Quảng Nam
Quảng Nam là tỉnh nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện với 247 xã, phường, thị trấn (trong đó Hiệp Đức là một huyện thuộc miền núi thấp). Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 10.438 km². Tính đến tháng 4/2019, dân số Quảng Nam là 1.495.812 người, với mật độ dân số trung bình là 173 người/km², đây cũng là tỉnh đông dân nhất vùng duyên hải Nam Trung Bộ . Với 81,4% dân số sinh sống ở nông thôn, Quảng Nam có tỷ lệ dân số sinh sống ở nông thôn cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa của tỉnh đang diễn ra mạnh mẽ sẽ tác động lớn đến sự phân bố dân cư nông thôn-thành thị trong thời gian tới.
Quảng Nam có lực lượng lao động dồi dào, với trên 887.000 người (chiếm 62% dân số toàn tỉnh), trong đó lao động ngành nông nghiệp chiếm 61,57%, ngành công nghiệp và xây dựng là 16,48% và ngành dịch vụ là 21,95%. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm 30% tổng số lao động, trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao là gần 18.000 người.
Tổng số hộ dân trên toàn tỉnh 416.624 hộ. Năm 2018, tổng số hộ nghèo là 31.537 hộ chiếm 7,57% (giảm 6.575 hộ, tỷ lệ 1,71% so với năm 2017); tổng số hộ cận nghèo : 13.841 hộ, tỷ lệ 3,32% (giảm 4.749 hộ, tỷ lệ 1,21% so với năm 2017).
Trong thời gian quan, Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được tập trung, quan tâm và thực hiện khá đồng bộ; vai trò của MTTQ và các hội, đoàn thể tiếp tục được phát huy; công tác tuyên truyền được tăng cường, đa dạng về nội dung, hình thức; nhận thức về công tác giảm nghèo bền vững đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy và hành động của
các cấp, các ngành, các địa phương và trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; nguồn kinh phí bố trí kịp thời, cơ bản đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo; các Sở, ngành và địa phương; một số nội dung, nhiệm vụ đã được cấp tỉnh phân cấp cho địa phương chủ động thực hiện; đã thực hiện lồng ghép và hỗ trợ có điều kiện cho hộ nghèo khi tham gia Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Quỹ vì người nghèo,…Nhiều địa phương đã chủ động xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch giảm nghèo với các giải pháp, cách làm sáng tạo, phù hợp, bố trí ngân sách địa phương để thực hiện…vì vậy tỷ lệ giảm nghèo đã đạt vượt mục tiêu đề ra năm 2018 (giảm 1,71%, tương ứng 6.575 hộ), đặc biệt đã hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới (56 hộ tái nghèo; 756 hộ nghèo phát sinh).
Nhiều địa phương trên toàn tỉnh đã có kết quả giảm nghèo năm 2018 đạt và vượt mục tiêu của Tỉnh đề ra, trong đó có huyện Hiệp Đức.
Qua kết quả tại bảng 1.2 cho thấy, theo tổng số hộ nghèo, hiện nay trên địa bàn tỉnh có nơi có số hộ nghèo nhiều nhất là huyện Bắc Trà My (4.335 hộ), nơi có số hộ nghèo còn ít nhất là Tp. Hội An, Huyện Hiệp Đức đứng thứ 10 về số hộ nghèo trên toàn tỉnh. Theo tỷ lệ hộ nghèo, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là huyện Nam Trà My, nơi có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là Tp. Hội An, Hiệp Đức đứng thứ 7 về tỷ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh.
