Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với CÔNG tác GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 88 - 125)

3.3.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương

Ban hành chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo hướng tích hợp, giải quyết sự thiếu hụt của người dan theo phương pháp đo lường đa chiều; rà soát, sửa

đổi, sắp xếp hợp lý các văn bản pháp luật có liên quan đến giảm nghèo bền vững theo hướng cải cách hành chính, giảm số lượng văn bản, tập trung chính sách coa hiệu quả, tránh chồng chéo, trùng lặp; phân loại địa bàn và đối tượng hỗ trợ gắn với thời gian và điều kiện cụ thể, phân công trách nhiệm một cách rõ ràng...

Nên giao về địa phương, trực tiếp là cấp xã làm chủ đầu tư đối với nguồn vốn hỗ trợ sản xuất dành cho hộ nghèo, cận nghèo; qua đó nhân dân sẽ trực tiếp giám sát. Đồng thời, có quy định cụ thể về mức hỗ trợ vốn đủ yêu cầu đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế hộ, tránh tình trạng dàn trải, mang lại hiệu quả thấp; nghiên cứu cơ chế, thủ tục thanh quyết toán các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất một cách khoa học để tạo điều kiện cho nhân dân dễ tiếp cận, tập trung nguồn lực, phát huy hiệu quả các chính sách.

Hướng dẫn địa phương cơ chế rà soát, phân loại và chuyển những nhóm hộ nghèo cố hữu, đặc biệt khó khăn và hộ nghèo ở vùng đồng bào DTTS sang nhóm bảo trợ xã hội. Xây dựng tiêu chí bình xét, đánh giá chuẩn nghèo theo phương pháp xác định nghèo đa chiều, tổ chức công tác thống kê, theo dõi thống nhất trong cả nước.

Quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các địa bàn khó khăn của tỉnh để thúc đẩy kết nối phát triển kinh tế - xã hội giữa vùng khó khăn, vùng DTTS với vùng phát triển. Đảm bảo cân đối nguồn lực cho địa phương để đảm bảo thực hiện hiệu quả các chính sách; tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất để người nghèo tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, đặc biệt là người nghèo ở vùng DTTS, người nghèo

ở vùng đặc biệt khó khăn; hỗ trợ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số thuộc hộ cận nghèo chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo các chính sách khác. Bổ sung kịp thời các nguồn vốn cho Ngân hàng chính sách xã hội để hỗ trợ hộ nghèo theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhất là nguồn vốn giải quyết việc làm, hỗ trợ vùng khó khăn...

3.3.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Nam

Trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế của HĐND và UBND tỉnh Quảng Nam cần phải cụ thể hóa đưa

nội dung các mục tiêu, giải pháp giảm nghèo bền vững vào; cần quan tâm, tập trung hơn nữa vào việc xây dựng và thực hiện một số chính sách liên quan đến giảm nghèo bền vững đối với các hộ nghèo đặc biệt khó khăn, hộ nghèo không thể thoát nghèo, hộ nghèo đồng bào DTTS...

Tại khoản 3, mục II, Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 27/4/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam quy định “phấn đấu đến năm 2020 các huyện miền núi, trung du còn dưới 7%” không trừ hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội. Trong khi đó theo quy định tại Quyết định số 1682/QĐ-UBND ngày 16/5/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam Ban hành Quy định đánh giá, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2020 “Xã được công nhận đạt tiêu chí hộ nghèo trong xây dựng NTM khi có tỷ lệ hộ nghèo của xã dưới mức tối thiểu theo quy định của khu vực, không tính tỷ lệ hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội”. Do vậy kiến nghị Tỉnh ủy xem xét điều chỉnh chỉ tiêu: phấn đấu đến năm 2020 các huyện miền núi, trung du còn dưới 7%, không tính tỷ lệ hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội.

Xây dựng các Đề án, chính sách giảm nghèo ở các huyện miền núi khó khăn, qua đó đề ra những chính sách về thu hút đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

Cấp xã là cấp trực tiếp quản lý các đối tượng được thụ hưởng và có khả năng huy động được nguồn lực của địa phương và của chính đối tượng thụ hưởng nên đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện đẩy mạnh cơ chế phân cấp cho các xã trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ.

Tăng cường công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong thực hiện chính sách, pháp luật giảm nghèo bền vững tại các địa phương trên toàn tỉnh.

