Nhận xét thực tiễn thi hành pháp luật quản lý nhà nước về đất nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đất NÔNG NGHIỆP từ THỰC TIỄN HUYỆN PHÙ mỹ, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 46 - 55)

nông nghiệp tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

2.4.1. Kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Việc thi hành pháp luật quản lý nhà nước về đất nông nghiệp đã góp phần ổn định KT - XH tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết trung ương 7 khóa X của Uỷ ban nhân dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định cho thấy, nông nghiệp, nông thôn của huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 14,06%; trong đó, nông - lâm - thuỷ sản tăng 6,8%. Năm 2017, giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 38,16% trong cơ cấu kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người từ 11,61 triệu đồng năm 2008 tăng lên 35,89 triệu đồng năm 2017, tăng 24,37 triệu đồng/người/năm. Tỷ trọng trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ trong cơ cấu ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; năm 2017, trồng trọt chiếm 64,35%, chăn nuôi 32,64%, dịch vụ 3,01% (năm 2008 tỷ trọng tương ứng là 70,71%, 26,08% và 3,21%).

Năm 2017, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 32.891 ha, tăng 2.868 ha so với năm 2008. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 122.270 tấn, tăng 20.061 tấn; giá trị 1 ha canh tác là 144,54 triệu đồng/năm, tăng 90,84 triệu đồng/năm so với năm 2008. Đảm bảo ổn định tình hình An ninh lương thực.

Trong những năm vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh Bình Định nói chung và huyện Phù Mỹ nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu đã tạo ra những cơ sở quan trọng giúp Nhà nước quản lý được nguồn tài nguyên đất đai, đảm bảo phân bổ quĩ đất đai cho sự phát triển toàn diện của tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển KT - XH của huyện theo hướng ổn định, bền vững, văn minh. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đạt

được một số thành tựu nhất định, giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của tỉnh dần đi vào ổn định. Là cơ sở để Đảng, Nhà nước xây dựng chính sách, có biện pháp chỉ đạo phù hợp, tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã và cả thành phố. Bộ mặt đô thị của huyện Phù Mỹ đã thay đổi tiến bộ lên rất nhiều, môi trường sống được cải thiện, nhu cầu về nhà ở của dân cư đô thị được quan tâm cải thiện đáng kể. Ngoài ra, huyện Phù Mỹ đã thực hiện tốt việc giao đất, thu hồi đất để đưa vào khai thác hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Một cách tổng quan có thể thấy, chính quyền huyện Phù Mỹ đã tích cực triển khai thực hiện phân cấp trong quản lý đất nông nghiệp theo quy định của luật đất đai phù hợp với điều kiện của địa phương nên được người sử dụng đất tin tưởng, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển, cụ thể:

Thứ nhất, chính quyền địa phương đã triển khai tuyên truyền, phổ biến

luật và các chính sách đất đai cho cán bộ và người dân. Việc tuyên truyền luật đất đai cho cán bộ và nhân dân và người sử dụng đất với nhiều hình thức khác nhau, thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau nên cơ bản đã đưa nội dung của luật pháp và chính sách đến người sử dụng đất trên địa bàn.

Thứ hai, việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm

pháp luật về quản lý sử dụng đất đai trong đó có đất nông nghiệp được chính quyền địa phương tổ chức thực hiện kịp thời.

Thứ ba, chính quyền địa phương đã chỉ đạo việc thống kê, kiểm kê đất

đai, trong đó có diện tích đất nông nghiệp tương đối đúng quy trình và tiến độ. Từ khi thực hiện luật Đất đai năm 2013 đến nay đã thực hiện công tác này đúng quy định của luật.

Thứ tư, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp được xây dựng và tổ

chức thực hiện đúng hạn, gắn kết với quy hoạch phát triển tổng thể KT - XH, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông vận tải của địa phương. Việc giám

sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương cũng được quan tâm nhiều hơn nhằm phát hiện kịp thời những bất cập để điều chỉnh cũng như những hành vi không tuân thủ quy hoạch để có biện pháp xử lý hướng đến mục tiêu bảo vệ quỹ đất khuyến khích sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả tại địa phương. Nội dung quy hoạch đã đáp ứng được nhu cầu, xu hướng phát triển tất yếu của địa phương về các phương diện chuyển dịch hợp lý đất nông nghiệp sang phục vụ nhu cầu đô thị hóa, xây dựng kết cấu hạ tầng, mở rộng diện tích 3 loại rừng trên địa bàn huyện.

Thứ năm, tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp

được cải thiện. lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện đã quan tâm ban hành các văn bản để thúc đẩy nhanh quá trình cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.