Bảng 1.2. Bảng xếp hạng mức độ nghèo giữa các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2018
Xếp hạng theo tổng số hộ nghèo Xếp hạng theo tỷ lệ hộ nghèo STT Huyện, Thị Tổng số hộ Xếp Huyện, Thị Tỷ lệ hộ Xếp
xã, TP nghèo hạng xã, TP nghèo hạng
1 Bắc Trà My 4.335 1 Nam Trà My 45,88 1
Xếp hạng theo tổng số hộ nghèo Xếp hạng theo tỷ lệ hộ nghèo STT Huyện, Thị Tổng số hộ Xếp Huyện, Thị Tỷ lệ hộ Xếp
xã, TP nghèo hạng xã, TP nghèo hạng
3 Nam Giang 3.045 3 Tay Giang 43,14 3
4 Thăng Bình 2.554 4 Bắc Trà My 39,52 4
5 Tây Giang 2.119 5 Phước Sơn 31,29 5
6 Đông Giang 2.043 6 Đông Giang 29,43 6
7 Phước Sơn 2.025 7 Hiệp Đức 13,30 7
8 Quế Sơn 1.845 8 Nông Sơn 13,13 8
9 Đại Lộc 1.840 9 Tiên Phước 7,00 9
10 Hiệp Đức 1.563 10 Quế Sơn 6,36 10
11 Duy Xuyên 1.423 11 Thăng Bình 4,78 11
12 Tiên Phước 1.285 12 Đại Lộc 4,44 12
13 Núi Thành 1.163 13 Duy Xuyên 4,01 13
14 Nông Sơn 1.154 14 Núi Thành 2,72 14
15 Điện Bàn 915 15 Phú Ninh 2,45 15
16 Phú Ninh 546 16 Điện Bàn 1,62 16
17 Tam Kỳ 306 17 Tam Kỳ 0,98 17
18 Hội An 50 18 Hội An 0,23 18
Nguồn: Quyết định 180/QĐ-UBND ngày 18/01/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam Như vậy, ta thấy được rằng, những huyện có số lượng và tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn tỉnh đa phần tập trung vào các huyện miền núi, đa số là đồng bào DTTS sinh sống. Tuy huyện Hiệp Đức hoàn thành được chỉ tiêu tỉnh giao, song số lượng và tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao.
Đến cuối năm 2018, có 3 huyện là Phước Sơn, Nam Giang, Tây Giang không đạt mục tiêu của UBND tỉnh Quảng Nam giao, bên cạnh đó tình trạng tái nghèo, phát sinh nghèo mới diễn ra nhiều ở các huyện miền núi.
Vì vậy, mục tiêu đến năm 2020 của Tỉnh Quảng Nam là tiếp tục thực hiện hỗ trợ giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều, đảm bảo giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới, hoàn thành mục tiêu giảm trên 5.000 hộ nghèo và khoảng 3.000 hộ cận nghèo năm 2019 theo nghị quyết của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh, trong đó phấn đấu giảm trên 50% số hộ nghèo thuộc chính sách người có công cách mạng (trên 345 hộ) để đến năm 2020 toàn tỉnh không còn hộ nghèo thuộc chính sách người có công.
Tiểu kết chương 1
Tóm lại, công tác giảm nghèobền vững được Đảng và Nhà nước ta xem là một chủ trương đúng đắn, là mục tiêu chiến lược phát triển kinh-xãtếhội của đất nước, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầutrong các quyết sách phát triển theo hướng
bền vững. Nhiều chính sách, giải pháp chương trình xóa đói giảm nghèo, rồi đến giảm nghèo bền vững của Đảng, Nhà nước đã ban hành góp phần thực hiện công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã i,hộhạn chế phân hóa giàu nghèo, đưa hàng triệu hộ
gia đình, hàng chục triệu người đã thoát khỏi cảnnghèo đói, vươn lên làm giảu. Chương 1 đã hệ thống lại các khái niệm liên quan đến quản lý nhà nước đối với công tác giảm nghèo bền vững, hệ thống hóa kết quả công tác giảm nghèo bền vững, nguyên nhân của nghèo đói, sự cần thiết phải giảm nghèo bền vững, việc ban hành và thực hiện các chính sách giảm nghèobền vững của nước ta, các tiêu chí đánh giá công tác giảm nghèo bền vững, thực trạng QLNN đối với công tác giảm nghèo bền vững ở Việt Nam nói chung, ở tỉnh Quảng Nam nói riêng…. Và đó là cơ sở để đi sâu phân tích nội dung quản lý nhà nước đối với công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2016 -2018 2.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiên kinh tế xã hội huyện Hiệp Đức
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hiệp Đức là một huyện miền núi thấp của tỉnh Quảng Nam, gồm có 12 xã, thị trấn, trong đó có 3 xã vùng núi cao. Hơn 80% là diện tích đồi núi. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Huyện có tiềm năng đất đai, khoáng sản, có vị trí quan trọng, nằm trên trục Quốc lộ 14E dài 36 km nối liền giữa quốc lộ 1A với đường Đông Trường Sơn và đường Hồ Chí Minh. Giao thông đường thuỷ khá thuân lợi với tuyến sông Tranh nối liền với sông Thu Bồn và xuôi về Hội An, gần vùng “cực” phát triển kinh tế và đô thị phía Tây Bắc của tỉnh.
