Yếu tố pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất từ thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 29 - 31)

Pháp luật là yếu tố đầu tiên vô cùng quan trọng, là tiền đề, là cơ sở để thực hiện quản lý nhà nước đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất. Vì, nếu

không có quy định của pháp luật thì các chủ thể không có cơ sở, không có căn cứ để tổ chức, điều hành cuộc đấu giá, hoặc có thực hiện đi chăng nữa thì cũng là những hành vi không hợp pháp, không được Nhà nước thừa nhận.

Pháp luật về quản lý nhà nước đấu giá quyền sử dụng đất là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện quản lý nhà nước về đấu giá như: Các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, nguyên tắc đấu giá quyền sử dụng đất; trình tự, thủ tục, cách thức tổ chức đấu giá; điều kiện để các chủ thể tham gia đấu giá; xác định giá khởi điểm, ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá; thu phí, thù lao dịch vụ đấu giá; phê duyệt kết quả trúng đấu giá và quy định trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trước, trong và sau khi tổ chức đấu giá.

Trước khi Luật Đất đai năm 1993 ban hành, theo quy định của pháp luật nước ta, Nhà nước nghiêm cấm việc mua bán đất đai và không thừa nhận các giao dịch chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất trên thị trường. Đất đai không có giá, Nhà nước tiến hành giao đất cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không thu tiền sử dụng đất. Do vậy, giai đoạn này hình thức đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất chưa được Nhà nước thừa nhận và chưa xuất hiện trên thực tế, chưa có một cơ quan, tổ chức và cá nhân nào được giao nhiệm vụ tổ chức đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất.

Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003, Quốc hội thông qua Luật Đất đai năm 1993, các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998, năm 2001 với nhiều nội dung đổi mới cơ bản so với Luật Đất đai trước đây, đó là người sử dụng đất nông nghiệp và đất ở đã được Nhà nước giao các quyền, bao gồm quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê đối với quyền sử dụng đất và đã xác định đất có giá, giá đất do Nhà nước quy định. Tuy nhiên Trong Luật Đất đai năm 1993 cũng chưa quy định về

việc đấu giá quyền sử dụng đất. Đến khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời mới quy định cụ thể về đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất. Đây là lần đầu tiên Nhà nước thừa nhận hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trong một đạo luật do Quốc hội ban hành, đánh dấu một bước ngoặt mới trong quá trình điều chỉnh pháp luật về đất đai ở nước ta.

Với việc quy định Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, để việc tổ chức và hoạt động đấu giá quyền sử dụng theo trình tự, thủ tục theo quy định, Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đấu giá tài sản, trong đó có đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất như: Nghị định số 05/2005/NĐ-CP, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP và hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất về đấu giá tài sản đó là Luật Đấu giá tài sản năm 2016.

Để quy định cụ thể về hoạt động đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất tại tỉnh Bắc Giang, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của trung ương và căn cứ thực tiễn ở địa phương, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất để áp dụng và thực hiện tại tỉnh Bắc Giang.

Tuy nhiên, vẫn cịn một sớ quy định của pháp luật chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, cịn chờng chéo cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình quản lý nhà nước về đấu giá quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất từ thực tiễn tỉnh bắc giang (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)