Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình đất nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đất NÔNG NGHIỆP từ THỰC TIỄN HUYỆN PHÙ mỹ, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 33 - 39)

nông nghiệp ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Huyện Phù Mỹ là một huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn về hướng Bắc khoảng 60km. Huyện sở hữu cùng lúc 2 đầm lớn với hai hệ sinh thái biển đặc thù khác nhau và có đường bờ biển dài 34km. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 55.592,01 ha, dân số năm 2020 khoảng 177.501 người, chiếm 9,10% diện tích và 11,40% dân số toàn tỉnh.

- Về tọa độ địa lý:

+ Kinh độ Đông: 108056’00’’ - 109013’00’’. + Vĩ độ Bắc: 14004’23”- 14023’00’’.

-Về ranh giới địa lý hành chính: + Phía Đông giáp biển Đông;

+ Phía Tây giáp huyện Hoài Ân và huyện Phù Cát; + Phía Bắc giáp huyện Hoài Nhơn;

+ Phía Nam giáp huyện Phù Cát.

Huyện Phù Mỹ được chia thành 19 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm Thị trấn Phù Mỹ, Thị trấn Bình Dương và 17 xã: Mỹ Đức, Mỹ Châu, Mỹ Thắng, Mỹ Lộc, Mỹ Lợi, Mỹ An, Mỹ Phong, Mỹ Trinh, Mỹ Thọ, Mỹ Hòa, Mỹ Thành, Mỹ Chánh, Mỹ Chánh Tây, Mỹ Quang, Mỹ Hiệp, Mỹ Tài, Mỹ Cát.

Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam, đường tỉnh ĐT.631, đường tỉnh ĐT.632, đường tỉnh ĐT.639, ĐT.639B và các tuyến đường liên thôn, liên xã, liên huyện, tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, xã hội đồng thời góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh, quốc phòng hướng biển.

Vị trí địa lý trên tạo điều kiện thuận lợi để huyện Phù Mỹ khai thác các thế mạnh về tiềm năng lao động, đất đai, các nguồn tài nguyên và các sản phẩm đặc thù trên địa bàn huyện, phục vụ cho việc mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm, giao lưu thông thương với các huyện trong tỉnh và với cả nước. Trên cơ sở đó đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, phát triển KT - XH, hòa nhịp với xu thế phát triển chung của cả tỉnh để Phù Mỹ trở thành một trong những huyện phát triển ở vùng ven biển Bình Định.

Huyện Phù Mỹ thuộc các núi bên rìa sườn phía Đông của dãy Trường Sơn Nam, có địa hình dốc và phức tạp. Hướng dốc chính từ Tây sang Đông, núi và đồng bằng xen kẽ nhau do một số dãy núi từ Trường Sơn kéo dài xuống biển tạo thành. Từ phía Tây xuống đồng bằng phía Đông, địa hình hạ thấp đáng kể. Nếu ở các núi phía Tây và Tây Bắc có cao độ từ 450m đến 650m thì ở đồng bằng phía Đông của huyện chỉ có cao độ từ 6m đến 20m, vùng ven biển cao độ 2m đến 3m. Toàn huyện có thể chia thành 4 dạng địa hình sau:

- Vùng đồi núi phía Tây và Tây Bắc của huyện có độ cao trên 450m đến 650m, chiếm gần 25,5% diện tích tự nhiên, kéo dài theo chiều Tây - Đông gần như chia huyện ra thành hai phần là Bắc và Nam Đèo Nhông. Địa hình của vùng này là núi trung bình và núi thấp, bị phân cắt mạnh, phần lớn các sườn núi có độ dốc trên 200.

- Vùng đồi gò chiếm hơn 17% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác khắp huyện và tập trung chủ yếu ven các chân núi phía Tây, phía Bắc và hai khối núi được bao bọc bởi đường tỉnh ĐT.632. Độ dốc chủ yếu của địa hình vùng này từ 100 - 150.

