù hợp.
b. Công tác trao đổi cung cấp thông tin giữa các cơ quan có thẩm quyền trong
hoạt động thanh tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án:
- Trao đổi cung cấp thông tin với các cơ quan có thẩm quyền trong nước:
Thời gian qua, bên cạnh việc tiếp nhận, xử lý và chuyển giao thông tin giao dịch đáng ngờ theo quy định của pháp luật, Cục phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng còn thực hiện phối hợp cung cấp thông tin cho các đơn vị, bộ, ngành có liên quan trong hoạt động thanh tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Theo số liệu thống kê cho thấy, số lượng các văn bản đề nghị Cục phòng, chống rửa tiền cung cấp thông tin không ngừng gia tăng qua các năm, chủ yếu là từ các đơn vị thuộc Bộ Công an. Cụ thể, từ năm 2013 đến 31/5/2020, Cục phòng, chống rửa tiền đã tiếp nhận và cung cấp thông tin cho 675 lượt văn bản đề nghị cung cấp thông tin của các bộ, ngành có liên quan tăng gấp hơn 5 lần so với giai đoạn 2006 – 2012. Trong quá trình phối hợp cung cấp thông tin, các cơ quan chức năng đã ghi nhận những thông tin, tài liệu do Cục phòng, chống rửa tiền cung cấp là kênh thông tin vô cùng hữu ích, hỗ trợ tích cực cho hoạt động chuyên môn của các đơn vị trong công tác thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; giúp các đơn vị này nhanh chóng xác định được mục tiêu, đối tượng,
giảm đáng kể thời gian trinh sát, xác minh, điều tra; giúp các cơ quan quản lý nhà nước xác định được những hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong lĩnh vực thuộc quyền quản lý để có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn kịp thời. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phối hợp cung cấp thông tin sau khi Luật phòng phòng, chống rửa tiền được ban hành, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về trao đổi thông tin với Tổng cục An ninh thuộc Bộ Công an (năm 2013) và Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính (năm 2015).
- Trao đổi thông tin cung cấp thông tin với các cơ quan phòng, chống rửa tiền
nước ngoài và các cơ quan, tổ chức nước ngoài khác:
Thời gian qua, để tạo thuận lợi cho quá trình hợp tác trao đổi thông tin với cơ quan phòng, chống rửa tiền nước ngoài và các cơ quan, tổ chức nước ngoài khác, đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã đàm phán và ký kết 09 Bản ghi nhớ (MOU) trao đổi thông tin liên quan đến rửa tiền và tài trợ khủng bố với các quốc gia, trong đó 04 MOU được ký trước năm 2013 và 05 MOU được ký kết từ năm 2013 đến nay: Hàn Quốc (2013), Thái Lan (2013), Nhật Bản (2013), Bangladesh (2014), Nga (2017). Đối với các quốc gia mà Việt Nam chưa ký kết MOU thì việc trao đổi thông tin được thực hiện trên nguyên tắc “có đi có lại” như đối với Đài Loan, Singapore, Thuỵ Sĩ, Tunisia, Ả Rập, Pháp, New Zealand, Hồng Kông...
c. Kết quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền:
Đến nay, Việt Nam mới xét xử được 03 vụ án với tội danh rửa tiền theo Điều 251 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009, Điều 324 Bộ luật hình sự năm 2015 (đã sửa đổi, bổ sung):
- Vụ án thứ nhất là vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH Vận tải Viễn Dương Vinashin (Vinashinlines). Theo cáo trạng, để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng về nguồn gốc bất hợp pháp của số tiền do phạm tội mà có, Giang Kim Đạt, bị cáo chính của vụ án đã nhờ bố đẻ là Giang Văn Hiển đứng tên mở các tài khoản ngân hàng để nhận tiền. Bị cáo Hiển đã trực tiếp làm thủ tục đứng tên mở 22 tài khoản ngoại tệ tại 4 ngân hàng trong nước. Sau đó đã có 92 lần các công ty nước ngoài chuyển tiền vào tài khoản của Giang Văn Hiển. Tổng cộng số tiền Giang Văn Hiển đã nhận thông qua các tài khoản ngân hàng
tương đương hơn 260 tỷ đồng. Sau khi có tiền trong các tài khoản, Giang Văn Hiển rút tiền mặt cho Giang Kim Đạt và mua 40 bất động sản gồm nhà, đất, mua đi bán lại 13 ô tô đứng tên mình và người thân. Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã xử phạt Giang Văn Hiển 12 năm tù về tội rửa tiền.
- Vụ án thứ hai là vụ án liên quan đến đường dây đánh bạc do Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam, cầm đầu. Theo cáo trạng, Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam và đồng phạm thực hiện điều hành trò chơi đánh bạc đã thu hút gần 43 triệu tài khoản đăng ký và kiếm được hơn 9.800 tỷ đồng. Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã kết án hai kẻ chủ mưu là Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam 10 năm và 5 năm tù về hai tội tổ chức đánh bạc và rửa tiền.
- Vụ án thứ ba là vụ án Lê Thị Hà Nội do Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xét xử tháng 11/2019, theo đó, Lê Thị Hà Nội do thường xuyên đi Trung Quốc mua bán hàng hóa đã quen biết một số đối tượng người Trung Quốc, các đối tượng này đã bàn bạc và thống nhất yêu cầu Lê Thị Hà Nội sử dụng Giấy chứng minh nhân dân giả mở một số tài khoản Ngân hàng để nhận các khoản tiền do các đối tượng sử dụng công nghệ, giả danh các cơ quan tư pháp Việt Nam để lừa đảo, số tiền lừa đảo được dùng để mua tiền ảo chuyển về ví tiền ảo do Nội chuẩn bị, sau đó Nội bán tiền ảo đổi ra Việt Nam đồng chuyển cho đối tượng người Trung Quốc và lấy phần trăm. Ngày 25/11/2019, Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ra Bản án số 61/2019/HS-ST xử phạt Lê Thị Hà Nội 07 năm tù về tội “Rửa tiền” quy định tại điểm a, Khoản 3, Điều 324 Bộ luật hình sự năm 2015.
d. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền và xử phạt vi phạm hành chính
Thời gian qua, công tác chỉ đạo, hướng dẫn về thanh tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và xử phạt vi phạm hành
chính đã bước đầu được triển khai và mang lại kết quả nhất định. Cụ thể, các bộ,