Thực trạng quản lý nhà nước đối với công tác giảm nghèobền vững trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với CÔNG tác GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 56 - 68)

2.3.1. Chủ trương thực thi các chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hiêp Đức

Xác định giảm nghèo bền vững là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nên đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thế chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hằng năm, các cấp ủy đảng đưa nội dung giảm nghèo bền vững vào nghị quyết để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; thực hiện phân công theo dõi giúp đỡ hộ nghèo; kịp thời kiện toàn, củng cố Ban chỉ đạo, phát

huy tốt vai trò, trách nhiệm của Ban chỉ đạo các cấp, nhất là trong điều tra, rà soát hộ nghèo hằng năm, chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình dự án, chính sách giảm nghèo, các thành viên Ban chỉ đạo được phân công đứng điểm đã theo dõi chỉ đạo toàn diện về công tác giảm nghèo trên từng địa bàn được phân công. Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể luôn phối hợp thực hiện phân công theo dõi, giúp đỡ hộ nghèo, rà soát lập danh sách các hộ nghèo có khả năng thoát nghèo, phân tích nguyên nhân nghèo để có giải pháp giúp đỡ phù hợp. Cấp ủy đảng, chính quyền ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; phân giao chỉ tiêu giảm số hộ nghèo cụ thể đến từng thôn/khối phố để phấn đấu thực hiện. Bộ máy phụ trách công tác giảm nghèo từ huyện đến cơ sở không ngừng được củng cố, hoàn thiện; đảm bảo kịp thời mức chi tăng thêm cho cán bộ làm công tác giảm nghèo và bổ sung đảm bảo lực lượng cộng tác viên giảm nghèo ở cơ sở đúng theo tinh thần Nghị quyết số 18/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam. Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao năng lực quản lý, sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảm nghèo.

Tăng cường chỉ đạo công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm, tổ chức phúc tra kết quả ở một số xã có tỷ lệ hộ nghèo, tái nghèo, phát sinh mới còn cao, nhằm chấn chỉnh kịp thời sai sót trong quá trình điều tra, rà soát; công tác tổng hợp, thống kê báo cáo kết quả thực hiện kịp thời, đảm bảo chất lượng. Hàng năm tổ chức hội nghị tổng, đánh giá kết rút kinh nghiệm, đồng thời biểu dương, khen thưởng kịp thời những đơn vị làm tốt công tác giảm nghèo, nhân rộng gương điển hình, mô hình giảm nghèo hiệu quả.

Mặt trận Tổ quốc, hội đoàn thể, các cơ quan có liên quan đa dạng hóa các hình thức, nội dung tuyên truyền về quan điểm, chủ trương, chính sách giảm nghèo bền vững của Đảng và Nhà nước đến các cơ quan, đơn vị và mọi tầng lớp nhân dân. Từ đó, đã làm chuyển biến trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và từng cán bộ, đảng viên; ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác giảm

nghèo được nâng lên, nhiều hộ nghèo chủ động, phát huy tinh thần tự lực tự cường, thay đổi cách nghĩ, cách làm, có trách nhiệm tự lực vươn lên và đăng ký thoát nghèo bền vững.

2.3.2. Kết quả triển khai và thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hiêp Đức.

Huyện Hiệp Đức đã thực hiện đồng bộ các nguồn lực từ các chương trình, dự án để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, như đầu tư kết cấu hạ tầng, các điều kiện phục vụ sản xuất và dân sinh nhằm phát triển sản xuất tăng thu nhập cho người dân; chú trọng hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án trọng điểm nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo có điều kiện giảm nghèo nhanh, bền vững.

2.3.2.1. Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo

- Kết quả thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế:

Đã tập trung nguồn lực hỗ trợ cho phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế nhằm giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, trong đó ưu tiên cho hộ đăng ký thoát nghèo bền vững theo Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND trên địa bàn các xã trong và ngoài Chương trình 135 có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững tại 12/12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trong 3 năm (2016-2018) thực hiện đầu tư 44 dự án, với tổng kinh phí là 5.828,54 triệu đồng, trong đó người dân đóng góp là 1.226,84 triệu đồng, để hỗ trợ cho 792 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo mua cây giống, con vật nuôi; phân bón, thuốc BVTV; thức ăn chăn nuôi; các phương tiện, công cụ sản; vật tư thiết bị phục vụ sản xuất (hỗ trợ cây gống mô hình trồng rừng FSC; mua bò cái lai sinh sản; lợn giống; gà giống; máy cắt, tuốt lúa; máy cắt cỏ; máy cầy cầm tay; giống bưởi da xanh; hạt giống rau và các vật tư thiết yếu lắp đặt hệ thống tưới.), đồng thời tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho hộ tham gia dự án.