Việc giao, cho thuê đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phù Mỹ được thực hiện theo đúng quy trình, hợp lý. Hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Chính quyền địa phương đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai nhằm tạo điều kiện thuận lợi để giao đất đúng tiến độ

Thứ sáu, việc thực thi các chính sách tài chính về đất đai và giá đất

được thực hiện theo các quy định của luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thứ bảy, công tác tiếp công dân, tiếp nhận đơn thư và giải quyết khiếu

nại, tố cáo có những bước chuyển biến tích cực, đã thực hiện đúng quy trình thủ tục, quy trình các bước theo quy định của pháp luật. Việc tuyên truyền pháp luật, hướng dẫn cho người dân thực hiện đúng các quy định liên quan đến khiếu nại, tố cáo về đất nông nghiệp đã được chú ý và thu được những kết quả nhất định. Công tác tập huấn pháp luật được tổ chức thường xuyên với nhiều hình thức, nhiều trường hợp sau khi được giải thích, công dân đã tự nguyện rút đơn khiếu nai tố cáo, hồ sơ giải quyết khiếu nại đảm bảo chất

lượng. tình trạng khiếu kiện đông người trên địa bàn huyện phần nào được kiểm soát.

Thứ tám, bộ máy quản lý đất đai được kiện toàn, phối hợp tốt với nhau

để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp đa số còn trẻ, trình độ chuyên môn thường xuyên được nâng cao.

Thứ chín, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đã có phương thức quản lý

nhà nước về đất nông nghiệp tương đối phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và phần nào khắc phục được một số bất cập trong chính sách pháp luật đối với quản lý nhà nước về đất nông nghiệp nên về căn bản đã thu được những kết quả nhất định.

2.4.2. Những hạn chế, khó khăn trong quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định còn có những khó khăn, hạn chế sau:

Thứ nhất, hệ thống quy hoạch sử dụng đất tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình

Định chưa đáp ứng được yêu cầu để quản lý, sử dụng đất có hiệu quả. Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, huyện mới chỉ chú trọng tới chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ở khu vực gần tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ, gần trung tâm huyện, xã. Điều này góp phần tăng nguồn thu ngân sách nhà nước và thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều công việc cho người dân địa phương nhưng lại làm cho diện tích đất nông nghiệp bị giảm đi quá nhiều. Hơn nữa, các dự án chuyển đổi không được thực hiện ngay mà kéo dài nhiều năm dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp bị bỏ hoang nhiều. Ngoài ra, nhiều khu đất xen kẹt sau chuyển đổi khiến nhiều khu vực đất nông nghiệp cũng không được sử dụng do người dân khó khăn trong sản xuất vì không thuận tiện.

Thứ hai, công tác ban hành văn bản quản lý chưa khoa học, còn tùy tiện, thiếu kịp thời, chưa đồng bộ và có những chồng chéo thậm chí trái quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển chung của huyện, tỉnh và quyền lợi của người sử dụng đất, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Đồng thời, do hạn chế của công tác lập quy hoạch, kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch, do quy định về giá đền bù thiệt hại khi thu hồi đất chậm được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Vì vậy, vẫn còn khá nhiều dự án chậm triển khai do không giải phóng được mặt bằng mà chủ yếu là khiếu kiện về giá đền bù đất và đòi yêu sách.

Thứ ba, thủ tục hành chính vẫn còn quá rườm rà, phức tạp gây cản trở

các quan hệ đất đai trong xã hội, cản trở người sử dụng đất khai thác sử dụng đất có hiệu quả để phát triển kinh tế. Việc một số Uỷ ban nhân dân xã khoán trắng cho cán bộ địa chính hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã trong nhiều hoạt động như: xác nhận về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất để làm căn cứ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định việc bồi thường hay không bồi thường về đất cho người đang sử dụng đất; thực hiện thanh lý các hợp đồng thuê đất quá thời hạn và không hề xử lý trách nhiệm đối với cán bộ quản lý và cũng không có sự hỗ trợ tài chính khi thanh lý hợp đồng… có thể dẫn đến tình trạng tiêu cực, tham nhũng.

Thứ tư, tình trạng vi phạm pháp luật trong công tác quản lý sử dụng đất

còn nhiều. Tình trạng khiếu kiện về đất đai nhà cửa vẫn thường xuyên xảy ra, nhưng chưa được giải quyết kịp thời. Vấn đề gây lãng phí, bỏ hoang hóa đất trong quá trình quản lý sử dụng đất còn nhiều.

Thứ năm, cơ sở vật chất và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong

công tác lưu trữ hồ sơ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính còn chậm. Việc xử lý, lưu trữ thông tin còn bất cập, chưa xây dựng được hệ thống thông tin đất đai trên cơ sở các loại bản đồ dạng số gây khó khăn trong công tác xử lý, quản lý và khai thác thông

tin đất đai.

