quyền cơng tố theo quy định của BLTTHS năm 2015
Ngồi những nội dung THQCT nêu trên, VKS thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án xâm phạm quyền sở hữu theo quy định của BLTTHS năm 2015, như THQCT trong trong việc tạm đình chỉ điều tra bị can, đình chỉ điều tra. Cụ thể, khi CQĐT ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra vụ án hoặc tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra bị can theo quy định tại Điều 229, 230 BLTTHS thì KSV kiểm sát chặt chẽ căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra, nếu thấy quyết định tạm đình chỉ điều tra khơng có căn cứ và trái pháp luật thì báo cáo lãnh đạo VKS ra quyết định hủy bỏ các quyết định nêu trên và yêu cầu CQĐT phục hồi điều tra theo quy định tại Điều 235 BLTTHS. Khi thấy lý do tạm đình chỉ khơng cịn thì VKS ra văn bản yêu cầu CQĐT phục hồi điều tra để tiến hành điều tra theo quy định tại Điều 235 BLTTHS nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã trình bày, làm rõ những vấn đề về lý luận và pháp luật liên quan đến thực hành quyền công tố của VKS đối với các vụ án xâm phạm quyền sở hữu, như khái niệm, đặc điểm, đối tượng, phạm vi , và ý nghĩa thực hành quyền cơng tố của Viện kiểm sát. Theo đó, thực hành quyền công tố trong các vụ án xâm phạm quyền sở hữu của Viện kiểm sát là việc Viện kiểm sát sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý do pháp luật quy định để thực hiện việc truy cứu TNHS, buộc tội đối với người phạm tội về xâm phạm quyền sở hữu nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Đặc điểm của thực hành quyền công tố trong các vụ án xâm phạm quyền sở hữu mang những nét riêng biệt so với THQCT đối với các loại tội phạm khác, đó là việc VKS luôn phải thực hiện yêu cầu định giá tài sản hoặc giám định tài sản bị thiệt hại. Đối tượng của THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án xâm phạm quyền sở hữu là tội phạm và người phạm tội xâm phạm quyền sở hữu, với phạm vi bắt đầu từ khi cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án và kết thúc bằng bản kết luận điều tra của Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát truy tố người phạm tội trước Tịa án hoặc quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự. Tiếp theo, trong chương 1 tác giả cũng đã trình bày, phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thực hành quyền cơng tố của VKS trong giai đoạn điều tra các vụ án xâm phạm quyền sở hữu, có thể nhóm lại thành một số nội dung sau:
Thứ nhất, yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ
án hình sự, khởi tố bị can; phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố bị can khơng có căn cứ và trái pháp luật; yêu cầu điều tra, truy nã bị can, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Thứ hai, khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can trong các trường hợp do BLTTHS
quy định; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra. Thứ ba, quyết định phê chuẩn, không phê chuẩn hoặc hủy bỏ các quyết định tố tụng của CQĐT; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của BLTTHS. Thứ tư, quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam; quyết định chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; hủy bỏ quyết định tách, nhập vụ án. Thứ
năm, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền công tố
theo quy định của BLTTHS năm 2015
Những nội dung trên là căn cứ, cơ sở để tác giả nghiên cứu, trình bày nội dung chương 2 của luận văn: Thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án xâm phạm quyền sở hữu của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng.
Chương 2