- Vùng đồng bằng chiếm gần 47,2% diện tích tự nhiên, là những đồng bằng nhỏ hẹp hình thành ở vùng hạ lưu hệ thống sông La Tinh. Ven biển có các cồn cát, đụn cát chạy dọc bờ biển với chiều rộng khoảng 2km. Vùng này có các đầm, cửa biển, bãi biển có tiềm năng để phát triển kinh tế tổng hợp biển.

- Vùng đất ngập nước chiếm hơn 10,3% diện tích tự nhiên, phân bố ven đầm Trà Ổ và đầm Đề Gi, là những dải đất thấp ven biển và ven đầm, chịu ảnh hưởng thường xuyên của thủy triều.

- Khí hậu của huyện giống như khí hậu chung toàn tỉnh là nhiệt đới ẩm, gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm 27 - 27,50C. Lượng mưa trung bình năm 1.600 - 2.000mm, phân bố theo mùa rõ rệt. Mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng

12) tập trung 75 - 80% lượng mưa cả năm, lại trùng với mùa bão nên thường xuyên gây ra gió lớn kết hợp với lũ, lụt. Mùa khô kéo dài gây nên hạn hán ở nhiều nơi.

- Thổ nhưỡng huyện Phù Mỹ tương đối phong phú về chủng loại và có sự phân bố khác nhau trên các kiểu địa hình, được phong hóa trên các nền đá mẹ khác nhau. Huyện Phù Mỹ có lưu vực sông chính là sông La Tinh, ngoài ra còn có một số sông suối nhỏ đổ vào đầm Trà Ổ và đổ ra biển.

Sông La Tinh bắt nguồn từ vùng rừng núi cao 400 – 700m phía Tây huyện Phù Mỹ, Phù Cát chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến đập Cây Gai chuyển sang hướng Tây - Đông, sau đó đến đập Cây Ké chuyển hướng Đông - Bắc và đổ vào đầm Nước Ngọt rồi thông ra biển qua cửa Đề Gi.

Phù Mỹ còn có hệ thống hồ đầm như hồ nhân tạo Diêm Tiêu, đầm nước ngọt Trà Ổ, đầm nước lợ Đề Gi thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản.

Nguồn nước ngầm ở Phù Mỹ có trữ lượng không lớn song chất lượng khá tốt có thể sử dụng cho sinh hoạt. Trữ lượng khai thác có thể chia 2 khu vực như sau:

- Khu vực có triển vọng vừa: Với trữ lượng khai thác gần khoảng 7.000 m3/ngày đêm ở chiều sâu khai thác từ 25 đến 90m, tập trung ở vùng đồng bằng. [2]

- Khu vực có triển vọng kém: Với trữ lượng khai thác khoảng 3.000 m3/ngày đêm, tập trung ở vùng ven biển, độ mặn và lượng sắt cao, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu nước sinh hoạt.[2]

- Với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, địa hình, đất đai đa dạng, đã tạo cho hệ thực vật rừng của huyện Phù Mỹ khá phong phú về thành phần loài tuy rằng số lượng không lớn.

Năm 2019, toàn huyện có 8.892,20 ha đất rừng sản xuất với trữ lượng gỗ khoảng 108 nghìn m3, trong đó có gần 98 nghìn m3 là trữ lượng gỗ từ rừng

trồng. Diện tích đất rừng phòng hộ là 9.988,61 ha nhưng trữ lượng gỗ chỉ khoảng 85 nghìn m3 trong đó 67 nghìn m3 từ rừng nghèo và rừng phục hồi, 18 nghìn m3 từ rừng phòng hộ [3]. Ngoài các loại cây lấy gỗ, rừng Phù Mỹ còn

có nhiều loài cây làm cảnh, cây đặc sản, cây dùng làm dược liệu và làm hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao…

- Tài nguyên khoáng sản của huyện Phù Mỹ không đa dạng về chủng loại, nhưng có một số khoáng sản đã được xác định có giá trị trong ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành sản xuất vật liệu xây dựng.

