Thực trạng chứng thực theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 36)

cấp xã trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Thẩm quyền chứng thực Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh về cơ bản thực hiện theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, do cơ chế đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh và thực hiện đề án chuyển giao công chứng, thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có những nét khác biệt so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Nhìn chung, về phạm vi chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã tại Thành phố Hồ Chí Minh hẹp hơn so với thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp xã theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, vấn đề này cũng gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, do đây là một quá trình áp dụng thí điểm chuyển giao dần theo chủ tương cải cách hành chính chung của cả nước, việc triển khai trong thực tế, vừa thực hiện, vừa đánh giá khắc phục hạn chế.

Thực hiện theo Luật Công chứng 2006, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi

hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP các tỉnh, thành phố đã chuyển giao tất cả hợp đồng, giao dịch về nhà đất từ phường, xã cho tổ chức hành nghề công chứng. Do vậy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND về thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch trên địa bàn thành phố (Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND) hoạt động chuyển giao thực hiện từ ngày 01 tháng 6 năm 2011. Thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chỉ giới hạn hai vấn đề chính là:

1. Chứng thực đối với di chúc (kể cả di sản là bất động sản)

2. Các loại hợp đồng, giao dịch khác (trừ các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất) thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Đến Nghị định số 23/2015/NĐ-CP có hiệu lực, thẩm quyền công chứng, chứng thực phát sinh vấn đề vướng mắc tại Thành phố Hồ Chí Minh do áp dụng chuyển giao cho tổ chức công chứng, Sở Tư pháp có nhiều văn bản báo cáo Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 16 tháng 11 năm 2015, Bộ Tư pháp có Công văn 4233/BTP-BTTP đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành giao Sở Tư pháp phối hợp khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện việc chuyển giao, đề xuất ý kiến báo cáo Ủy ban nhân dân–Hội đồng nhân dân thành phố, kết quả có đến 80% người dân hài lòng khi thực hiện thủ tục công chứng. Cán bộ, công chức tư pháp quận/huyện, phường/xã cũng đánh giá hoạt động công chứng giúp hạn chế rủi ro, tranh chấp phát sinh. Do vậy, ngày 10 tháng 11 năm 2017, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có Công văn số 6999/UBND-NCPC chấp thuận việc tiếp tục thi hành Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND. Tuy nhiên, Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND được ban hành trên cơ sở Luật Công chứng 2006, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và Thông tư số 03/2008/TT-

BTP ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, các văn bản này đã hết hiệu lực thi hành. Theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngay khi Nghị định số 23/2015/NĐ-CP có hiệu lực Sở Tư pháp phải tham mưu việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong việc đánh giá hiệu lực thi hành Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND. Nếu chủ trương chuyển giao công chứng là phù hợp thì phải tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xin chủ trương của Chính phủ. Bởi lẻ, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành, nên việc Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành văn bản thực hiện Nghị định theo hướng khác là không phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định của Chính phủ có giá trị pháp lý cao hơn so với Quyết định quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Việc không thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Thành phố Hồ Chí Minh đã làm hạn chế quyền của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)