Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động tự học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học viên trường cao đẳng cảnh sát nhân dân i (Trang 54)

TT Nội dung đánh giá

Tốt Khá TB Yếu Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng lệ %Tỷ lượngSố lệ %Tỷ 1 Nền nếp tự học 25 25 50 50 25 25 0 0

2 Kết quả tự học qua bài

kiểm tra thường xuyên 15 15 20 20 55 55 10 10

3 Phương pháp tự học 10 10 20 20 45 45 25 25

4 Năng lực thực hành,

vận dụng 0 0 15 15 50 50 35 35

Qua bảng 2.14 cho thấy, CBQL và GV đánh giá cao nền nếp tự học, tiếp đó là kết quả tự học qua bài kiểm tra thường xuyên. Các thực trạng về phương pháp tự học; CBQL, GV đánh giá thực trạng về phương pháp tự học, năng lực thực hành, vận dụng ở mức yếu với tỷ lệ cao lần lượt là 25% và 35%.

Qua phân tích trên đây cho thấy, các nội dung yếu nhất là năng lực thực hành, vận dụng và phương pháp tự học của HV. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế chung của công tác giáo dục nước ta hiện nay mang nặng tính lý thuyết, HV gặp khó khăn trong quá trình vận dụng thực tế. Điều này đòi hỏi nhà trường cần quan tâm đổi mới phương pháp dạy và học hơn nữa, trong đó cần tăng cường tiết học thực hành cho HV.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động tự học của học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I của học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I

Tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐTH của học viên, tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 2.15. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động tự học của học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I

TT Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐTH

Mức độ ảnh hưởng Số lượng Tỷ lệ%

1 Các quy định của nhà trường về hoạt động tự

học, các văn bản quy phạm, thể chế pháp luật 58 58 2 Vai trò của chủ thể quản lý 30 30 3 Đối tượng chịu tác động quản lý 12 12

Từ kết quả khảo sát ở trên cho thấy các quy định của nhà trường về hoạt động tự học, các văn bản quy phạm, thể chế pháp luật là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quản lý HĐTH chiếm tỉ lệ 58% , tiếp đến là vai trò của chủ thể quản lý với 30%. Điều đó cho thấy để việc HĐTH mang lại hiệu quả cao nhất thì nhà trường cần phải đưa ra đầy đủ các quy định của nhà trường về hoạt động tự học, các văn bản quy phạm, thể chế pháp luật và GV, CBQL phải phát huy vai trò trách nhiệm của mình làm tốt công tác quản lý thời gian tự học, đồng thời phải đổi mới nội dung chương trình cho phù hợp với nhu cầu học tập của người học và yêu cầu của xã hội.

2.6. Điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân tác động tới công tác quản lý hoạt động tự học của học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I

2.6.1. Điểm mạnh

Sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám hiệu, đặc biệt là Thầy Hiệu trưởng nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động dạy học của nhà trường, trong đó có công tác quản lý HĐTH và chất lượng HĐTH của HV. Công tác phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia công tác quản lý HĐTH trong nhà trường như các Khoa, Phòng, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên tạo điều

kiện thuận lợi cho hoạt động tự học của HV. Đội ngũ CBQL, GV trẻ, có trình độ, tâm huyết và trách nhiệm đối với công việc được giao. Đa số các HV có nền tảng giáo dục từ nhỏ, có ý thức tự học và tính tự giác cao, ít bị chi phối bởi các yếu tố tiêu cực bên ngoài xã hội.

2.6.2. Điểm yếu

Đầu tư cơ sở vật chất của nhà trường mới đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu và đòi hỏi thực tế; phòng đọc sách của nhà trường còn chưa được vệ sinh thường xuyên, ánh sáng trong phòng còn chưa bảo đảm, còn thiếu nhiều đầu sách chuyên đề tham khảo và hiệu quả sử dụng chưa cao; trang thiết bị phòng ở của HV tại ký túc xá phục vụ HĐTH còn thiếu và chưa đáp ứng nhu cầu; động cơ, ý thức thái độ học tập của số ít HV còn hạn chế. Nhận thức về tầm quan trọng của HĐTH còn chưa đồng đều, vẫn còn bộ phận HV tự học theo phong trào, công tác kiểm tra đánh giá đối với HĐTH còn mang tính hình thức.

2.6.3. Nguyên nhân tác động tới kết quả hoạt động tự học của học

viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I

Qua khảo sát CBQL và GV về những khó khăn trong công tác quản lý HĐTH của HV thì 93% CBQL và GV cho rằng khó khăn lớn nhất chính là ý thức, động cơ học tập của HV chưa cao, tiếp đến, là cơ sở vật chất còn thiếu 90%. Bên cạnh đó, 65% cho rằng việc ứng dụng phương tiện kỹ thuật vào công tác quản lý HĐTH của HV đạt hiệu quả chưa cao, chế độ chính sách, đãi ngộ, kinh phí làm thêm ngoài giờ hành chính đối với CBQL và GV quản lý hoạt động tự học của HV còn chưa hợp lý, thời gian dành cho hoạt động quản lý tương đối nhiều.

