2.2.1. Thực trạng về vấn đề đói nghèo
Hình 2.1. Tình hình hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Hiệp Đức giai đoạn 2016-2018
14000 11396 11501 11751 12000 10000 8000 6000 4000 2264 1931 1563 2000 953
Tổng số hộ nghèo Hộ nghèo Hộ cận nghèo Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018 của UBND huyện Hiệp Đức
Qua số liệu phân tích hình 2.1 cho thấy năm 2016, toàn huyện có 2.264 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 19,87%, hộ cận nghèo 953 hộ, chiếm tỷ lệ 9,36%; năm 2017, toàn huyện có 1.931 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 16,79%, hộ cận nghèo 633 hộ, chiếm tỷ lệ 5,5%; đến cuối năm 2018, toàn huyện còn 1.563 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 13,3% (giảm 701 hộ so với năm 2016), bình quân mỗi năm giảm 3,28%; hộ cận nghèo giảm xuống còn 499 hộ, chiếm tỷ lệ 4,25% (giảm 454 hộ so với năm 2016), bình quân mỗi năm giảm 2,05%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm hằng năm chưa đạt theo chỉ tiêu đề ra của Chính phủ giai đoạn 2010-2020 là 4%/năm đối với những huyện nghèo.
Mặc dù hàng năm số hộ nghèo giảm qua các năm, song qua báo cáo của UBND huyện và tình hình thực tế tại một số địa phương của huyện cho thấy: mặc dù tỷ lệ hộ nghèo còn thấp, nhưng công tác giảm nghèo khó khăn, có hộ không thể thoát nghèo do nghèo cố hữu (ốm đau nặng, có người già cả, tàn tật, mắc tệ nạn xã hội, không có khả năng lao động), đồng thời ở những xã vùng cao, tỷ lệ hộ thoát nghèo có nguy cơ tái nghèo rất cao. Tuy vậy, kết quả trên đã thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của chính quyền và nhân dân huyện Hiệp Đức trong công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Hình 2.2. Tình hình hộ nghèo chia theo tiêu chí thu nhập và thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản giai đoạn 2016 -2018
1600 1448 1400 1400 1200 1144 1000 800 711 600 517 400 395 200 105 14 0 2016 2017 2018
Hộ nghèo về thu nhập không thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản
Hộ nghèo vừa nghèo về thu nhập vừa thiếu hụt mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
Hộ nghèo thiếu hụt mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
Nguồn: Báo cáo số 172/BC-UBND ngày 22/4/2019 của UBND huyện Hiệp Đức
Theo Hình 2.2, Hộ nghèo về thu nhập không thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ
bản năm 2018: 1.144 hộ (giảm so với năm 2016 304 hộ, tỷ lệ 2,97% ); Hộ nghèo vừa nghèo về thu nhập vừa thiếu hụt mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản: 395 hộ (giảm so với năm 2016 316 hộ, tỷ lệ 2,88%); Hộ nghèo thiếu hụt mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản: 24 hộ (giảm so với năm 2016 81 hộ, tỷ lệ 0,72%). Điều này cho ta thấy rằng các chỉ tiêu đều giảm qua các năm, thể hiện được các chính sách, giải pháp giảm nghèo bền vững của huyện đi đúng hướng và có hiệu quả nhất định. Ngoài việc thực hiên tốt các chính sách quy định tại Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ và Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 31/5/2018 của Chính phủ về một số chính sách đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều, đã tổ chức thực hiện tốt các chính sách khác để cải thiện mức độ thiếu đa chiều đối với hộ nghèo. Từ đó các vấn đề cơ bản đối với hộ nghèo như nhà ở, y tế, giáo dục, nước sạch và vệ sinh, thông tin đã được giải quyết kịp thời, cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên vẫn còn 3,36% Hộ nghèo vừa nghèo về thu nhập vừa thiếu hụt mức độ
cận các dịch vụ xã hội cơ bản, vì vậy huyện Hiệp Đức phải có những giải pháp phù hợp để giảm thiểu tối đa Hộ nghèo vừa nghèo về thu nhập vừa thiếu hụt mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, Hộ nghèo thiếu hụt mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, vì chỉ khi không thiếu hụt mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thì hộ nghèo mới có thể thoát nghèo một cách bền vững.
