3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Đánh giá được mức độ cần thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp đề xuất. Từ việc phân tích kết quả đó để rút ra bài học quản lý nhằm mục đích thực hiện hiệu quả công tác quản lý trong các nhà trường góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
3.4.2. Nội dung và cách tiến hành
Tôi đã tiến hành khảo nghiệm bằng phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên của 6 trường Tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội. Quá trình khảo nghiệm được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Lập phiếu trưng cầu ý kiến (Phiếu số 3- Xem phần phụ lục)
Trên mỗi phiếu ghi 5 biện pháp trình bày ở phần trên với các mức độ đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi cụ thể theo 3 mức độ: Rất cần thiết (rất khả thi); Cần thiết (khả thi); Không cần thiết (không khả thi).
- Bước 2: Lựa chọn khách thể điều tra gồm: 30 cán bộ quản lý và 90 giáo viên ở 6 trường tiểu học trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội. - Bước 3: Phát phiếu trưng cầu ý kiến.
- Bước 4: Thu phiếu, đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp quản lý và định hướng nghiên cứu bằng cách cho điểm như sau: Rất cần thiết (Rất khả thi): 3 điểm; Cần thiết (Khả thi): 2 điểm; Không cần thiết (Không khả thi): 1 điểm
Giá trị khoảng cách: (Max-Min)/3= (3-1)/3=0,6. Ý nghĩa các mức như sau: - Xếp loại Rất cần thiết (Rất khả thi): 2,34 ĐTB
- Xếp loại Cần thiết (Khả thi): 1,67 ĐTB
- Xếp loại Không cần thiết (Không khả thi): 0,98 ĐTB
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
Bảng 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp
Tính cần thiết
TT Các biện pháp quản lý Rất cần thiết Cần thiết Không cần ĐTB
Thứ
thiết bậc
SL % SL % SL %
Nâng cao năng lực khai thác nguồn tài nguyên giáo dục, học
1 liệu điện tử, thư viện điện tử 98 81,7 20 16,7 2 1,6 2,8 1
qua website của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội cho đội ngũ giáo viên
Tổ chức cho GV sử dụng trang Trường học kết nối của Bộ
2 GD&ĐT phục vụ trao đổi 84 70 32 26,7 4 3,3 2,67 4
chuyên môn, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.
3 Chỉ đạo giáo viên sử dụng các 91 75,8 28 23,4 1 0,8 2,75 2
phần mềm dạy học theo môn học Nâng cao kĩ năng sử dụng
4 phần mềm thiết kế bài giảng E- 78 65 38 31,7 4 3,3 2,62 5
learning cho giáo viên
Bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng ứng dụng công nghệ
5 thông tin trong khâu kiểm tra, 88 73,3 30 25 2 1,67 2,71 3
đánh giá kết quả học tập của học sinh
mức cao. Sự chênh lệch về mức độ cần thiết giữa biện pháp được đánh giá cao nhất và thấp nhất là: 18 là giá trị tương đối thấp cho thấy sự phù hợp của các biện pháp được đề xuất với thực trạng của các nhà trường. Cụ thể như sau:
Đứng ở vị trí thứ 1, ĐTB=2,8 ở mức cao là biện pháp 1: “Nâng cao năng lực
khai thác nguồn tài nguyên giáo dục, học liệu điện tử, thư viện điện tử qua website của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho đội ngũ giáo
viên” với đa số ý kiến đều xác định là rất cần thiết. Qua điều tra, phỏng vấn cho thấy
việc khai thác thông tin được thẩm định từ các trang website của ngành sẽ góp phần nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học đặc biệt là khâu chuẩn bị bài giảng trước khi lên lớp.
Đứng ở vị trí thứ 2 với ĐTB=2,75 là biện pháp 3: “Chỉ đạo giáo viên sử dụng
các phần mềm dạy học theo môn học”. Nhiều ý kiến cho rằng việc ứng dụng CNTT trong khâu tổ chức giảng dạy trên lớp chủ yếu mới dừng lại ở các bài giảng trình chiếu, nhiều giáo viên chưa sử dụng và khai thác hiệu quả các phần mềm dạy học theo môn do vậy việc ứng dụng CNTT ở khâu tổ chức giảng dạy trên lớp còn chưa phát huy hết hiệu quả.
Biện pháp 5: “Bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin
trong khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh” được xếp ở vị trí thứ 3 với ĐTB= 2,71. Trên thực tế, giáo viên thường quan tâm nhiều đến việc ứng dụng CNTT ở phần dạy bài mới, tuy nhiên hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học sẽ cao hơn khi chúng ta tác động đến tất cả các khâu của quá trình dạy học trong đó có khâu kiểm tra, đánh giá học sinh.
Vị trí thứ 4 là biện pháp 2 với mức điểm trung bình (ĐTB=2,67): “Tổ chức
cho GV sử dụng trang Trường học kết nối của Bộ GD&ĐT phục vụ trao đổi chuyên môn, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học”. Thực tế cho thấy việc triển khai biện pháp này muốn đạt hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Sự chủ động, tâm huyết của giáo viên, sự hướng dẫn, giám sát thường xuyên của cán bộ quản lý.