Sự quan tâm của CBQL và GV đến HĐTH, quản lý xây dựng kế hoạch tự học, quản lý hướng dẫn phương pháp tự học và quản lý thời gian tự học chưa đạt được như mong muốn, kế hoạch tự học và hướng dẫn phương pháp tự học nội dung chủ yếu kế thừa từ những năm trước, không có sự điều chỉnh bổ sung cho phù hợp. Việc kiểm tra đánh giá kết quả tự học chưa thường

xuyên và kịp thời, việc quan tâm khen thưởng của nhà trường đối với những cá nhân, tập thể tích cực tham gia công tác quản lý HĐTH chưa cao.

Tiểu kết chương 2

Có thể nói công tác quản lý HĐTH của HV Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I luôn được Ban Giám hiệu quan tâm, chú trọng thực hiện. Hệ thống các nội quy, quy định về quản lý HĐTH ngày càng được hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả đã góp phần nâng cao hiệu quả HĐTH của HV nói riêng và hiệu quả công tác giảng dạy của nhà trường nói chung.

Tuy nhiên, công tác quản lý HĐTH của HV vẫn còn một số hạn chế như nhận thức của HV về HĐTH chưa cao, số ít HV chưa có động cơ tự học mạnh mẽ, còn tham gia hoạt động tự học theo phong trào, năng lực vận dụng thực hành còn ở mức hạn chế… Việc hướng dẫn HV xây dựng kế hoạch tự học mới chỉ chú trọng vào đầu năm học, kỳ học, phương pháp dạy học của GV chưa được đổi mới, cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được đầu tư nhưng chưa được sử dụng, khai thác hiệu quả.

Kết quả khảo sát trên đây là cơ sở để tác giả luận văn đưa ra những giải

pháp nhằm thúc đẩy công tác quản lý HĐTH của HV đi lên góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục của Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN I

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý

3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu

Những nguyên tắc của việc đề xuất các biện pháp nâng cao công tác quản lý HĐTH của HV phải dựa trên cơ sở quán triệt quan điểm chỉ đạo về đổi mới GD&ĐT, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng của Bộ Công an và mục tiêu giáo dục của nhà trường. Hiện nay, Trường

Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I đang phát triển mạnh mẽ theo hướng tinh gọn bộ

máy, hiện đại hóa cơ sở vật chất và phương pháp pháp đào tạo.

Chính vì vậy HĐTH của HV cũng cần có những đổi mới, nâng cấp cho phù hợp với sự phát triển của nhà trường và đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của Ngành Công an và nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Việc đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến công tác quản lý kiểm tra, đánh

giá kết quả học tập của học sinh ở Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân Icần tuân

theo những nguyên tắc sau:

3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn

Qua kết quả khảo sát, đánh giá ở Chương 2, ta thấy hiện nay HĐTT của HV Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I tuy đã có một số đổi mới theo hướng tích cực song vẫn còn tồn tại một số khâu trong công tác quản lý. Những bất cập

này làm cho HĐTH của HV chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.

Căn cứ vào thực trạng đã phân tích ở Chương 2, các văn bản hiện hành và tình hình thực tế hiện có của Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I, để luận văn đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến công tác quản lý HĐTH của HV vừa bảo đảm mục tiêu, vừa phù hợp với những đòi hỏi của thực tiễn đặt ra.

3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi

Các biện pháp đề xuất cần tuân theo nguyên tắc có tính khả thi, sự phù hợp của lý luận và thực tiễn. Các biện pháp quản lý đề xuất phải có lý luận chặt chẽ nhưng đồng thời phải phù hợp với đặc điểm hiện có của nhà trường và sự

định hướng về mặt lý luận của quản lý HĐTH. Các biện pháp đề ra phải sát hợp với đặc điểm riêng về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp tổ chức, và đặc

thù trường đào tạo HV thuộc lực lượng vũ trang, nói cách khác là phải sử dụng

được trong thực tế nhà trường. Muốn vậy các biện pháp phải được kiểm tra, kiểm chứng trong thực tế qua điều tra, khảo sát, trưng cầu ý kiến... hay thử nghiệm trong thực tiễn.

3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống

Các biện pháp phải có mối quan hệ biện chứng, chúng liên kết tác động hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất nhằm giải quyết tốt nhất công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV tại Trường Cao đẳng Cảnh

sát nhân dân Itheo mức độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.

Chẳng hạn như luận văn đưa ra 6 biện pháp thì biện pháp này là cơ sở biện pháp kia, là điều kiện... để thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau, tất cả các biện pháp phối hợp thành một hệ thống trong mối liên hệ chặt chẽ, là động lực nhằm đạt được mục đích cuối cùng của biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV.