Bảng 2.1. So sánh tình hình hộ nghèo trên địa bàn huyện Hiệp Đức phân theo đơn vị hành chính
Năm 2016 2018 So sánh (2018/2016) Tổng SL hộ Tỷ Tổng SL hộ Tỷ SL Tỷ lệ Chỉ tiêu số hộ số nghèo lệ (%) nghèo lệ (%) (hộ) (%) dân hộ dân Toàn huyện 11,396 2.264 19.87 11,751 1.563 13.3 - 701 -6.57 1. Đô thị Tân An 970 70 7.22 1,002 42 4.19 -28 -3.03 2. Nông thôn Hiệp Hoà 657 92 14 685 63 9.2 -29 -4.8 Hiệp Thuận 500 38 7.6 504 26 5.16 -12 -2.44 Quế Thọ 2,454 257 10.47 2,527 192 7.6 -65 -2.87 Bình Lâm 2,225 260 11.69 2,378 186 7.82 -74 -3.87 Sông Trà 664 274 41.27 662 199 30.06 -75 -11.21 Phước Trà 419 270 64.44 438 231 52.74 -39 -11.7 Phước Gia 272 171 62.87 289 145 50.17 -26 -12.7 Quế Bình 676 121 17.9 684 56 8.19 -65 -9.71 Quế Lưu 840 224 26.67 834 145 17.39 -79 -9.28
Nguồn: Báo cáo số 172/BC-UBND ngày 22/4/2019 của UBND huyện Hiệp Đức
Căn cứ phân tích tại bảng 2.1, theo số liệu năm 2018, xét về quy mô hộ nghèo, xã có số hộ nghèo cao nhất là xã Phước Trà (231 hộ), xã có số hộ nghèo thấp nhất là xã Hiệp Thuận (26 hộ). Về tỷ lệ hộ nghèo, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là xã Phước Trà (52,74 %), xã có số tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là thị trấn Tân An (4,19%).
Theo số liệu so sánh năm 2018 với 2016, xã có tỷ lệ hộ nghèo giảm nhiều nhất là Bình Sơn (15,07%), xã có tỷ lệ hộ nghèo giảm thấp nhất là Hiêp Thuận (2,44%).Đối với đô thị như Thị trấn Tân An, tỷ lệ hộ nghèo hiện nay thấp nhất toàn huyện, giảm bình quân hằng năm 1,51%, đã vượt 0,27% so với Chương trình đề ra là 1,24%/năm.
Hộ nghèo là người DTTS tại 03 xã vùng cao (Phước Trà, Phước Gia, Sông Trà) vẫn còn rất cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm: từ 5,6% đến 6,35%, chưa đạt chỉ tiêu (Chương trình đề ra ít nhất 7%/năm). Nguyên nhân chính vẫn là đồng bào DTTS không theo kịp và có chiều hướng tụt hậu so với sự phát triển của kinh tế thị trường hiện nay, nhiều hộ không có nguồn thu nhập, sống dựa vào trợ cấp xã hội…. Mặt khác tỷ lệ hộ nghèo tuy có giảm song vẫn còn ở mức cao, nguy cơ tái nghèo hàng năm vẫn cao.
Đối với các xã Quế Lưu, Thăng Phước tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm 4,64% (xã Quế Lưu) và 4,73% (xã Thăng Phước); vượt 0,47% (xã Quế Lưu) và vượt 0,31% (xã Thăng Phước) so với Chương trình đề ra. Đối với các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới 2015, kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân các xã Quế Thọ: 2,59%, Bình Lâm: 2,92%, Quế Bình: 4,7% đạt chuẩn nông thôn mới. Đối với các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018, Hiệp Thuận là nơi có số hộ nghèo thấp nhất toàn huyện (26 hộ - theo số liệu 2018), tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3,04% đạt chuẩn nông thôn mới.
Do đó để giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo huyện cần có những chính sách mạnh dạn, đầu tư hợp lý, tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, đặc biệt chú trọng đến công tác giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS mới mong có khả năng thu được hiệu quả cao trong công tác giảm nghèo bền vững.
