Đánh giá việc thực thi chính sách giảm nghèobền vững trên địa bànhuyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với CÔNG tác GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 68 - 78)

huyện Hiêp Đức

2.4.1. Kết quả đạt được

Tiêu chí 1: Mức độ chỉ đạo tổ chức thực hiện từ Trung ương đến địa phương. Đánh giá định kỳ việc tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, mức độ kịp thời, đúng chế độ chính sách an sinh xã hội…

Chương trình giảm nghèo bền vững luôn được coi là chương trình trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Hiệp Đức. Những năm qua, tuy kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng huyện Hiệp Đức vẫn luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực ưu tiên cho công tác giảm nghèo bền vững nên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về phát triển kinh tế – xã hội, về giảm nghèo bền vững; UBND huyện Hiệp Đức đã ban hành kịp thời các quyết định, kế hoạch, chương trình cụ thể để triển khai tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Các văn bản, chính sách hỗ trợ, trợ giúp người nghèo và người nghèo là người DTTS được ban hành đúng pháp luật, đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế -

xã hội trong từng giai đoạn cụ thể; đồng thời, hệ thống các văn bản được ban hành đã cơ bản có sự thống nhất so với mục tiêu chung của chương trình giảm nghèo bền vững.

Thành viên Ban chỉ đạo các cấp theo chức năng nhiệm vụ thực hiện chế độ báo cáo theo định ký hàng quý, hàng năm; giai đoạn và báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện công tác giảm nghèo bền vững theo lĩnh vực của phòng, ban, ngành quản lý; qua đó đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn, tồn tại những vướng mắc phát sinh và đề xuất, kiến nghị, giải pháp để tháo gỡ thuộc lĩnh vực ngành địa phương được phân công phụ trách. Công tác rà soát hộ nghèo hàng năm, Ban chỉ đạo giảm nghèo đều tổ chức đoàn kiểm tra, hướng dẫn, phúc tra kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo tại các xã, thị trấn và một số thôn, khối phố.

Hoạt động giám sát, đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tiếp tục được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời của các ban, ngành trong quá trình thực hiện. Các chính sách giảm nghèo bền vững tích cực được triển khai thực hiện với phương châm: hộ nghèo, người nghèo được hưởng đầy đủ các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức Hội, đoàn thể thực hiện giám sát công tác rà soát hộ nghèo hằng năm và thực hiện chính sách cho các hộ nghèo ở vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS.

Tiêu chí 2: Đánh giá mức độ cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách được quan tâm, chăm sóc toàn diện, mức độ giảm bớt khó khăn của người nghèo, được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Các chương trình, dự án, các nguồn lực được huy động, lồng ghép để đầu tư hỗ trợ thực hiện mục tiêu giảm nghèo có hiệu quả. Các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất và đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, cho vay ưu đãi...đã triển khai thực hiện khá đồng bộ. Người nghèo đã được hỗ trợ cải thiện điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và sự chung tay chia sẻ của cộng đồng. Các vấn đề cơ bản, bức xúc nhất

đối với hộ nghèo như nhà ở, điện, nước sinh hoạt, khám chữa bệnh, học tập,... đã được giải quyết kịp thời, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Từ đó, đã góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển, giúp người nghèo có việc làm, tạo thu nhập ổn định và thoát nghèo bền vững.

Nhằm giúp cho cộng đồng nắm bắt được các chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững của Trung ương và tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020, kỹ năng phát triển cộng đồng trong giảm nghèo bền vững; các kỹ năng thi công, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình, các vấn đề liên quan khác trong công tác giảm nghèo, đã tổ chức tập huấn 15 lớp cho cộng đồng, cán bộ cơ sở, cán bộ làm công tác giảm nghèo của 12 xã, thị trấn, với hơn 1.300 lượt đối tượng tham dự, tổng kinh phí thực hiện 197 triệu đồng. Đồng thời tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát cộng đồng đối với các hoạt động của chương trình.

Hằng năm qua điều tra, rà soát hộ nghèo đã thực hiện phân loại hộ nghèo Theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, và điều tra theo từng nhóm để có giải pháp hỗ trợ phù hợp. Đối với nhóm hộ nghèo về thu nhập: Đã huy động, lồng ghép các nguồn lực để hỗ trợ cho hộ nghèo phát triển sản xuất, cải thiện điều kiện sống; tạo điều kiện tốt nhất để hộ tiếp cận tốt các chính sách ưu đãi, các chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước; các cơ chế hỗ trợ của huyện và các nguồn lực khác, như vay vốn ưu đãi, hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, trao sinh kế làm ăn, chuyển giao kỹ thuật,… Từ đó, đã góp phần giảm số hộ nghèo về thu nhập từ 2.159 hộ năm 2016 xuống còn 1.539 hộ năm 2018. Đối với nhóm hộ nghèo thiếu hụt đa chiều về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản: ngoài việc thực hiên tốt các chính sách quy định tại Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ và Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 31/5/2018 của Chính phủ về một số chính sách đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều, đã tổ chức thực hiện tốt các chính sách khác để cải thiện mức độ thiếu đa chiều đối với hộ

nghèo. Từ đó các vấn đề cơ bản đối với hộ nghèo như nhà ở, y tế, giáo dục, nước sạch và vệ sinh, thông tin đã được giải quyết kịp thời, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của người dân, tác động giảm hộ nghèo thiếu hụt đa chiều về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản từ 105 hộ (năm 2016) xuống còn 24 hộ (năm 2018).