Đứng ở vị trí cuối cùng là biện pháp thứ 4: “Nâng cao kĩ năng sử dụng phần
giá là cần thiết (ĐTB=2,62) song khi triển khai còn gặp một số khó khăn bởi kinh phí mua bản quyền phần mềm còn khá cao, trình độ CNTT và nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động này còn chưa đồng đều.
Nói tóm lại, các biện pháp được đề xuất đều rất cần thiết, tác động đến tất cả các khâu của quá trình dạy học, nếu các nhà trường vận dụng linh hoạt và đồng bộ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói riêng và chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường nói chung.
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Bảng 3.2. Tính khảthi của các biện pháp
Tính khả thi
Thứ TT Các biện pháp quản lý Rất khả thi Khả thi Không khả thi ĐTB
bậc
SL % SL % SL %
Nâng cao năng lực khai thác nguồn tài nguyên giáo dục, học liệu điện
1 tử, thư viện điện tử qua website của 94 78,3 25 20,8 1 0,83 2,78 1 Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội
cho đội ngũ giáo viên.
Tổ chức cho GV sử dụng trang
2 Trường học kết nối của Bộ GD&ĐT 76 63,3 39 32,5 5 4,17 2,6 5 phục vụ trao đổi chuyên môn, đổi
mới nội dung, phương pháp dạy học.
3 Chỉ đạo giáo viên sử dụng các phần 85 70,8 33 27,5 2 1,67 2,69 2 mềm dạy học theo môn học.
Nâng cao kĩ năng sử dụng phần
4 mềm thiết kế bài giảng 79 65,8 38 31,7 3 2,5 2,63 4
E-learning cho giáo viên.
Bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng ứng
5 dụng CNTT trong khâu kiểm tra, 81 67,5 36 30 3 2,5 2,65 3
đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Trung bình 69,2 28,5 2,33 2,67
(Nguồn: Tác giả khảo sát và phân tích)
Đứng ở thứ bậc 1 là biện pháp 1 với ĐTB=2,78. Vị trí thứ 2 là biện pháp 3 với ĐTB=2,69. Thứ 3 là biện pháp 5 có ĐTB=2,65. Vị trí thứ 4 là biện pháp 4 với ĐTB=2,63. Đứng ở vị trí cuối cùng có ĐTB=2,6 là biện pháp 2.
Qua điều tra, phỏng vấn phần lớn giáo viên đều đánh giá cao tính khả thi của
biện pháp 1: “Nâng cao năng lực khai thác nguồn tài nguyên giáo dục, học liệu
điện tử, thư viện điện tử qua website của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội cho đội ngũ giáo viên” và biện pháp 3:“Chỉ đạo giáo viên sử dụng các phần mềm dạy học theo môn học”. Điều này chứng tỏ các nhà trường đã tích cực tuyên truyền về việc khai thác tư liệu từ các trang website của ngành và sử dụng hiệu quả phần mềm dạy học theo môn.
Biện pháp 5: “Bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng ứng dụng CNTT trong khâu
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh” được đánh giá có tính khả thi cao tuy nhiên khi phỏng vấn chúng tôi vẫn nhận được một số băn khoăn của cán bộ quản lý, giáo viên về những khó khăn, lo lắng khi sử dụng phần mềm để tạo đề kiểm tra định kì. Trên thực tế việc ứng dụng CNTT trong khâu kiểm tra, đánh giá mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra thường xuyên trong tiết học, biện pháp này sẽ khả thi hơn khi có thêm nhiều phần mềm phục vụ ra đề kiểm tra định kì kèm theo một ngân hàng đề đảm bảo chất lượng, bám sát Thông tư TT22/2016-BGD&SĐT.
Biện pháp 4:“Nâng cao kĩ năng sử dụng phần mềm thiết kế bài giảng E-
learning” và biện pháp 2: “Tổ chức cho giáo viên sử dụng trang “Trường học kết nối” của Bộ GD&ĐT phục vụ trao đổi chuyên môn, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học” tuy cũng được đánh giá khả thi cao nhưng cũng còn một số ý kiến cho rằng tính khả thi còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố nhận thức, tinh thần tự giác muốn nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng CNTT của giáo viên, điều kiện về cơ sở vật chất. Sự đồng hành, hỗ trợ, giáo viên trong quá trình thực hiện của đội ngũ cán bộ quản lý cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tính khả thi của biện pháp này.