Hình 2.3. Số liệu hộ nghèo phân tích theo đối tượng chính sách và không thể thoát nghèo năm 2018
HN không thể thoát nghèo(224) 14% HN thuộc CSBTXH (485) 31% HN thuộc CSGN (854) 55% HN thuộc CSBTXH (485) HN thuộc CSGN (854)
HN không thể thoát nghèo(224)
Nguồn: Báo cáo số 172/BC-UBND ngày 22/4/2019 của UBND huyện Hiệp Đức
Căn cứ phân tích tại hình 2.3, ta thấy được toàn huyện năm 2018 có 485 hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội, tỷ lệ 31%, 854 hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo tỷ lệ 55%, có đến 224 hộ không thể thoát nghèo tỷ lệ 14%. Điều đó đặt ra cho huyện Hiệp Đức một bài toán rất khó để có thể có những chính sách phù hợp nhất mới có thể giải quyết tình trạng này. Bời vì hộ nghèo thuộc đối tượng không thể thoát nghèo là những hộ đặc biệt khó khăn, nghèo cố hữu (già yếu, không có thu nhập, bệnh tật hiểm nghèo...). Mặc dù trong những năm qua, bằng nhiều giải pháp, chính sách những huyện Hiệp Đức vẫn không thể giải quyết được tình trạng 224 hộ không thể thoát nghèo này, và trong định hướng năm 2020 vẫn tập trung mục tiêu giảm tỷ lệ 2 đối tượng là hộ nghèo thuộc Chính sách Bảo trợ xã hội và hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo, chứ không tập trung để giảm tỷ lệ hộ không thể thoát nghèo.
Hình 2.4. Số liệu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2016-2018
16000 14099 14140 14195 14000 12000 10000 7602 7654 7713
Nông - Lâm - Thủy sản
8000 CN-XD 6000 Dịch vụ 4000 2549 2618 2690 2000 0 2016 2017 2018
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hiệp Đức năm 2018
Qua phân tích tại hình 2.4 ta thấy được tổng số lao động đang làm việc trong các ngành năm 2018 là 24.598 người (tăng 348 người so với năm 2016); như vậy số người thất nghiệp năm 2018 là 932 người (chiếm 3,65% tổng số lao động toàn huyện). Lao động thuộc ngành Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các ngành CN-XD và Dịch vụ là 14.195 (chiếm 57,7% tổng số lao động có việc làm toàn huyện, trong khi CN-XD chiếm 10,94%, Dịch vụ chiếm 3,14%). Điều này cho thấy tỷ lệ lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp còn quá cao, trong khi CN-XH và dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp chứng tỏ sự dịch chuyển cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện còn chậm. Vì vậy, ảnh hưởng đến thu nhập người lao động, công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững còn nhiều khó khăn.
2.2.3. Những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đói nghèo trên địa bàn huyện Hiệp Đức
Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo trên địa bàn huyện cho thấy, đói nghèo tại Hiệp Đức có rất nhiều nguyên nhân. Đó chính là:
- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: Huyện Hiệp Đức là huyện miền núi, bị chiến
tranh tàn phá, đồng thời người dân có điểm xuất phát thấp, từ xưa đến nay chủ yếu là sinh sống bằng nghề trồng lúa nước nên việc tiếp cận nền kinh tế thị trường, khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, các cơn bão thường xuyên xảy ra tàn phá hoa màu, tài sản của người dân. Thiên tai,
mất mùa tuy chiếm khoảng 5,6% nguyên nhân gây nghèo nhưng đây là những thiệt hại không đáng có, tác động không nhỏ đến công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện.
- Nguồn lực hạn chế: Thiếu đất sản xuất là nhân tố ảnh hưởng đến tình hình
nghèo đói trên địa bàn huyên, hiện nay quỹ đất cho nông nghiệp trên địa bàn huyện không có nhiều trong khi phần lớn hộ nghèo có nghề nghiệp và thu nhập chính nhờ
nông nghiệp (16,1% hộ nghèo do thiếu đất sản xuất). Quỹ đất càng ngày càng hẹp, trình độ dân trí thấp cũng không biết làm gì ngoài trồng trọt, chăn nuôi. Hơn nữa giá cả thị trường bấp bênh, đặc biệt là chăn nuôi những năm vừa qua thì bị rớt giá và dịch bệnh các vật nuôi như bò, heo nên hộ nghèo thiếu đất sản xuất càng khó khăn hơn.
