Thực tiễn quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Phù Mỹ, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đất NÔNG NGHIỆP từ THỰC TIỄN HUYỆN PHÙ mỹ, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 40 - 46)

quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Ngoài yêu cầu bố trí đầy đủ về số lượng, chất lượng cán bộ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Chất lượng cán bộ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp được thể hiện ở khía cạnh như trí thức, năng lực tổ chức quản lý, năng lực nhận thức, tiếp thu khoa học quản lý, khoa học kỷ thuật, mức độ thành thạo ngoại ngữ, thái độ làm việc, phẩm chất đạo đức của cán bộ.

Cán bộ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp cũng như cán bộ, công chức nhà nước nói chung phải đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định về phẩm chất đạo đức, về chuyên môn nghiệp vụ, về sức khỏe.

Phải có ý thức chính trị tốt, trung thành với mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, sống và làm việc theo chính sách pháp luật nhà nước.

Đạo đức và lối sống lành mạnh, không tham nhũng cửa quyền, nhiệt huyết với công việc. giải quyết công việc phải khách quan công bằng, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất.

Đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn, có năng lực làm việc đạt yêu cầu đặt ra của nhiệm vụ, không ngừng học tập để nâng cao kỷ năng, nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ trong lĩnh vực đất đai của mình.

Có thái độ làm việc tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật cao với tổ chức, phối hợp tốt với đồng nghiệp, nhiệt tình, gần gũi khi tiếp xúc giải quyết công việc với người sử dụng đất.

2.3. Thực tiễn quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định Mỹ, tỉnh Bình Định

2.3.1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, huyện đã đã hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2013-2017), cấp huyện đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hồ sơ quy hoạch sử dụng đất của các xã. Đây là căn cứ để Uỷ ban nhân dân huyện triển khai giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện.

Nhìn chung, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và thực hiện quy hoạch, kế hoạch được Huyện ủy- Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo thực hiện đạt kết quả tốt và đúng tiến độ, các ngành quan tâm đảm bảo các nguyên tắc:

- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;

- Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm; - Được lập từ tổng thể đến chi tiết;

- Quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh;

- Kế hoạch sử dụng đất của huyện phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định phê duyệt ;

- Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã ;

- Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường ;

- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;

- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

- Dân chủ và công khai.

Tuy nhiên, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định còn có một hạn chế như:

- Nội dung quy hoạch còn thiếu tính thống nhất và đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch kinh tế xã hội và quy hoạch chuyên ngành khác như quy hoạch giao thông, xây dựng… ;

- Quy trình lập quy hoạch chưa đảm bảo, thiếu tính định hướng của quy hoạch cấp huyện cho quy hoạch cấp xã ;

- Quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mới chỉ chú trọng đến sự đóng góp của các tổ chức đoàn thể như: Công đoàn, Mặt trận tổ quốc, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, đoàn thanh niên... mà chưa có sự đóng góp ý kiến của người dân và doanh nghiệp ;

- Quy hoạch sử dụng đất nói chung và SDđất nông nghiệp nói riêng chưa thể hiện được chiến lược, tầm nhìn dài hạn mà chỉ là sự tổng hợp nhu cầu chuyển đổi mục đích SDđất nông nghiệp trong giai đoạn ngắn, đôi khi mang tính cục bộ nên chất lượng quy hoạch, kế hoạch còn chưa cao.

2.3.2. Thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) hiện hành về công tác thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, ngày 24/09/2020, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định số 3578/QĐ -UBND hướng dẫn thực hiện công tác kiểm kê đất nông nghiệp, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2020 tỉnh Bình Định. Căn cứ vào Quyết định này, Uỷ ban nhân dân huyện Phù Mỹ đã triển khai thực hiện kiểm kê đất nông nghiệp, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2020 của huyện và ở cấp xã. Như vậy, trên địa bàn tỉnh Bình Định nói chung và huyện Phù Mỹ nói riêng đã nhận thức rõ ràng vài trò quan trọng của công tác kiểm kê đất nông nghiệp, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp.

Chính quyền địa phương đã quan tâm chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai tích cực thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện

trạng sử dung đất(năm năm một lần) theo hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh. Công tác kiểm kê, thống kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo đúng quy trình. Ở cấp xã thành lập tổ kiểm kê đất đai cấp xã do chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã làm tổ trưởng, cán bộ địa chính làm tổ phó cùng với văn phòng thống kê tổng hợp, các ngành, các trưởng thôn làm thành viên thực hiện; Ở cấp huyện cũng thành lập ban chỉ đạo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Từ năm 2014 đến nay, thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo điều 34 của Luật Đất đai năm 2013. Kết quả thống kê hằng năm được tổng hợp từ bộ số liệu cấp xã thành bộ số liệu cấp huyện, tổng hợp số liệu cấp huyện thành số liệu cấp tỉnh.