Kết quả ở bảng 3.1 và 3.2 cho thấy ĐTB và thứ bậc của mỗi biện pháp không có sự dao động nhiều, điều đó chứng tỏ có sự tương đồng giữa tính cần thiết và tính khả thi ở cả 5 biện pháp được đề xuất, phù hợp với thực tế các trường Tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất được thể hiện rõ qua biểu đồ minh họa được trình bày dưới đây:
Biểu đồ 3.1. Mối quan hệgiữa tính cần thiết và tính khảthi của các biện pháp 2.85 2.8 2.75 2.7 Tính cần thiết 2.65 Tính khả thi 2.6 2.55 2.5
Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5
Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về CNTT, quản lý hoạt động ứng dụng CNTT và căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực trạng trình bày ở chương 2, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường Tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội như sau:
1. Nâng cao năng lực khai thác nguồn tài nguyên giáo dục, học liệu điện tử, thư viện điện tử qua website của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội cho đội ngũ giáo viên.
2. Tổ chức cho giáo viên sử dụng trang “Trường học kết nối” của Bộ GD&ĐT
phục vụ trao đổi chuyên môn, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.
3. Chỉ đạo giáo viên sử dụng các phần mềm dạy học theo môn học.
4. Nâng cao kĩ năng sử dụng phần mềm thiết kế bài giảng E-learning cho giáo viên.
5. Bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng ứng dụng CNTT trong khâu kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của học sinh.
Các biện pháp tập trung giải quyết vấn đề về nâng cao năng lực quản lý ứng dụng CNTT của giáo viên trong từng khâu của quá trình dạy học, bám sát các nội dụng ứng dụng CNTT theo quy định của ngành đối với các nhà trường. Qua khảo sát, trưng cầu ý kiến các khách thể cho thấy các nhóm biện pháp được đề xuất trong luận văn là đúng đắn, cấp thiết, có tính khả thi cao tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội phù hợp với nhu cầu và xu hướng đổi mới giáo dục trong giai đoạn sắp tới.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Luận văn đã xác định được cơ sở lý luận có liên quan đến ứng dụng CNTT và quản lý hoạt động ứng dụng CNTT tại các trường Tiểu học, qua đó xác định được những khái niệm cơ bản của đề tài gồm:
Ứng dụng CNTT trong dạy học là việc sử dụng các công cụ kĩ thuật hiện đại, các thiết bị CNTT trong việc soạn bài, tổ chức các hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá, hỗ trợ học sinh nhằm phát huy năng lực của học sinh theo mục tiêu dạy học.
Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học là sự tác động có định hướng, có mục đích có kế hoạch có thống của Hiệu trưởng đến giáo viên nhằm làm cho việc sử dụng các công cụ kĩ thuật hiện đại, thiết bị CNTT trong việc soạn bài, tổ chức các hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh đạt hiệu quả cao nhất theo mục tiêu dạy học.
Nội dung quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường Tiểu học theo cách tiếp cận quá trình gồm: Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào chuẩn bị bài giảng; Quản lý việc ứng dụng CNTT vào tổ chức giảng dạy trên lớp; Quản lý việc ứng dụng CNTT vào hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh.
Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường Tiểu học rất đa dạng trong đó có các yếu tố cơ bản, chia thành hai nhóm như sau: Các yếu tố chủ quan bao gồm: Năng lực quản lý của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn; Kinh nghiệm quản lý của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn. Các yếu tố khách quan gồm: Các văn bản quy định hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường Tiểu học; Cơ sở vật chất của các nhà trường.
Luận văn đã đánh giá về thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường Tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội thông qua việc thu thập dữ liệu, khảo sát và trưng cầu ý kiến. Kết quả khảo sát cho thấy các nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường Tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội được đánh giá ở mức cao. Điều này cho thấy giáo viên đã ứng dụng thành thạo và có hiệu quả CNTT trong dạy học ở trường Tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường Tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội cho thấy thực trạng quản lý này cũng được đánh giá ở mức cao. Như vậy, Hiệu trưởng các trường tiểu học và các chủ thể quản lý khác đã quản lý có hiệu quả việc CNTT trong dạy học ở trường Tiểu học.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy các yếu tố khách quan và chủ quan được khảo sát có ảnh hưởng nhiều đến quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường Tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội .
Việc đánh giá kết quả khảo sát đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng.
Trên cơ sở những kết quả từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, dựa vào những nguyên tắc cơ bản, đề tài đã đề xuất thực hiện 5 biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường Tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội gồm: - Nâng cao năng lực khai thác nguồn tài nguyên giáo dục, học liệu điện tử, thư viện điện tử qua website của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội cho đội ngũ giáo viên.
- Tổ chức cho giáo viên sử dụng trang “Trường học kết nối” của Bộ GD&ĐT
phục vụ trao đổi chuyên môn, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.
- Chỉ đạo giáo viên sử dụng các phần mềm dạy học theo môn học.
- Nâng cao kĩ năng sử dụng phần mềm thiết kế bài giảng E-learning cho giáo viên.
- Bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng ứng dụng CNTT trong khâu kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của học sinh.
Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất. Việc thực hiện linh hoạt, đồng bộ các biện pháp quản lý nêu trên sẽ tác động đến các khâu của quá trình dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học nói riêng và chất lượng dạy học, giáo dục tại các trường Tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội nói chung.