Nội dung quản lý nhà nước đấu giá tài sản là quyền sửdụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất từ thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 28 - 29)

Thứ nhất: Triển khai, tổ chức thi hành, tuyên truyền, phổ biến pháp luật

về đấu giá tài sản, chính sách phát triển nghề đấu giá tài sản.

Công tác triển khai, tổ chức thi hành, tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất là một việc quan trọng trong công tác quản lý nhà nước, do vậy sau khi cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các định hướng, chính sách về tổ chức và hoạt động đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất thì Sở Tư pháp phải tham mưu, triển khai thực hiện và theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện.

Thứ hai: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động

đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất.

Để việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất được đồng bộ, thống nhất, hiệu quả thì trên cơ sở các quy định của pháp luật về đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất, UBND tỉnh ban hành hoặc trình HĐND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất.

Thứ ba: Tổ chức đăng ký hoạt động cho các doanh nghiệp đấu giá tài sản, chi nhánh doanh nghiệp đấu giá tài sản.

Theo Luật Đấu giá tài sản năm 2016 thì các đấu giá viên muốn hoạt động đấu giá tài sản thì phải thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty đấu giá hợp danh và phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp. Căn cứ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, Sở Tư pháp sẽ cấp Giấy đăng ký hoạt động cho các doanh nghiệp đấu giá tài sản.

Thứ tư: Thực hiện kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về tổ chức, hoạt

động đấu giá tài sản.

Trong hoạt động quản lý nhà nước thì nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu đó là kiểm tra, thanh thanh tra và xử lý vi phạm nếu có của các tổ chức đấu giá tài sản nhằm kiểm tra lại việc chấp hành cac quy định của pháp luật trong tổ chức và hoạt động đấu giá tài sản; đánh giá chất lượng, hiệu quả, mức độ chấp hành pháp luật của các đấu giá viên, các tổ chức đấu giá tài sản, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động đấu giá tài sản. Qua đó kịp thời phát hiện, xử lý, chấn chỉnh hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý, chấn chỉnh tổ chức và hoạt động đấu giá tài sản cũng như đề xuất các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động đấu giá tài sản, trong đó có đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất.

Thứ năm: Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ đấu giá tài sản.

Để việc tổ chức thực hiện hoạt động đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất được đúng trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật đấu giá tài sản và pháp luật có liên quan thì công tác đào tạo, bồi dưỡng hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ đấu giá viên và người giúp việc cho đấu giá viên là vô cùng quan trọng nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề đấu giá tài sản. Đồng thời, cũng phải quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước cho cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước hoạt động đấu giá tài sản để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động quản lý nhà nước đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất nói riêng.

1.5. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đấu giá tài sản làquyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất từ thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 28 - 29)