Nhờ vậy, đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 50,01% và tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, trong đó tỷ trọng nông nghiệp từ 49% giảm còn 33,63%; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng từ 16% tăng lên 23,07%; tỷ trọng thương mại - dịch vụ từ 35% tăng lên 43,3%. Tổng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản đạt 489,21 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hằng năm 7,25%; tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 401,97 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hằng năm 24,37%; tổng giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ đạt 704,66 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hằng năm 19,16%.

Tiêu chí 3: Tỷ lệ thoát nghèo so với tiến độ, mục tiêu, nhiệm vụ đề ra theo Nghị quyết của Chính phủ nói chung và từng địa phương nói riêng

Ngay sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 13/2017/NQ- HĐND ngày 19/4/2017 về Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2021 và UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 2511/QĐ-UBND ngày 13/7/2017, UBND huyện Hiệp Đức đã tổ chức triển khai, quán triệt Nghị quyết đến các ban, ngành, đoàn thể huyện; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh và nhân dân trên địa bàn huyện.

Qua 02 năm triển khai đã tuyên truyền vận động 1.144 hộ nghèo, hộ cận nghèo tự nguyện đăng ký thoát nghèo bền vững; kết quả đã công nhận 992 hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo bền vững đủ điều kiện hưởng các chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững của tỉnh; trong đó: 432 hộ thoát nghèo/1.818 khẩu, 560 hộ thoát cận nghèo/2.505 khẩu. Đồng thời đã thực hiện tốt, kịp thời các chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững đúng quy định với tổng kinh phí là 5.299,54 triệu đồng, cụ thể: Thưởng hộ thoát nghèo bền vững 254 hộ/1.225,0 triệu đồng,

thưởng cộng đồng thôn 625 hộ/1.875,0 đồng, mua thẻ BHYT 1.463 thẻ/942,52 triệu đồng, hỗ trợ 100% lãi xuất 448 hộ/1.020,87 triệu đồng, ưu đãi giáo dục 411 lượt học sinh/236,15 triệu đồng.

Chính sách theo Nghị Quyết số 119/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam: Qua 02 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 119 của Hội đồng nhân dân tỉnh, đã vận động 713 hộ nghèo tự nguyện đăng ký thoát nghèo và 06 thôn đăng ký. Qua rà soát công nhận 680 hộ thoát nghèo bền vững và 03 thôn đủ điều kiện và đạt mức giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trong 02 năm liên tục. Các chính sách khuyến khích đối với hộ thoát nghèo và thôn thoát nghèo được thực hiện đúng, đủ, kịp thời, với tổng kinh phí thực hiện là 8.555,85 triệu đồng.

Trong giai đoạn 2016-2018, tỷ lệ thoát nghèo trên địa bàn huyện đạt theo tiến độ, mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết của tỉnh Quảng Nam nói chung, huyện Hiệp Đức nói riêng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 3,28%, Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm bình quân mỗi năm giảm 2,05%, vượt chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hiệp Đức lần thứ VIII – Nhiệm kỳ 2015-2020 (giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm khoảng 3,0% để đến năm 2020 toàn huyện giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 7%; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm bình quân hằng năm khoản 1,59%).

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Công tác giảm nghèo bền vững của huyện Hiệp Đức trong những năm qua được các cấp, các ngành quan tâm, cho nên đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, chất lượng công tác giảm nghèo bền vững chưa cao, số hộ có nguy cơ tái nghèo còn cao, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Hiệp Đức vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao so với mặt bằng chung trong toàn tỉnh; tỷ lệ hộ nghèo giảm hằng năm 3,28% chưa đạt theo chỉ tiêu đề ra của Chính phủ giai đoạn 2010-2020 (4%/năm đối với những huyện nghèo). Việc giảm nghèo bền vững của huyện Hiệp Đức mới tạm cắt được cơn sốt nghèo chứ chưa có khả năng điều trị tận gốc. Vì vậy để thực hiện tốt công

nhận, đánh giá một cách khách quan các tồn tại sau:

- Hệ thống Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững từ huyện xuống cơ sở chưa phát huy được hết chức năng, nhiệm vụ, chưa có đủ kinh phí để thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện ở một số tổ chức cơ sở đảng chưa quyết liệt; chỉ đạo giám sát, phúc tra kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm chưa thường xuyên; việc thực hiện chế độ chính sách một số nơi còn chậm; Chưa gắn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, chưa phân cấp cho xã, thị trấn để họ chủ động trong lập kế hoạch, điều hành quản lý các hoạt động của chương

trình.

- Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện giảm nghèo bền vững gắn với sơ kết, tổng kết hằng năm, việc biểu dương, khen thưởng thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, nhân rộng gương điển hình, mô hình giảm nghèo bền vững hay và hiệu quả tại các xã, thị trấn chưa hiệu quả, chưa được xem trọng, một số nơi làm một cách hình thức, hời hợt.

- Đa số cán bộ làm công tác giảm nghèo bền vững còn kiêm nhiệm, chưa được đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bản. Một số cán bộ chưa tâm huyết trong công tác giảm nghèo bền vững. Một số cơ quan ban, ngành, đoàn thể của huyện được phân công giúp đỡ hộ nghèo tại các xã khó khăn chưa phối hợp chặt chẽ với cán bộ chuyên môn và Ban quản lý các xã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Các giải pháp giảm nghèo bền vững mang tính chất căn bản như: đầu tư kinh

tế hạ tầng, đầu tư cho giáo dục, đào tạo nghề và giải quyết việc làm chưa được quan tâm đúng mức, kết quả đạt được cũng khiêm tốn so với tiềm năng. Các giải pháp phát triển ngành sản xuất nông nghiệp mặc dù đã có những đầu tư đáng kể nhưng hiệu quả mang lại chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ và sự mong mỏi của nhân dân, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, dồn điền đổi thửa tiến hành còn chậm.

Các biện pháp giảm nghèo bền vững được thực hiện trong những năm qua phần lớn chỉ là những hỗ trợ mang tính ngắn hạn, tạm thời, do đó hiệu quả giảm

nghèo bền vững về lâu dài chưa cao, nguy cơ tái nghèo còn rất lớn. Đồng thời, sự lồng ghép để thực thi các Chương trình giảm nghèo bền vững chưa thực sự hiệu quả. Thiếu sự phối hợp, lồng ghép giữa các chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Các phòng, bộ phận chuyên môn của huyện còn lúng túng trong khâu lập kế hoạch tài chính, phối hợp lồng ghép các nguồn vốn. Mỗi chương trình, chính sách lại có qui định riêng về cách thức tổ chức thực hiện, phương thức tha toán, quyết toán cũng khác nhau nênc lồngviệ ghép các chương trình với nhau cơ bản gặp nhiều khó khăn.

- Nguồn lực đầu tư, hỗ trợ cho phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững chưa đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra. Việc lồng ghép các nguồn lực đầu tư, để hỗ trợ cho hộ nghèo có nơi chưa gắn với nguyên nhân nghèo nên dẫn đến kém hiệu quả; các mô hình sản xuất giảm nghèo có hiệu

quả và mang tính bền vững còn ít; việc huy động nguồn lực trong xã hội (ngoài ngân sách nhà nước) tập trung cho công tác giảm nghèo chưa cao; việc hỗ trợ cho hộ nghèo có nơi còn dàn trãi, bình quân, đại trà làm giảm hiệu lực đầu tư.

- Chưa tạo được môi trường thuận lợi để thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện; việc đầu tư về nông nghiệp ứng dụng công

nghệ cao, phát triển lâm nghiệp và các loại cây dược liệu, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm để phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân còn manh mún, chưa hiệu quả.

- Tình trạng thiếu việc làm và việc làm không ổn định vẫn còn xảy ra; tỷ lệ người lao động đi xuất khẩu lao động còn rất ít do người lao động thiếu tính tự chủ trong tự tạo và tìm kiếm việc làm, phần lớn nhận thức của người lao động tại địa phương chưa hiểu và chưa tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Nhà nước về XKLĐ. Công tác đào tạo nghề; xây dựng kế hoạch đào tạo nghề về lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi chưa được đầu tư đúng mức. Việc phối hợp mở các lớp đào tạo nghề cho lao động chưa nhiều. Chưa phát huy được hiệu quả trong

công tác hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động và tạo cơ hội tiếp

cận thị trường lao động cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, lao động nông thôn.

- Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, định hướng cách thức sản xuất cụ thể cho nhân dân trên địa bàn huyện chưa được đầu tư một cách có hệ thống. Việc triển khai bố trí sắp xếp lại điểm định canh, định cư tập trung, xen ghép cho phù hợp để ổn định đời sống đồng bào dân tộc thiểu số tại 3 xã vùng cao cao theo quy định tại Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 04/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ còn chậm, gây ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với CÔNG tác GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)