hướng đến năm 2020
3.1.1. Quan điểm chỉ đạo
Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Hiệp Đức đã có những chuyển biến tích cực. Công tác giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội được triển khai tương đối đồng bộ, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 16,79% (năm 2016) xuống 13,3% (năm 2018)... Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện còn chậm do việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, sử dụng cây, con giống mới vào sản xuất nông nghiệp của nhân dân còn hạn chế. Công tác giảm nghèo chưa bền vững, còn tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo cao.
Xác định, nguyên nhân của tình trạng này là do nhận thức của người dân về các chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước còn hạn chế, Ban Thường vụ Huyện ủy Hiệp Đức nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đưa việc nâng cao nhận thức cho nhân dân thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thành chương trình trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm giải quyết “gốc rễ” của những khó khăn, tồn tại của huyện. Đồng thời, tiếp tục quán triệt các quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong Chương trình số 15-CTr/HU của Huyện ủy Hiệp Đức về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2020-2025.
3.1.2. Mục tiêu
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của từng địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù với đặc điểm của từng huyện, từng tỉnh; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.
Tiếp tục tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tự lực vươn lên phát triển kinh tế, có việc làm, tăng thu nhập, thụ hưởng các chính sách, tạo công bằng xã hội; không để tái nghèo, tái cận nghèo. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin), từng bước thu hẹp khoảng cách giữa các vùng dân cư trên địa bàn huyện.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp: 27% - Công nghiệp và xây dựng: 29% -
+ Sản lượng lương thực (có hạt) bình quân hằng năm: 13.000 tấn.
+ Tổng đàn trâu: 4.000 con; tổng đàn bò: 11.000 con, trong đó tỷ lệ bò lai chiếm 90% tổng đàn; tổng đàn lợn: 18.000 con.
+ Trồng rừng: 12.500 ha.
+ Phấn đấu trồng cao su tiểu điền: 800 ha. + Tỷ lệ độ che phủ rừng: 57%.
+ Bình quân hằng năm, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 05%; công nghiệp và xây dựng tăng 14%; thương mại và dịch vụ tăng 11%.
+ Thu phát sinh kinh tế tốc độ tăng bình quân hằng năm: 8,5%.
+ Tổng vốn đầu tư xây dựng toàn xã hội tăng bình quân hằng năm: 16%. + Phấn đấu 03 xã đạt 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (lũy kế 06 xã). + Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: 85%.
+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hằng năm không quá 01%. + Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 54%.
+ Tỷ lệ lao động nông nghiệp: 48%, phi nông nghiệp: 52%.
+ Phấn đấu giảm số hộ nghèo bình quân hằng năm là 368 hộ, tương đương khoản 3,2%, để đến cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn dưới 7%; hộ cận nghèo giảm bình quân hằng năm 184 hộ, tương đương 1,58%.
+ Đối với các xã phấn đấu về đích nông thôn mới năm 2019; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,97% trở lên đối với xã Hiệp Hòa, từ 4,74% trở lên đối với xã Bình Sơn.
+ 100% người nghèo trong độ tuổi lao động nhưng không có việc làm được hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm và hướng đến có việc làm ổn định.