2.3.3. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai; xử lý vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Thực hiện quy định của pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra đất nông nghiệp, từ năm 2014 -2020, Uỷ ban nhân dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đã thành lập tổ công tác tổ chức thanh tra công tác quản lý đất nông nghiệp tại 15/ 19 xã, thị trấn. Trên cơ sở yêu cầu thực tế của các huyện trên địa bàn tỉnh Bình Định nói chung và huyện Phù Mỹ nói riêng, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định đã thực hiện 3 cuộc thanh tra về công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Phù Mỹ. Đồng thời, theo phân cấp quản lý, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phù Mỹ cũng đã thực hiện 37 cuộc kiểm tra đối với các xã, thị trấn về công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp. Thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra nói trên, nhiều vi phạm trong quản lý nhà nước về đất nông nghiệp đã được phát hiện như: sai phạm trong quản lý đất nông nghiệp của 02 chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã và 04 cán bộ địa chính xã; sai phạm trong sử dụng đất nông nghiệp không đúng quy định của

Luật Đất đai của 196 hộ gia đình và cá nhân; Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn giao đất trái thẩm quyền 201 trường hợp, diện tích 6,92 ha, cho thuê đất trái thẩm quyền 42 trường hợp, diện tích 5,67 ha. Căn cứ vào các kết luận của các cuộc thanh tra, kiểm tra nói trên, huyện đã xử lý vi phạm với hình thức kỷ luật 02 chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã và 04 cán bộ địa chính xã; xử phạt vi phạm hành chính theo đúng Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với 196 hộ gia đình và cá nhân có hành vi vi phạm [4].

2.3.4. Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Do nhu cầu về sử dụng đất cho phát triển kinh tế, nhu cầu về chỗ ở đang ngày càng cấp bách cùng với việc quyền sử dụng đất đang ngày càng có giá trị cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc tranh chấp, khiếu nại ngày càng nhiều. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của tỉnh Bình Định, huyện Phù Mỹ nói riêng là một trong những huyện có số lượng dự án triển khai và diện tích giải toả lớn (Dự án mở rộng quốc lộ 1A, dự án nâng cấp đê sông La Tinh, cụm công nghiệp Bình Dương, Cụm công nghiệp Diêm tiêu, Cụm công nghiệp Đại Thạnh, Cụm Công nghiệp Mỹ Thành, Chợ Bình Dương dự án khai thác titan trên địa bàn xã Mỹ Thành...). Do đó, đã tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích và đời sống của đại bộ phận nhân dân.

Thực tiễn thời gian từ năm 2014 đến năm 2020, trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đã tiếp nhận và giải quyết 1.327 vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất nông nghiệp, trong đó giải quyết ở cấp xã 1.206 vụ, cấp huyện 121vụ [5]. Các đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực

đất nông nghiệp phát sinh trên địa bàn huyện Phù Mỹ về cơ bản đều được giải quyết. Tuy nhiên trong thực tiễn thi hành pháp luật giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất nông nghiệp vẫn còn có những khó khăn, tồn tại, bất cập đó là:

Thứ nhất, trên địa bàn huyện còn xảy ra hiện tượng đùn đẩy trách

nhiệm giải quyết tranh chấp liên quan đến đất nông nghiệp do quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất nông nghiệp còn chưa được hướng dẫn rõ ràng, thống nhất. Vì vậy, Uỷ ban nhân dân huyện và tòa án nhân dân huyện còn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, gây khó khăn, bức xúc cho người dân.

Thứ hai, việc thực hiện chức năng hòa giải tranh chấp đất nông nghiệp

ở một số xã còn mang tính hình thức, không được quan tâm nhiều do chưa có quy định về trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã trong hòa giải các tranh chấp đất nông nghiệp. Điều đó dẫn đến hiệu quả hòa giải thấp.

Thứ ba, việc giải quyết trường hợp sau khi hòa giải thành nhưng một

bên hoặc các bên tranh chấp không thực hiện biên bản hòa giải chưa được thống nhất giữa các xã trong huyện Phù Mỹ, có xã tổ chức hòa giải lại, có xã lập biên bản hòa giải không thành để gửi lên cấp có thẩm quyền giải quyết.

Thứ tư, trên thực tế hiện nay, tình trạng khiếu kiện đông người còn

chưa chấm dứt, tình trạng công dân tập trung đông người khiếu nại vượt cấp lên trụ sở tiếp dân của tỉnh, của trung ương vẫn tiếp diễn. Nội dung khiếu nại tố cáo đa dạng nhiều lĩnh vực, nhưng tập trung chủ yếu là việc đòi lại đất tư, họ cho rằng đất ông đất bà của họ, dẫn đến nhiều vụ khiếu nại khiếu kiện đông người gây mất an ninh trật tự.

Thứ năm, khi thực hiện các dự án quy hoạch công trình phúc lợi xã hội,

dự án thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại các địa phương. Việc bồi thường trên đất thường thiệt hại trên đất và hổ trợ tái định cư cho người dân bị thu hồi đất thường gây khiếu kiện do người dân đòi hỏi giá bồi thường cao hơn quy định của nhà nước.

Thứ sáu, một số chính quyền địa phương giải quyết khiếu nại, tố cáo,

tranh chấp của công dân chưa công khai, minh bạch. Một số ít cán bộ năng lực còn hạn chế nên phân tích, giải thích cho công dân chưa thuyết phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đất NÔNG NGHIỆP từ THỰC TIỄN HUYỆN PHÙ mỹ, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)