Thiếu vốn sản xuất là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến nghèo trên địa bàn huyện Hiệp Đức. Có 20% hộ nghèo do thiếu vốn sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, với các chính sách hỗ trợ vay vốn cho người nghèo, việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi và khả năng vay vốn thường dễ dàng hơn. Tuy nhiên thiếu vốn vẫn là nguyên nhân hàng đầu khiến tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Nhiều người nghèo vay vốn nhưng lại không biết sử dụng nguồn vốn hiệu quả, rồi gặp các rủi ro trong sản xuất, kinh doanh mà không kiểm soát được dẫn đến mất vốn và thêm nợ không thể trả.
nghiệp là một vấn đề khó khăn ở huyện Hiệp Đức. Số hộ nghèo có việc làm không
ổn định chiếm 9,3%, thất nghiệp chiếm 3,65%. Hơn nữa, trình độ của người nghèo còn thấp, không được đào tạo nghề bài bản nên khó kiếm việc làm, dẫn đến thất nghiệp. Một bộ phận người dân có việc làm không ổn định thường làm việc tùy theo mùa vụ như phụ hồ, phát rừng, lột vỏ keo, làm thuê cho các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ... nhưng công việc thường thất thường, không thường xuyên. Do đó vấn đề giải quyết công ăn việc làm và đào tạo nghề cho hộ nghèo hiện nay là một trong những vấn đề cần được quan tâm để hướng đến giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Hiệp Đức.
- Bệnh tật, đông con, tỷ lệ sinh dân số: Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo
còn rất cao. Theo số liệu thống kê năm 2018, trên địa bàn huyện hiện nay có 12,6% số hộ nghèo còn đông con. Con số này thể hiện tỷ lệ người phụ thuộc vào các thành viên trong gia đình nghèo còn lớn. Hộ nghèo thiếu lao động, người phụ thuộc cao, chăm sóc người già yếu, con nhỏ phụ thuộc vào các lao động chính trong gia đình là lý do dẫn đến nhiều hộ còn nghèo. Đặc biệt, do trình độ dân trí thấp, thiếu hiểu biết nên thiếu các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ sinh con thứ 3 còn cao (19,8%) dẫn đến đông con.
Hơn nữa, sức khỏe kém và bệnh tật ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu của đa số người nghèo trên toàn huyện. Khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, vệ sinh môi trường (nước sạch, các chương trình y tế công cộng, phòng bệnh…) của người nghèo còn hạn chế càng làm tăng khả năng bị mắc bệnh của họ, đặc biệt là đồng bào DTTS 3 xã vùng cao (Phước Trà, Phước Gia, Sông Trà). Tại các xã vùng cao, có 64,48% hộ dân có hố xí hợp vệ sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao 18,3%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 18,43%. Đồng thời, chi phí khám chữa bệnh là gánh nặng đối với người nghèo và đẩy họ đến tình trạng đã nghèo còn nghèo hơn.
- Điều kiện tiếp cận với pháp luật, chưa được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: Người nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng có hoàn
giải quyết các vấn đề vướng mắc có liên quan đến pháp luật. Nhiều trường hợp vi phạm pháp luật, tranh chấp đất đai, tài sản… đều rơi vào các trường hợp hộ nghèo (từ năm 2016 đến nay huyện giải quyết hơn 1000 vụ tranh chấp). Đồng thời, hiện nay trên địa bàn huyện tình trạng bạo lực gia đình còn xảy ra nhiều (từ năm 2016 đến nay xảy ra 37 vụ bạo lực gia đình) đã được các cấp xử lý làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của phụ nữ và trẻ em. Tình trạng tảo hôn vẫn còn xảy ra tại các xã vùng đồng bào DTTS, từ năm 2016 đến nay có 34 trường hợp tảo hôn.
- Những tác động của chính sách vĩ mô và chính sách cải cách đến đói nghèo:
Hạ tầng cơ sở chưa đầu tư vẫn đầy đủ, chưa có chính sách thích hợp thu hút đầu tư. Ở những xã vùng khó khăn, đồng bào DTTS, cơ sở hạ tầng được đầu tư chưa đồng bộ, nhiều trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng còn chưa được đầu tư đạt chuẩn…Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện bình quân chỉ mới đạt 95% (năm 2018).
Ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ phát triển còn chậm chưa phát huy hết tiềm năng của địa phương. Chưa có cơ chế, chính sách để đầu tư vào ngành du lịch, mặc dù trên địa bàn huyện có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp, có tiềm năng phát triển du lịch cao.
Trong các nguyên nhân nghèo nói trên, nguyên nhân thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất như đất đai và kinh nghiệm làm ăn là chiếm tỷ lệ cao nhất.
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với công tác giảm nghèo bền vữngtrên địa bàn huyện Hiêp Đức