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế, khó khăn trong quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Thứ nhất, hệ thống pháp luật về đất nông nghiệp còn nhiều bất cập. Hệ

thống văn bản pháp luật và chính sách đất đai được ban hành nhiều, thay đổi thường xuyên nhưng không toàn diện, thiếu thống nhất, còn chồng chéo và để nhiều lỗ hổng. Đặc biệt việc triển khai thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của Chính phủ còn thiếu đồng bộ và thiếu kịp thời. Có hiện tượng thừa và thiếu đối với văn bản quản lý nhà nước về đất đai. Việc chưa hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về đất đai, sự thiếu nhất quán giữa pháp luật về đất đai với các hệ thống pháp luật khác đã tạo kẽ hở trong việc áp dụng pháp luật. Sự chậm chễ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, làm giảm tác dụng của Luật. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tuy còn rườm ra gây khó khăn cho người dân. Luật Đất đai đã phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của cấp tỉnh, huyện, xã, nhưng về trách nhiệm quản lý vẫn chưa rõ ràng, do đó có sự đùn đẩy trách nhiệm giữa tỉnh với huyện; giữa huyện với xã. Thực tế chính quyền xã là cấp cơ sở sâu sát với dân, quản lý trực tiếp mọi vấn đề của người dân, phát hiện những vướng mắc, sai phạm đầu tiên, trong khi đó pháp luật đất đai chưa quy định rõ trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cấp xã nên khi kiểm tra, tháo gỡ các vướng mắc của các cơ quan cấp trên trong thực thi pháp luật chưa thường xuyên, chặt chẽ.

Thứ hai, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp còn chưa thường xuyên và

sâu sát, công tác quản lý và hiệu lực của chính quyền các cấp một số nơi chưa chặt chẽ, chưa theo kịp với yêu cầu trong quản lý cũng là nguyên nhân không nhỏ gây khó khăn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm. Một số ngành có liên quan chưa tích cực tham gia, hoặctham gia không thường xuyên trong công tác đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các quy định và thực hiện các

quy định liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp.

Thứ ba, việc tổ chức thực hiện Luật Đất đai của chính quyền huyện

chưa tốt, còn trông chờ, chủ yếu chạy theo sự vụ, thiếu biện pháp điều chỉnh thường xuyên trong quản lý mà còn trông chờ các văn bản hướng dẫn của cấp trên. Trong khi đó, các văn bản hướng dẫn lại được ban hành chậm nên nhiều nội dung quản lý còn bị để ngỏ, chưa giải quyết hoặc kéo dài.

Thứ tư, công tác vận động, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

chưa tốt, chưa thật sự quan tâm, chưa đi vào chiều sâu, chưa phát huy hết tinh thần làm chủ cũng như sức mạnh khối đại đoàn kết của các tổ chức, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội và chưa chú trọng đến ý kiến đóng góp của nhân dân.

Thứ năm, vai trò, chức năng kiểm tra giám sát của Hội đồng nhân dân

huyện Phù Mỹ trong quản lý nhà nước về đất nông nghiệp chưa thường xuyên, sâu sát, chất lượng hạn chế; thiếu sự quan tâm phân công trách nhiệm quản lý các khu vực quy hoạch, xử lý vi phạm đất nông nghiệp.

Thứ sáu, công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính còn nhiều hạn chế do

lịch sử để lại. Các hồ sơ tài liệu địa chính lưu trữ từ những năm trước đến nay rất đa dạng, độ chính xác rất thấp, tính pháp lý yếu và số lượng không đầy đủ, ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước.

Thứ bảy, thực tế từ năm 1993 đến nay hoạt động quản lý nhà nước về

đất đai ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đã có những chuyển biến cơ bản, nhưng do khối lượng công việc lớn, tập trung cao vào một giai đoạn, do đó chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý giai đoạn vừa qua còn thấp, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của thực tế.

Thứ tám, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai, đặc biệt là đội

ngũ cán bộ ở cấp cơ sở, họ chưa được đao tạo, bồi dưỡng và quan tâm đúng mức. Trong khi đó, chính đội ngũ cán bộ cấp cơ sở là những người gần dân và trực tiếp nhất trong công tác quản lý đất đai. Và chính đội ngũ này là những

người có thể nắm vững tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp cũng như những vi phạm trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn do mình quản lý. Tuy vậy, nhà nước ta chưa có sự quan tâm đúng mức tới đội ngũ cán bộ, công chức này. Gần như đa phần cán bộ Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, thị trấn không có bằng cấp chuyên môn, tham mưu giúp việc chủ tịch cấp xã, thị trấn là cán bộ địa chính lại thường không phải là người sở tại, hoặc người sở tại kinh nghiệm quản lý kém, không đúng chuyên môn lại không nắm vững lịch sử quản lý đất đai của địa phương nhiều. Trong khi đó, Phòng Tài nguyên và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đất NÔNG NGHIỆP từ THỰC TIỄN HUYỆN PHÙ mỹ, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)