Ngoài nguồn lực của chương trình, UBND huyện đã định hướng cho các xã mua cây, con giống và máy móc có ưu thế và phù hợp với điều kiện tự nhiên của

từng xã để lồng ghép hỗ trợ cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững với tổng kinh phí thực hiện là 4.275 triệu đồng (người dân đối ứng 725 triệu đồng). Tăng cường thực hiện tốt chính sách theo Quyết định 102/2008/QĐ-TTg “hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn” bằng tiền mặt để mua giống cây, con, thuốc thú y phục vụ phát triển sản xuất cho 6.220 hộ/21.721 khẩu, với tổng kinh phí hỗ trợ 1.971,5 triệu đồng. Từ đó, làm chuyển biến nhận thức, giúp người nghèo có việc làm, phát triển sản xuất, tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững.

- Kết quả thực hiện các dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo: Đã thực hiện

nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn 6/12 xã, thị trấn cho 45 hộ tham gia, trong đó ưu tiên cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đăng ký thoát nghèo bền vững theo Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh Quảng Nam,

với tổng kinh là 648 triệu đồng, trong đó người dân đóng góp là 235 triệu đồng, với các mô hình: nuôi bò cái lai sinh sản, nuôi gà lấy thịt (bán công nghiệp). Từ đó, tạo sự loan tỏa trong cộng đồng dân cư, giúp người nghèo học hỏi kinh nghiệm, tạo việc làm, tăng thu nhập.

- Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân: Thực hiện tốt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với chuyển

đổi mô hình phát triển sản xuất theo hướng thị trường; tiếp tục chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, con vật nuôi.

+ Đối với trồng trọt, tổ chức triển khai khuyến khích người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ chân ruộng không chủ động nước sang trồng một số

loại cây ngắn ngày có hiệu quả, như cây Ngô, đậu, rau và trồng cỏ nuôi bò,... thực hiện trong ba năm, với diện tích 193,18 ha/1.914 hộ/1.166,79 triệu đồng nhằm nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích cho người dân; sử dụng đất lúa linh hoạt, có hiệu quả; duy trì sản lượng lương thực có hạt bình quân đến năm 2018 đạt 14.412 tấn/13.000 tấn/năm, tập trung phát triển cây nguyên liệu có giá trị kinh tế cao theo hướng bền vững, tập trung chỉ đạo để tăng năng suất, chất lượng các loại

cây trồng, chú trọng sản xuất rau an toàn. Đồng thời đã kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từ đầu năm 2017 đến nay UBND huyện đã tạo điều kiện cho Công ty CP HAPRAR đang khảo sát, hoàn thiện các thủ tục để xin đầu tư sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại 2 xã (Bình Sơn và Thăng Phước) với diện tích khảo sát 130 ha. + Đối với chăn nuôi: Tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo hướng hàng

hóa, an toàn dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại; đã tạo điều kiện cho hai Công ty khảo sát để đầu tư xây dựng khu chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung và điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, đến nay các Công ty đang ở giai đoạn hoàn thiện hồ sơ để triển khai đầu tư xây dựng cơ sở. Phát triển chăn nuôi nông hộ đối với vùng nông thôn có mật độ dân cư thưa, đã hỗ trợ để nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trong 03 năm cho 1.203 hộ, với nguồn kinh phí 1.178,02 triệu đồng, để xây dựng công trình khí sinh học, hỗ trợ dịch vụ thú y trọn gói, hỗ trợ mua bò đực giống, trâu đực giống, hỗ trợ làm chuồng nuôi bằng đệm lót sinh học.

Bên cạnh, đã triển khai thực hiện tốt đề án phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; kết quả thực hiện qua 03 năm được 109 vườn và 03 trang trại với tổng nguồn lực hỗ trợ là 939 triệu đồng, qua đó đã nổi lên những mô hình làm ăn có hiệu quả có tính lan tỏa tác động tích cực đến giảm nghèo bền vững.

- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực: Từ nguồn vốn khuyến công

hàng năm, đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thông tin thị trường, chuyển giao khoa học công nghệ trong phát triển CN-TTCN cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình; khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động trên lĩnh vực CN- TTCN (toàn huyện có 08 HTX và 03 Tổ hợp tác). Hỗ trợ đầu tư xây dựng, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, như may công nghiệp,

