Các tính năng kỹ thuật DGPS sử dụng dải tần số UHF và VHF

Một phần của tài liệu Luận văn hệ thống định vị vệ tinh có sửa phân sai DGPS (Differential Global Positioning System ) (Trang 41 - 44)

Nh trên đã trình bầy, công nghệ DGPS sử dụng dải tần số UHF và VHF thực chất là sử dụng các kênh sóng mang trong dải tần số UHF và VHF để truyền các gói thông tin dạng cải chính dạng RTCM SC 104 từ trạm cải chính đến các máy thu Radio của trạm di động. Do vậy các tính năng kỹ thuật của công nghệ này phụ thuộc chủ yếu vào tính chất các kênh sóng mang trong dải tần UHF và VHF.

Về độ chính xác cải chính : Công nghệ DGPS sử dụng dải tần số UHF và VHF hoàn toàn phụ thuộc vào chất lợng các thiết bị định vị DGPS (DGPS một tần hay hai tần, công nghệ Maxwell hay Super Trak và phơng pháp cải chính Realtime DGPS hoặc RTK). Độ chính xác cải chính ử dụng phơng pháp Realtime DGPS vào khoảng 1m đến 3m, đối với phơng pháp RTK khoảng 20 cm.

* Maxwell Technology

Thế hệ máy thu GPS mới nhất vủa họ Trimble 4000 đợc thừa hởng công nghệ Maxwell, cho phép nâng cao độ chính xác định vị trên cơ sở xử lý C/A code có mức nhiễu thấp. Trong lĩnh vực cải chính phân sai định vị (DGPS ) công nghệ Maxwell cho phép nâng cao độ chính xác từ +-2- 5 m, nếu là mặt phẳng thì độ cính xác lên đến +- 1 m với các máy hai tần. Ngoài ra độ chính xác đô đạc pha của sóng mang đợc nâng lên gần với lý thuyết.

* Super Trak TM Technology

Các máy GPS loại 4000 SSi sử dụng công nghệ Super Trak. Công nghệ này tạo khả năng đo đạc với tin hiệu yếu của vệ tinh định vị, có khả năng thu đợc trong môi trờng điện trờng RF cao. Công nghệ Super Trak dùng kiểu kết hợp phần cúng và phần mềm điều khiển (Hardware & Firmware), cộng với chức năng sử lý đa tín hiệu. Một vài loại máy sử dụng lợi thế đo trên L 2 với mã P – code.

Ngoài ra một só máy còn sử dụng hỗn hợp cả hai công nghệ Maxwell va công nghệ Super Trak để tận dụng thế mạnh của hai công nghệ này làm tăng khả năng đo đạc và nâng cao độ chính xác cho các phơng pháp đo tĩnh và đo động.

* Máy thu phát Radio Link.

Về khả năng phủ sóng :Công nghệ DGPS sử dụng tần số UHF và VHF nằm trong dải sóng cực ngắn dm (tần số VHF : 140 Mhz đến 180 Mhz và UHF 420 Mhz đến 470 Mhz). Các sóng điện từ có bớc sóng dm có khả nang chống nhiễu trên đờng truyền cao đặc biệt trên đờng truyền không đồng nhất. Do sử dụng tần số sóng mang lớn, nên cho phép mang số lợng lớn thông tin vì vậy có thể dùng các biện pháp bảo mật thông tin khác nhau khi truyền. Khả năng nhiễu do phản xạ sóng điện từ khi gặp vật cản lớn. Do vậy tầm phủ sóng không cao (thờng <100 km ). Để nâng cao tầm phủ sóng của các trạm phát cải chính cần xây dụng các cột antena phát trên đồi cao và cột antena phải cao, đồng thời phải nâng công suất của máy phát lên dến hàng KW. Do vậy chi phí cho các thiết bị rất lớn mà khả năng ứng dụng không cao.

Các thiết bị điện tử sử dụng tần số cao (UHF và VHF ) có giá trị đắt gấp nhiều lần so với các thiết bị điện tử sử dụng tần số thấp (HF hoặc MF).

Về mặt ứng dụng : Đối với hệ thống thông tin sử dụng dải tần UHF và VHF có cấu trúc gọn nhẹ, tiêu hao năng lợng thấp rất phù hợp với trạm cải chính xách tay. Thờng các máy phát đến 35 W chỉ nặng khoảng 2 -5 kg, cho phép sử dụng nguồn năng kợng acqui 12v với antena phát loại sào dài từ 1,8 m đến 3 m nên rất dễ ràng di động, thuận tiện lắp đặt các trạm cải chính di động, vớ bán kính vùng phủ sóng khỏng từ 5 km đến 60 km. Mặt khác máy Radio link dùng dải tần số UHF và VHF rất dễ dàng lắp đặt và vận hành nên không đòi hỏi các cán bộ chuyên ngành Điện tử viễn thông đi theo phục vụ.

Sơ đồ vùng phủ sóng của các trạm phát Radio link

sử dụng dải UHF và VHF

ảnh hưởng của địa vật trên đường truyền

Anten thu Vùng thu

Vùng bị che khuất Vùng phản xạ

Một phần của tài liệu Luận văn hệ thống định vị vệ tinh có sửa phân sai DGPS (Differential Global Positioning System ) (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w