3.3.3. Đối với UBND huyện Hiệp Đức

tỉnh Quảng Nam để kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện; bố trí các cơ quan, cán bộ theo dõi công tác giảm nghèo để tham mưu thực hiện tốt lĩnh vực giảm nghèo. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giảm nghèo và tổ chức triển khai thực hiện trên toàn huyện. Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, phòng ban liên quan về công tác giảm nghèo bền vững.

Cần có các chính sách, chương trình huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư, phát triển, ưu tiên đầu tư cho công tác giảm nghèo bền vững, phát triển nhanh kinh tế - xã hội, giải quyết những khó khăn bức xúc của các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện.

Cần đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm tăng năng suất, hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập. Đặc biệt chú trọng công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; xây dựng, phổ biến và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả tại các xã, thôn; Đầu tư các ngành CN-XH và Dịch vụ.

Quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo tại các địa bàn khó khăn của huyện, đặc biệt là 3 xã vùng cao. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ, miễn giảm học phí đối với học sinh nghèo vượt khó, học sinh khó khăn, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số.... Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình nâng cao cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học trên địa bàn huyện.

Cần có chính sách đặc thù thu hút Bác sĩ, Y sĩ tự nguyện đến công tác ở các trạm y tế cấp xã vùng 135, vùng đồng bào DTTS. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân giữ gìn vệ sinh môi trường; hỗ trợ hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe bằng việc củng cố và tăng cường hệ thống y tế cấp xã về cơ sở vật chất và chuyên môn.

3.3.4. Đối với các phòng, ban liên quan

- Đối với Phòng Lao động – Thương binh xã hội huyện Hiệp Đức: Chịu trách nhiệm tham mưu UBND huyện chỉ đạo thống nhất công tác giảm nghèo trên

sát, đánh giá thực hiện Chương trình” theo quy định tại Quyết định số 1722/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ; chương trình hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 22/QĐ-TTg, Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ nhằm giải quyết tiêu chí thiếu hụt về nhà ở cho hộ nghèo; Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn hướng dẫn thực hiện điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo hằng năm theo đúng quy định của cấp trên; Chủ trì và phối hợp với các ngành liên quan tham mưu thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội của Trung ương và các chính sách đặc thù của tỉnh đảm bảo kịp thời, hiệu quả; Triển khai và phối hợp thực hiện công tác dạy nghề theo Quyết định 1956 và Quyết định 3577; tìm kiếm cơ hội việc làm, xuất khẩu lao động cho người nghèo; phối hợp tổ chức các điểm sàn giao dịch tư vấn, giới thiệu việc làm cho người nghèo, lao động nông thôn….

- Ngân hàng chính sách xã hội: Giải quyết nguồn vốn tín dụng ưu đãi đốivới hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ làm nhà theo Quyết số

33/2015/QĐ-TTg,... đảm bảo đúng đối tượng, sử dụng vốn đúng mục đích. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn, gắn với việc đánh giá tỷ lệ thoát nghèo hằng năm và theo giai đoạn.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục: Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo nghề trên địa bàn huyện. Tham mưu UBND huyện các giải pháp giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều về giáo dục, tăng tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi theo từng cấp học, giảm tỷ lệ bỏ học, lưu ban. Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục ở các cấp học và định hướng, hướng nghiệp cho học sinh.

- Ngành y tế: Thường xuyên tuyên truyền, vận động và phối hợp giúp người dân thực hiện tốt 3 công trình vệ sinh, nhất là công trình hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh để giảm chiều thiếu hụt về nước sạch và vệ sinh. Tham mưu UBND huyện các giải pháp giải quyết thiếu hụt về y tế để nâng cao khả năng tiếp cận của người dân, người nghèo, cận nghèo về dịch vụ khám, chữa bệnh, nhất là

tế để giảm chiều thiếu hụt về y tế. Thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, DTTS theo QĐ số 14/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu UBND huyện phân bổ các nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững , Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, các chính sách đặc thù của tỉnh. Phối hợp xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư các dự án hạ tầng về nông nghiệp, du lịch, giáo dục… và thực hiện lồng ghép một cách có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn. Theo dõi, hướng dẫn việc sử dụng nguồn vốn và thanh, quyết toán đúng theo quy định hiện hành.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan

liên quan và UBND các xã, thị trấn quy hoạch sử dụng đất để xúc tiến các nhà đầu tư. Đồng thời, kiểm tra, rà soát lại việc cấp đất không đúng đối tượng, thuê đất sử dụng không đúng mục đích, tự lấn chiếm đất… để thu hồi, giao đất bổ sung cho những hộ nghèo có lao động nhưng thiếu đất sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Giải quyết các vấn đề bức xúc về môi trường.