hợp giữa kinh nghiệm truyền thống với áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, với tổng nguồn kinh phí thực hiện 837,89 triệu đồng. Qua đó, đã giúp các hộ gia đình có tư liệu sản xuất, phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Đã tập trung huy động, đầu tư hệ thống giao thông bằng nhiều nguồn lực; thực hiện lồng ghép có hiệu quả để đầu tư, nên kết cấu hạ tầng cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và dân sinh. Trong giai đoạn 2016-2018 nhiều công trình trọng điểm được đầu tư xây dựng và nâng cấp, mở rộng đảm bảo giao thông thông suốt trên địa bàn huyện, từ trung tâm huyện đến các xã, thị trấn, các vùng sản xuất quan trọng và trong nội bộ các khu dân cư, với tổng nguồn vốn đầu tư trên 200 tỷ đồng. Chương trình Bê tông hóa GTNT cũng được tăng cường đầu tư đồng bộ, với tổng số 17,09 km/12,07 tỷ đồng. Từ những kết quả trên nhiều tuyến đường xã, đường dân sinh đã hết lầy lội, ách tắc; việc đi lại của nhân dân được thuận lợi; hàng hoá nông sản được vận chuyển mua bán dễ dàng, chi phí sản xuất giảm; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, giảm nghèo.

Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn tín dụng chính sách, đặc biệt tín dụng đối với hộ nghèo: đã xét duyệt cho vay 5.157 hộ, với số tiền 184.706 triệu đồng. Nâng tổng dư nợ 17 chương trình ínt dụng chính sách đến 31/12/2018 252lên.209 triệu đồng/10.045 hộ vay; nguồn vốn vay tăng 45.342 triệu đồng so với đầu năm 2016; Thông qua việc triển khai các chương trình tín dụng chính sách đã làm thay đổi tư duy nhận thức làm kinh tế của nhân dân, từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nhiều hộ đã chuyển dần sang sản xuất hàng hóa nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, nhiều hộ vay đã vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu và trở thành hộ nông dân SXKD giỏi.

Tiếp tục tạo môi trường thuận lợi để thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, đã tăng cường đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật KT-XH, nhất là hệ thống giao thông, điện phục vụ phát triển sản xuất; đồng thời thực hiện đồng

bộ các chính sách ưu đãi đầu tư về mặt bằng, thuế, đất đai, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị của các nhà đầu tư, chú trọng việc đầu tư và hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp nên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư vào địa bàn huyện, đến nay có 06 nhà máy đang hoạt động tại 05 cụm công nghiệp, giải quyết việc làm cho khoảng 650 lao động tại địa phương. Bên cạnh đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư dự án Nhà máy ván ghép thanh và Nhà máy sản xuất viên nén năng lượng tại Cụm công nghiệp Sông Trà với diện tích khoảng 20 ha để góp phần phát triển sản xuất công nghiệp chế biến các sản phẩm từ gỗ cho vùng tây của huyện; đầu tư dự án Nhà máy sản xuất viên nén sinh học xuất khẩu tại CCN Vườn Lục, xã Bình Lâm, với diện tích khoảng 5 ha.

Tiếp tục có cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 834/QĐ-UBND gày 14/12/2016 về việc sữa đổi Quyết định 706/QĐ-UBND ngày 11/11/2016 của UBND huyện về ban hành đề án phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 137/QĐ-UBND ngày 29/3/2016 về việc phê duyệt dự án phối tinh nhân tạo bò giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn huyện; Quyết định số 707/QĐ-UBND ngày 11/11/2016 về ban hành đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Hiệp Đức, giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 25/5/2016 về ban hành quy định nội dung chi và mức hỗ trợ các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Đức giai đoạn 2016-2018. Các cơ chế hỗ trợ đã tạo động lực lớn thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo việc làm cho người lao động và tạo điều kiện thu hút đầu tư trên địa bàn huyện, góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo.

2.3.2.2. Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo:

Thực hiện tốt các chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh các cấp theo đúng quy định, thực hiện miễn, giảm cho hơn 2.911 học sinh các cấp với số tiền hơn 318,639 triệu đồng; cấp kinh phí hỗ trợ mua vở, học phẩm, sách giáo khoa và

sách bài tập cho học sinh tiểu học vùng đặc biệt khó khăn 151 triệu đồng. Tổ chức thực hiện tốt, kịp thời hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP, Nghị định số 74/2013/NĐ-CP, Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và hỗ trợ tiền ăn, đi lại theo quy định theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP cho 10.382 lượt học sinh, với tổng số tiền hơn 8.440,28 triệu đồng.

Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đối với giáo viên công tác ở địa bàn khó khăn; khuyến khích xây dựng và mở rộng “Quỹ khuyến học”, trong 3 năm (2016- 2018) Quỹ khuyến học huyện đã trao 1613 xuất quà và học bổng với tổng số tiền 806,5 triệu đồng; ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở trường, lớp học ở các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn với số tiền 5,7 tỷ đồng.

Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 3577/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với CÔNG tác GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 56 - 68)