- Huyện Phù Mỹ có bờ biển dài 32km với cửa lạch lớn Đề Gi, biển Phù

Mỹ có nhiều sản phẩm quý hiếm có giá trị kinh tế cao như: cá hồng, cá mú, cá thu, cá chua, tôm biển và các loại hải sản khác như cá cơm, mực, cua biển …

-Tài nguyên du lịch của Phù Mỹ tương đối phong phú và đa dạng, bao

gồm cả núi, hồ, biển, các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội có sức hấp dẫn. Bờ biển dài, nhiều vùng vịnh với những bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh biển hài hòa, hấp dẫn như mũi Vi Rồng, Bãi Bàng, Hải Đăng, Đề Gi, Đầm Trà Ổ… thu hút nhiều khách tham quan của các xã, huyện lân cận và thành phố Quy Nhơn.

Tập trung chủ yếu ở khu vực ven biển dọc đường tỉnh ĐT.632 và vùng phụ cận trong vòng bán kính khoảng 30 - 40km là một vùng ven biển rất đẹp kéo dài từ Vĩnh Lợi (Mỹ Thành) đến Hà Ra (Mỹ Đức) gồm nhiều bãi cát dài, trong đó bãi cát từ Xuân Thạnh (Mỹ An) qua Mỹ Thắng đến Mỹ Đức là dài nhất khoảng 30km. Trong thời kỳ quy hoạch, thế mạnh của du lịch Phù Mỹ là khai thác các lợi thế về cảnh quan, du lịch biển phát triển các sản phẩm như tham quan, du lịch sinh thái biển, tắm biển, thể thao, ẩm thực đặc trưng biển… Về lĩnh vực du lịch đã đầu tư phát triển có những khởi động bước đầu, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh trên địa bàn. Đã có một số doanh nghiệp đến khảo sát lập dự án đầu tư như dự án Khu du lịch sinh thái tổng hợp nghỉ dưỡng cao cấp tại xã Mỹ Thọ, khu du lịch tâm linh tại xã Mỹ Châu, Khu du

lịch sinh thái tại khu vực Đầm Trà Ổ, đầm Đề Gi.

Với lợi thế là địa bàn có nhiều di tích lịch sử văn hoá nên trong những năm qua lượng khách du lịch địa phương đến với địa bàn khá đông, tuy nhiên chưa khơi dậy được tiềm năng du lịch tại chỗ, chưa khai thác hết lợi thế của địa phương, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp vào đầu tư khai thác các tiềm năng du lịch sinh thái. Hoạt động lưu trú chủ yếu mang tính tự phát, chủ yếu phục vụ đối tượng công nhân ở các cụm công nghiệp làng nghề trong huyện.

2.1.2. Tình hình đất nông nghiệp ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Trong giai đoạn 2010 - 2015, diện tích đất nông nghiệp 8971,96 ha, đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp tăng 15307,13ha [2].Biến động diện tích

đất nông nghiệp từ giai đoạn năm 2010-2015 đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp tăng 15307,13ha chủ yếu từ đất đồi núi chưa sử dụng, đất bằng chưa sử dụng sang đất lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, diện tích đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm và đất trồng lúa giảm đáng kể khoảng 846,19ha. Nguyên nhân là do Nhà nước thu hồi để chuyển đổi sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp. Chủ yếu là để xây dựng các công trình giao thông, cụm công nghiệp, đất ở đô thị, đất ở nông thôn và một số công trình phúc lợi công cộng phục vụ cho các dự án phát triển và chỉnh trang đô thị.

Sự phát triển KT - XH dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, một số chủ sử dụng đất không còn mặn mà với sản xuất nông nghiệp nên đã tự chuyển đổi ngành nghề, một số thì tách thửa rồi chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Nhiều dự án phát triển cụm công nghiệp, khu quy hoạch, các dự án phục vụ nhu cầu phát triển và chỉnh trang đô thị trên địa bàn huyện dẫn đến việc thu hồi đất nông nghiệp làm giảm mạnh diện tích đất nông nghiệp như dự án xây dựng và kinh doanh các cụm công nghiệp - làng nghề huyện với tổng diện tích 403,2ha, dự án mở rộng quốc lộ 1A...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đất NÔNG NGHIỆP từ THỰC TIỄN HUYỆN PHÙ mỹ, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)