Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học viên trường cao đẳng cảnh sát nhân dân i (Trang 58 - 59)

3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu

Những nguyên tắc của việc đề xuất các biện pháp nâng cao công tác quản lý HĐTH của HV phải dựa trên cơ sở quán triệt quan điểm chỉ đạo về đổi mới GD&ĐT, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng của Bộ Công an và mục tiêu giáo dục của nhà trường. Hiện nay, Trường

Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I đang phát triển mạnh mẽ theo hướng tinh gọn bộ

máy, hiện đại hóa cơ sở vật chất và phương pháp pháp đào tạo.

Chính vì vậy HĐTH của HV cũng cần có những đổi mới, nâng cấp cho phù hợp với sự phát triển của nhà trường và đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của Ngành Công an và nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Việc đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến công tác quản lý kiểm tra, đánh

giá kết quả học tập của học sinh ở Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân Icần tuân

theo những nguyên tắc sau:

3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn

Qua kết quả khảo sát, đánh giá ở Chương 2, ta thấy hiện nay HĐTT của HV Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I tuy đã có một số đổi mới theo hướng tích cực song vẫn còn tồn tại một số khâu trong công tác quản lý. Những bất cập

này làm cho HĐTH của HV chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.

Căn cứ vào thực trạng đã phân tích ở Chương 2, các văn bản hiện hành và tình hình thực tế hiện có của Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I, để luận văn đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến công tác quản lý HĐTH của HV vừa bảo đảm mục tiêu, vừa phù hợp với những đòi hỏi của thực tiễn đặt ra.

3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi

Các biện pháp đề xuất cần tuân theo nguyên tắc có tính khả thi, sự phù hợp của lý luận và thực tiễn. Các biện pháp quản lý đề xuất phải có lý luận chặt chẽ nhưng đồng thời phải phù hợp với đặc điểm hiện có của nhà trường và sự

định hướng về mặt lý luận của quản lý HĐTH. Các biện pháp đề ra phải sát hợp với đặc điểm riêng về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp tổ chức, và đặc

thù trường đào tạo HV thuộc lực lượng vũ trang, nói cách khác là phải sử dụng

được trong thực tế nhà trường. Muốn vậy các biện pháp phải được kiểm tra, kiểm chứng trong thực tế qua điều tra, khảo sát, trưng cầu ý kiến... hay thử nghiệm trong thực tiễn.

3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống

Các biện pháp phải có mối quan hệ biện chứng, chúng liên kết tác động hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất nhằm giải quyết tốt nhất công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV tại Trường Cao đẳng Cảnh

sát nhân dân Itheo mức độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.

Chẳng hạn như luận văn đưa ra 6 biện pháp thì biện pháp này là cơ sở biện pháp kia, là điều kiện... để thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau, tất cả các biện pháp phối hợp thành một hệ thống trong mối liên hệ chặt chẽ, là động lực nhằm đạt được mục đích cuối cùng của biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV.

3.1.5. Bảo đảm tính đồng bộ

Các biện pháp đề xuất phải bảo đảm tính đồng bộ giữa ý tưởng, mục tiêu, nội dung, giải pháp và kết quả; đồng bộ từ công tác quản lý, tổ chức, triển khai và các điều kiện để thực hiện.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về HĐTH của HV và công tác quản lý hoạt động này, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý HĐTH của HV Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của học viên trường cao đẳng cảnh sát nhân dân i (Trang 58 - 59)