Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đất NÔNG NGHIỆP từ THỰC TIỄN HUYỆN PHÙ mỹ, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 28 - 33)

1.6.1. Yếu tố khách quan

Vị trí địa lý, khí hậu, môi trường, thổ nhưỡng… của đất nông nghiệp

ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu ngành nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, qua đó ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn phải phù hợp và phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên của địa phương mới đem lại hiệu quả cao. Các địa phương có điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng địa hình, khí hậu thì địa phương đó đỡ bị vất vả trong việc cải tạo đất hoặc vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên. Ngược

lại nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, chính quyền địa phương phải huy động nguồn lực tài chính lớn để cải tạo đất, đối phó với thiên tai, trong khi hiệu quả sử dụng đất rất khó được cải thiện. ngoài ra ở các địa phương có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt thì chi phí hổ trợ cải tạo đất, hổ trợ chuyển giao công nghệ để có thể sử dụng đất hiệu quả cũng cao hơn.

Ngoài ra, đặc điểm về địa hình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý nhà nước của chính quyền địa phương về đất nông nghiệp trên địa bàn.

Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương có tác động lớn đến quản lý

nhà nước về đất nông nghiệp của chính quyền địa phương trên các phương diện: kinh phí cấp cho hoạt động quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp, chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp; đào tạo cán bộ, tập huấn, tuyên truyền pháp luật về đất đai… hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là thủy lợi, giao thông thị trường đất đai, quá trình đô thị hóa, sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, trình độ dân trí, vốn đầu tư, tập quán sản xuất và đời sống của người dân… đều ảnh hưởng đến quản lý nhà nước của chính quyền địa phương về đất nông nghiệp trên địa bàn.

Nếu cơ sở hạ tầng phát triển, nhất là giao thông thuận lợi sẽ khuyến khích hình thành các tổ chức sản xuất nông nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và khuyến khích sự phát triển của đô thị hóa, ngành công nghiệp, dịch vụ.

Đất nông nghiệp là thành quả cải tạo không ngừng của các thế hệ nông dân nhằm tạo ra các diện tích đất và chất đất thích hợp với các loại cây trồng nhất định. Qua đó cũng hình thành nên văn hóa tập quán, thói quen của người dân. Vì thế việc quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất… có thể chịu tác động nhiều chiều từ những quan hệ đất đai trong quá khứ.

Nói cách khác, quản lý nhà nước về đất nông nghiệp phải xử lý cả những di sản tốt và không tốt do lịch sử để lại. Nếu không có chính sách giải quyết hợp lý các khúc mắt đó thì hoạt động quản lý nhà nước về đất nông nghiệp sẽ gặp khó khăn. Yếu tố hệ thống văn bản pháp luật về quản lý đất nông nghiệp cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp vì: hệ thống văn bản đồng bộ, hoàn thiện, không có mâu thuẩn, chồng chéo, có tính khả thi thì sẽ giúp cho công tác quản lý thuận lợi và ngược lại.

1.6.2. Yếu tố chủ quan

Năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Yếu tố nhận thức pháp luật, năng lực, trình độ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ quản lý nhà nước về đất nông nghiệp là hết sức quan trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Sự am hiểu và nhận thức tốt về pháp luật giúp cho việc quản lý đất đai nói chung và quản lý nhà nước về đất nông nghiệp nói riêng được tiến hành một cách công khai minh bạch, khách quan dân chủ đảm bảo quyền con người quyền công dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Nhằm mục đích tăng cường trách nhiệm, năng lực tổ chức thực hiện và sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan bảo đảm sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, đảm bảo phục vụ quyền lợi, lợi ích của tổ chức hộ gia đình cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, liên quan đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai. Ngược lại, nếu các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về đất nông nghiệp không có sự phối hợp tốt trong hoạt động thì công tác quản lý nhà nước về đất nông

nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, gây kéo dài thời gian...

Các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về đất nông nghiệp có trách nhiệm phối hợp với nhau trong các hoạt động như: tham mưu ban hành văn bản về quản lý và sử dụng đất đai thuộc thẩm quyền, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng đất trong việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác quản lý tài chính về đất đai, lập và hoàn thiện hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn quyền sử dụng đất.

Ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng đất

Yếu tố nhận thức của người sử dụng đất là yếu tố quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai nói chung và quản lý nhà nước về đất nông nghiệp nói riêng, đặc biệt là trong công tác bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...Không có quyết định văn bản pháp luật nào, không có một quan hệ pháp luật nào có thể thực hiện ngoài tâm lý pháp luật và tư tưởng, quan niệm của con người. Trong khi đó, đất nông nghiệp là một vấn đề rất phức tạp, nhạy cảm nên có nhiều khả năng dẫn đến những vi phạm hoặc tiêu cực trong sử dụng cũng như trong quản lý. Thực tiễn cho thấy, nếu ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng đất tốt, công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp sẽ rất thuận lợi và hiệu quả. Ngược lại, nếu ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng đất không tốt, công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp sẽ rất phức tạp.

Tiểu kết Chương 1

Lĩnh vực đất đai nói chung và quản lý nhà nước về đất nông nghiệp nói riêng được đánh giá là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến quyền lợi của người sử dụng đất. Chính vì thế hoạt động quản lý nhà nước về đất nông nghiệp luôn là vấn đề khó khăn, tác động trực tiếp đến đối tượng sử dụng, chủ thể quản lý. Tại chương 1, Học viên đã

nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của hoạt động quản lý nhà nước về đất nông nghiệp như: khái niệm, đặc điểm đất nông nghiệp, khái niệm, đặc điểm, nội dung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Đây là những nội dung lý luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về đất NÔNG NGHIỆP từ THỰC TIỄN HUYỆN PHÙ mỹ, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)