Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, cơ quan quản lý nhà nước về đất đai được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương gồm: Chính phủ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Sở Tài nguyên và Môi trường; Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Phòng Tài Nguyên và Môi trường; Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai
ở xã, phường, thị trấn [41].
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, là cơ quan hành chính cao nhât ờ nước ta, thực hiện việc thống nhất quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu cho Chính phủ và chịu trách nhiệm truớc Chính phủ trong việc quản lý Nhà nước về đất đai. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và quản lý đất đai ở địa phương trong phạm vi lãnh thổ. Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân huyện cùng cấp trong việc quản lý nhà nước về Tài nguyên và Môi trường, trong đó có quản lý đất đai trên cơ sở phân cấp quản lý về đẩt đai. Cán bộ địa chính cấp xã là người giúp việc cho Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý Nhà nước về Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi của cấp xã.
Tại cấp huyện, theo quy định tại Điều 4 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013 thì Cơ quan quản lý đất đai cấp huyện gồm: Hội đồng nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân huyện và Phòng Tài nguyên và Môi trường.