Thực thi pháp luật phòng, chống rửa tiền của các đối tượng báo cáo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực tài chính ngân hàng theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 61 - 63)

ngành đã triển khai hoạt động thanh tra, khảo sát theo chỉ đạo, hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ về phòng, chống rửa tiền như sau:

2.3.2. Thực thi pháp luật phòng, chống rửa tiền của các đối tượng báo cáo trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng

Theo quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền, đối tượng báo cáo có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền như: Nhận biết, xác minh và cập nhật thông tin khách hàng; phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền; rà soát, phát hiện và báo cáo giao dịch đáng ngờ; lưu trữ và bảo mật thông tin; áp dụng biện pháp tạm thời; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền cho cán bộ, nhân viên; kiểm toán nội bộ việc tuân thủ các chính sách, quy định, quy trình và thủ tục liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền.

Nhận biết, xác minh và cập nhật thông tin khách hàng là biện pháp phòng ngừa thiết yếu và đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện các giao dịch đáng ngờ. Qua kết quả thanh tra, khảo sát cho thấy hiện nay các quy trình, thủ tục nhận biết, xác minh và cập nhật thông tin khách hàng đã được các ngân hàng đưa vào quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền và tổ chức triển khai trong thực tiễn.

Hầu hết các đối tượng báo cáo là các ngân hàng đã có quy trình về rà soát khách hàng, tài khoản để phát hiện và báo cáo giao dịch đáng ngờ. Việc phát hiện giao dịch đáng ngờ là kết quả của việc nhận biết khách hàng, việc thường xuyên rà soát, cập nhật thông tin khách hàng và tài khoản của khách hàng. Do tính chất quan trọng của yêu cầu nhận biết khách hàng, rà soát khách hàng và tài khoản của khách hàng mà Ngân hàng Nhà nước đã quy định các ngân hàng được phép thực hiện chuyển tiền điện tử quốc tế phải xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phù hợp phục vụ cho việc báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử và phải có hệ thống phần mềm để lọc, phân tích giao dịch nhằm mục đích phòng, chống rửa tiền và ngăn ngừa các rủi ro khác. Báo cáo giao dịch đáng ngờ được quy định gửi bằng văn bản cho Cục phòng, chống rửa tiền, trường hợp khẩn cấp có thể gửi bằng fax nhưng phải đảm bảo bảo mật thông tin trên đường truyền. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để có thể tiếp nhận được báo cáo giao dịch đáng ngờ bằng file điện tử.

Bên cạnh việc thực hiện báo cáo giao dịch đáng ngờ, theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, ngân hàng còn phải báo cáo giao dịch có giá trị lớn, chuyển tiền điện tử, báo cáo giao dịch có dấu hiệu liên quan đến tội phạm…Về báo cáo giao dịch giá trị lớn và giao dịch chuyển tiền điện tử, các đối tượng báo cáo được quy định báo cáo hàng ngày bằng tệp dữ liệu điện tử cho Cục phòng, chống rửa tiền thông qua chương trình phần mềm do Cục phòng, chống rửa tiền cài đặt cho các ngân hàng; Thực tế về các giao dịch đáng ngờ chủ yếu các báo cáo giao dịch đáng ngờ (STR) được gửi bởi các ngân hàng, tiếp theo là các công ty chuyển tiền và các công ty bảo hiểm (3%). Báo cáo STR được gửi bởi các ngành khác là không đáng kể. Cụ thể [13]:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực tài chính ngân hàng theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)