- Phòng NN-PTNT: Thực hiện Chương trình khuyến nông-lâm-ngư, hỗ trợ xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng các mô

hình sản xuất có hiệu quả, tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận và tham gia. Thực hiện lồng ghép các nguồn lực đầu tư để triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án “Chương trình 135”, Dự án “Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo” trên địa bàn các xã và các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất khác; đặc biệt ưu tiên nguồn lực từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đầu tư cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cho người dân tiếp cận khoa học công nghệ mới để áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi tăng năng suất, giá thành sản phẩm. Trong đó tập trung đào tạo cho lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo chưa có việc làm.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các xã, thị trấn kiểm tra, rà soát lại quy hoạch ba loại rừng, rừng dự án 661 ở những nơi không hiệu quả để

đề nghị chuyển qua quy hoạch bổ sung đất trồng rừng sản xuất, tạo quỹ đất để giao cho người dân còn thiếu đất sản xuất.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các xã, thị trấn tổ chức quy hoạch chuyên canh, quy hoạch vùng nguyên liệu, quy hoạch vùng chế biến sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi. Hợp tác khoa học với các cơ sở, viện nghiên cứu chuyển giao khoa học-kỹ thuật, công nghệ mới.

- Phòng Kinh tế - Hạ tầng: Tham mưu UBND huyện đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh cho các thôn, xã đặc biệt khó khăn, khu vực có tỷ lệ nghèo còn cao; tăng cường tham mưu đầu tư, hỗ trợ các hình thức khuyến công vào thôn, xã nghèo tạo ra cơ sở sản xuất thu hút lao động. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống, tổ hợp tác… nhằm giải quyết lao động cho hộ nghèo. Phối hợp các ngành giải quyết chỉ số thiếu hụt về nhà ở cho người nghèo.

- Bảo hiểm xã hội huyện: Tham mưu giải pháp tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trong Nhân dân. Phối hợp với Phòng LĐTB-XH huyện, UBND các xã, thị trấn thực hiện việc cấp thẻ BHYT cho các đối tượng đúng theo quy định, đảm bảo đúng tiến độ.

- Trung tâm Văn hóa – Thể thao – Truyền hình huyện: Phối hợp xây dựng kế hoạch thông tin tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo.

- Ủy ban MTTQVN huyện, các Hội đoàn thể: cần phải đa dạng hóa các hình thức, nội dung tuyên truyền về quan điểm, chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước và nội dung kế hoạch giảm nghèo đến các tầng lớp Nhân dân nhằm thay đổi về nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo, từ đó khơi dậy ý thức vươn lên thoát nghèo của người dân. Tổ chức phát động phong trào giảm nghèo bằng nhiều hình thức, cách làm phù hợp, gắn kết với các phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; toàn dân đoàn kết

xây dựng đời sống văn hóa và các phong trào thi đua khác để phối hợp cùng

chính quyền thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo từ nay đến năm 2020. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội nhằm thực hiện tốt nội dung kế hoạch giảm nghèo.

3.3.5. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn

UBND các xã, thị trấn phải xây dựng kế hoạch giảm nghèo bền vững với các giải pháp cụ thể, phù hợp cho địa phương mình, từng nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo theo từng nguyên nhân nghèo; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các hội, đoàn thể cùng cấp thực hiện giao chỉ tiêu đến từng thôn, khối phố với số lượng, địa chỉ hộ nghèo, hộ cận nghèo cần giảm, để phối hợp tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ về nhiều mặt nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo, thoát cận nghèo. Thực hiện lồng ghép một cách có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ tác động vào đối tượng giảm nghèo cụ thể theo điều kiện, nguyện vọng cần hỗ trợ của hộ nghèo, cận nghèo, địa bàn cụ thể để tạo điều kiện sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất, không hỗ trợ dàn trãi, bình quân, đại trà làm giảm hiệu lực đầu tư.

Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các hội, đoàn thể cùng cấp phân công cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo, CB, CC và người hoạt động không chuyên trách đứng cánh từng thôn, tổ và phụ trách theo dõi từng hộ nghèo, hộ cận nghèo để giúp đỡ, tư vấn cho họ tự tin đầu tư sản xuất,… và đăng ký thoát nghèo theo từng mốc thời gian (có chỉ tiêu cụ thể theo quý, năm).

Phối hợp xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả; tuyên truyền và nhân rộng để người nghèo, hộ nghèo áp dụng, vươn lên thoát nghèo. Hàng năm tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với CÔNG tác GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 88 - 125)