3.1.5. Bảo đảm tính đồng bộ

Các biện pháp đề xuất phải bảo đảm tính đồng bộ giữa ý tưởng, mục tiêu, nội dung, giải pháp và kết quả; đồng bộ từ công tác quản lý, tổ chức, triển khai và các điều kiện để thực hiện.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về HĐTH của HV và công tác quản lý hoạt động này, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý HĐTH của HV Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I đẳng Cảnh sát nhân dân I

3.2.1. Biện pháp 1: Chỉ đạo tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức

cho cán bộ quản lý, giáo viên và học viên về vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học và quản lý hoạt động tự học

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

GV và HV phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò ý nghĩa và tầm quan trọng của tự học và quản lý HĐTH. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức, năng lực quản lý HĐTH cho CBQL và GV và khả năng tự học của HV để tạo động cơ phấn đấu tích cực nhằm bảo đảm chất lượng dạy và học thể hiện trách nhiệm, khả năng đáp ứng yêu cầu đổi mới, tránh sai sót hoặc chồng chéo khi tiến hành quản lý HĐTH của HV.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Để nâng cao nhận thức về quản lý HĐTH của HV cần phải có kế hoạch tuyên truyền bằng nhiều hình thức và phải làm cho tập thể cán bộ, công nhân viên nhà trường cùng các HV hiểu được tầm quan trọng của HĐTH. Sử dụng tổng hợp các phương tiện thông tin sẵn có, thông qua các buổi giao ban định kỳ, các cuộc họp, trao đổi nghiệp vụ để tuyên truyền đến các lực lượng liên quan đến HĐTH.

- Lập kế hoạch và xây dựng các nội dung tuyên truyền cụ thể là khâu rất quan trọng. Việc lập kế hoạch phải rõ ràng, chi tiết, phản ánh đúng nội dung, dự đoán trước các mức độ của mục tiêu hiệu quả của tuyên truyền.

- Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cho từng cá nhân trong Phòng Quản lý học viên; GV bộ môn, GV chủ nhiệm.

- Triển khai nội dung phải được sự phê duyệt của Thày Hiệu trưởng nhà trường và thống nhất của Ban Giám hiệu, các nội dung phải được đưa lên trang website nhà Trường để CBQL, GV và HV tìm hiểu thường xuyên.

- Sử dụng các biện pháp, hình thức phong phú đa dạng để thực hiện kế hoạch đã xây dựng, bảo đảm sự phù hợp cho từng đối tượng.

• Đối với CBQL, GV bộ môn: Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, nghiên cứu các văn bản quy định về quản lý HĐTH của HV, khích lệ, khuyến khích việc viết sáng kiến kinh nghiệm về quản lý HĐTH, đề xuất Ban Giám hiệu nhà trường áp dụng những sáng kiến trên vào thực tế. Tham gia học hỏi kỹ năng quản lý HĐTH của của các trường trong lực lượng và các trường trong địa bàn.

• Đối với GV chủ nhiệm: Là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo HĐTH của HV, là đối tượng chính yếu của công tác tuyên truyền, GV chủ nhiệm có

nhận thức tốt về HĐTH thì HV mới truyền đạt hiệu quả tới HV được.

- Tập thể lãnh đạo của nhà trường phải thống nhất nhận thức thực hiện mục tiêu giáo dục, đặc biệt là về vấn đề tự học, tìm tòi, nghiên cứu, phân tích, áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý HĐTH. Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ năm học do Bộ giáo dục - Đào tạo, Cục Đào tạo - Bộ Công an giao có liên quan đến HĐTH của HV.

- Thông qua tuyên truyền, Ban Giám hiệu tác động vào nhận thức của CBQL, GV, lãnh đạo Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, cán bộ lớp để họ ý thức được trách nhiệm của mình trước yêu cầu đổi mới giáo dục. Đồng thời chính họ lại là người tuyên truyền, khuyến khích các chủ thể khác trong nhà trường cùng thống nhất thực hiện.

+ Thường xuyên tổ chức nghe báo cáo, rút kinh nghiệm về quản lý HĐTH, phối hợp với Cục Đào tạo - Bộ Công an và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tập huấn, bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ về quản lý HĐTH cho CBQL, GV, đặc biệt là GV chủ nhiệm.

• Đối với HV: Thông qua GV chủ nhiệm, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, tổ chức các buổi tuyên truyền để các em nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học, lồng ghép các nội dung tuyên truyền về hoạt động tự học trong

các buổi sinh hoạt Đoàn định kỳ. Việc tuyên truyền phải được tiến hành thường

xuyên, đồng bộ có nội dung, hình thức phù hợp với từng năm học. Bên cạnh đó bổ sung nội dung về HĐTH trên bản tin HV nhà trường tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của HĐTH những tấm gương điển hình, tích cực trong phong trào tự học ở vị trí phù hợp, dễ quan sát.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Ban Giám hiệu cần làm tốt công tác chỉ đạo, Phòng Quản lý học viên xây dựng kế hoạch sát sao, cụ thể. Phải có sự đồng thuận của tất cả Phòng, Ban trong nhà

trường, sự quan tâm từ CBQL, sự tham gia tích cực của GV, sự hưởng ứng nhiệt tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học viên trường cao đẳng cảnh sát nhân dân i (Trang 54)