khởi tố bị can trong các trường hợp do BLTTHS quy định; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra
Để bảo đảm cho việc giải quyết triệt để vụ án hình sự, khơng để xảy ra oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm, Điều 153, Khoản 4 Điều 179, Điều 180 BLTTHS năm 2015 quy định VKS được khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can. Cụ thể:
VKS ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp: a) VKS hủy bỏ quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; b) VKS trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; c) VKS trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử”. Trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm chưa bị khởi tố thì VKS yêu cầu CQĐT ra quyết định khởi tố bị can hoặc trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can nếu đã yêu cầu nhưng CQĐT không thực hiện. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, VKS phải gửi cho CQĐT để tiến hành điều tra. Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra nếu Viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi mà BLHS năm 2015 quy định là tội phạm trong vụ án chưa bị khởi tố thì VKS ra quyết định khởi tố bị can và trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung”. CQĐT, VKS thay
đổi quyết định khởi tố bị can khi thuộc một trong các trường hợp: a) Khi tiến hành điều tra nếu có căn cứ xác định hành vi của bị can không phạm vào tội đã bị khởi tố; b) Quyết định khởi tố ghi không đúng họ, tên, tuổi, nhân thân của bị can”.
Khi THQCT trong điều tra các vụ án xâm phạm quyền sở hữu tài sản, VKS trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà VKS đã yêu cầu bằng văn bảnhưng không được khắc phục hoặc trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết định việc truy tố.
VKS trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra như: triệu tập và lấy lời khai người bị buộc tội, người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; triệu tập và hỏi cung bị can; tiến hành việc đối chất; thực nghiệm điều tra; trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản... để thu thập thêm chứng cứ và các tình tiết khác nhằm đánh giá một cách khách quan, tồn diện và đầy đủ vụ án. Trong q trình điều tra, khi có u cầu của CQĐT hoặc qua kiểm sát việc hỏi cung phát hiện thấy bị can kêu oan, lời khai của bị can trước sau không thống nhất lúc nhận tội, lúc không nhận tội; bị can có khiếu nại về việc điều tra; có căn cứ để nghi ngờ về tính xác thực của lời khai bị can; trường hợp bị can bị khởi tố về tội đặc biệt nghiêm trọng thì Viện kiểm sát có thể trực tiếp gặp, hỏi cung bị can.