Phạm vi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án xâm phạm quyền sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án xâm phạm quyền sở hữu từ thực tiễn tỉnh cao bằng (Trang 25 - 26)

vụ án xâm phạm quyền sở hữu

Xác định đúng đắn phạm vi THQCT trong điều tra các vụ án xâm phạm quyền sở hữu có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trong việc chống bỏ lọt tội phạm, người phạm tội và không làm oan người vô tội.

Theo quy định tại Điều 1 Quy chế tạm thời số 03 thì, cơng tác thực hành quyền cơng tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự bắt đầu từ khi có dấu hiệu tội phạm xảy ra đến khi kết thúc việc điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định truy tố hoặc quyết định đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật.

Quá trình giải quyết các vụ án xâm phạm quyền sở hữu bao gồm các giai đoạn: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Trong đó, giai đoạn điều tra các vụ án xâm phạm quyền sở hữu là giai đoạn tố tụng mà cơ quan điều tra căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành các biện pháp điều tra cần thiết nhằm thu thập các chứng cứ chứng minh tội phạm cũng như người phạm tội xâm phạm quyền sở hữu. Căn cứ theo quy định tại các chương, từ Chương X đến chương 17 của BLTTHS năm 2015 “Những quy định chung về điều tra vụ án hình sự” thì có thể xác định, phạm vi THQCT của VKS trong giai đoạn điều tra các vụ án xâm phạm quyền sở hữu có thời điểm bắt đầu từ khi cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án và kết thúc bằng bản kết luận điều tra của Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát truy tố người phạm tội trước Tịa án hoặc ra quyết đình chỉ điều tra vụ án hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án xâm phạm quyền sở hữu từ thực tiễn tỉnh cao bằng (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)