Diện tích đất phục vụ nông nghiệp 7.416,81 ha, chiếm 29,59%, đất lâm nghiệp 33.193,94 ha, chiếm 63,16%, đất ngư nghiệp 19,42 ha, chiếm 0,039%, đất công nghiệp, xây dựng, dịch vụ 62,14 ha, chiếm 0,13%; sản phẩm thế mạnh của địa phương là cây cao su, cây keo nguyên liệu sản xuất bột giấy. Kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng và chưa đồng bộ. Mật độ dân cư thưa thớt, trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng. Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông, lâm nghiệp nhưng thời tiết không thuận lợi, thường xuyên bị thiên tai đe dọa nên ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của nhân dân, nhất là các xã nghèo, vùng đặc biệt khó khăn.
Dân số toàn huyện 39.677 người, đồng bào DTTS chiếm 9,35%, chủ yếu là dân tộc Cadong và Mơ nong sống tập trung tại 3 xã vùng cao. Đồng bào các DTTS có truyền thống cách mạng, đoàn kết, tương thân, tương ái và có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng về văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện.
đó có 11.881 lao động nữ; số người đang làm việc trong các ngành 24.598 người; số người thất nghiệp 932 người (chiếm 3,65% tổng số lao động toàn huyện). Hộ nghèo 1.563 chiếm tỷ lệ 13,3%, còn cao so với các huyện trong tỉnh và thiếu bền vững. Hộ nghèo vùng đồng bào DTTS chiếm 44,3% hộ nghèo chung toàn huyện (trong khi dân số chỉ chiếm 9,35% dân số toàn huyện), điều đó cho thấy tỷ lệ hộ nghèo DTTS còn quá cao, chênh lệch mức sống giữa các xã vùng cao và vùng thấp, gây nên tình trạng phân hóa giàu nghèo.
Những năm gần đây, nhờ những chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo… nên điều kiện kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến, đời sống của nhân dân được cải thiện. Nhận thức của đa số người dân về xóa đói giảm nghèo đã được nâng lên rõ rệt; người dân phấn khởi, sẵn sàng chung tay góp sức cùng địa phương phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu giảm nghèo bền vững trong giai đoạn mới.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Đảng bộ và nhân dân Hiệp Đức đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi khá toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VII đề ra. Năm 2018 tổng giá trị sản xuất (Giá so sánh 2010) 1.595,83 tỷ đồng, tăng 8,9% so với năm 2017 và tăng 26,55% so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tỷ trọng Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 33,63% giảm 3,9% so với năm 2015, tỷ trong CN-XD chiếm 23,07% tăng 1,3% so với năm 2015, tỷ trong TM-DV chiếm 43,3% tăng 2,6% so với năm 2015. Tổng đàn bò 9690 con, tăng 0,9% so với năm 2017. Tỷ lệ độ che phủ rừng 57%. Đào tạo nghề cho 500 lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm 5-6%, 4/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới (theo số liệu niên giám Thống kê năm 2018 của huyện Hiệp Đức).
Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn được đầu tư xây dựng; cụm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn được quy hoạch và đang kêu gọi đầu tư xây dựng. Giá trị sản xuất Thương mại - Dịch vụ đạt 692,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng (giá so
với 2010) 105,06% . Thực hiện chương trình xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng của huyện giai đoạn 2016 - 2018, tổng nguồn vốn đầu tư cả giai đoạn là 621,303 tỷ đồng, đạt 83,5% so với chỉ tiêu đề ra; trong đó đầu tư hạ tầng kinh tế 320,143 tỷ đồng và hạ tầng văn hóa, xã hội 301,160 tỷ đồng.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển, từng bước kết hợp hài hoà với phát triển kinh tế. Chất lượng giáo dục được nâng lên, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học được tăng cường. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ; mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và mở rộng; đã đầu tư xây dựng Trung tâm y tế huyện đạt chuẩn. Công tác giảm nghèo và thực hiện các chính sách an sinh xã hội được chỉ đạo tích cực; đã hỗ trợ hơn 25,22 tỷ đồng, xây tặng và sửa chữa 864 ngôi nhà cho đối tượng chính sách, hỗ trợ xây dựng 1.291 nhà ở cho người nghèo, đối tượng xã hội với kinh phí 11,27 tỷ đồng. Hằng năm giải quyết việc làm cho 850 lao động, đào tạo nghề cho 700 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo 30%. Tỷ lệ hộ nghèo từ 47,39% giảm còn 13,3%, bình quân hằng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,82%.
2.2. Thực trạng về vấn đề đói nghèo trên địa bàn huyện Hiêp Đức
2.2.1. Thực trạng về vấn đề đói nghèo
Hình 2.1. Tình hình hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Hiệp Đức giai đoạn 2016-2018
14000 11396 11501 11751 12000 10000 8000 6000 4000 2264 1931 1563 2000 953
Tổng số hộ nghèo Hộ nghèo Hộ cận nghèo Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018 của UBND huyện Hiệp Đức
Qua số liệu phân tích hình 2.1 cho thấy năm 2016, toàn huyện có 2.264 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 19,87%, hộ cận nghèo 953 hộ, chiếm tỷ lệ 9,36%; năm 2017, toàn huyện có 1.931 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 16,79%, hộ cận nghèo 633 hộ, chiếm tỷ lệ 5,5%; đến cuối năm 2018, toàn huyện còn 1.563 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 13,3% (giảm 701 hộ so với năm 2016), bình quân mỗi năm giảm 3,28%; hộ cận nghèo giảm xuống còn 499 hộ, chiếm tỷ lệ 4,25% (giảm 454 hộ so với năm 2016), bình quân mỗi năm giảm 2,05%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm hằng năm chưa đạt theo chỉ tiêu đề ra của Chính phủ giai đoạn 2010-2020 là 4%/năm đối với những huyện nghèo.
Mặc dù hàng năm số hộ nghèo giảm qua các năm, song qua báo cáo của UBND huyện và tình hình thực tế tại một số địa phương của huyện cho thấy: mặc dù tỷ lệ hộ nghèo còn thấp, nhưng công tác giảm nghèo khó khăn, có hộ không thể thoát nghèo do nghèo cố hữu (ốm đau nặng, có người già cả, tàn tật, mắc tệ nạn xã hội, không có khả năng lao động), đồng thời ở những xã vùng cao, tỷ lệ hộ thoát nghèo có nguy cơ tái nghèo rất cao. Tuy vậy, kết quả trên đã thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của chính quyền và nhân dân huyện Hiệp Đức trong công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Hình 2.2. Tình hình hộ nghèo chia theo tiêu chí thu nhập và thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản giai đoạn 2016 -2018
1600 1448 1400 1400 1200 1144 1000 800 711 600 517 400 395 200 105 14 0 2016 2017 2018
Hộ nghèo về thu nhập không thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản
Hộ nghèo vừa nghèo về thu nhập vừa thiếu hụt mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
Hộ nghèo thiếu hụt mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
Nguồn: Báo cáo số 172/BC-UBND ngày 22/4/2019 của UBND huyện Hiệp Đức
Theo Hình 2.2, Hộ nghèo về thu nhập không thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ
bản năm 2018: 1.144 hộ (giảm so với năm 2016 304 hộ, tỷ lệ 2,97% ); Hộ nghèo vừa nghèo về thu nhập vừa thiếu hụt mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản: 395 hộ (giảm so với năm 2016 316 hộ, tỷ lệ 2,88%); Hộ nghèo thiếu hụt mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản: 24 hộ (giảm so với năm 2016 81 hộ, tỷ lệ 0,72%). Điều này cho ta thấy rằng các chỉ tiêu đều giảm qua các năm, thể hiện được các chính sách, giải pháp giảm nghèo bền vững của huyện đi đúng hướng và có hiệu quả nhất định. Ngoài việc thực hiên tốt các chính sách quy định tại Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ và Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 31/5/2018 của