Lý thuyết sử dụng trongnghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội đối với trẻ em làng chài tại xã hồng tiến, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 32 - 37)

1.2.1. Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow

Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow (1908 – 1970) có tầm ảnh hƣởng khá rộng rãi, đƣợc ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khoa học. Nội dung của thuyết đề cập tới các thang bậc nhu cầu của con ngƣời. Cụ thể: Nhu cầu cơ bản: ăn uống, hít thở; nhu cầu về an toàn: an ninh, nhà ở, việc làm; nhu cầu xã hội: đƣợc hòa nhập; nhu cầu đƣợc quý trọng: đƣợc chấp nhận có vị trí trong một nhóm ngƣời, cộng đồng, xã hội; nhu cầu đƣợc thể hiện mình: hoàn thiện, phát triển trí tuệ, đƣợc thể hiện khả năng và tiềm lực cá nhân…

Hệ thống nhu cầu của A.Maslow đƣợc thể hiện dƣới hình kim tự tháp. Nhu cầu ở bậc thấp thì xếp ở dƣới. Các nhu cầu trên luôn tồn tại và đan xen lẫn nhau.

Thuyết nhu cầu đƣợc sử dụng trongnghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá nhu cầu thực tế của trẻ em làng chài. Đánh giá nhu cầu có ý nghĩa quan trọng bởi việc thỏa mãn nhu cầu của cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với việc sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản. Xác định đúng nhu cầu của trẻ em làng chài, chúng ta sẽ có cơ sở để đáp ứng những nhu cầu nhƣ giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, định hƣớng nghề nghiệp cho phù hợp và hiệu quả hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu của trẻ em làng chài tại địa phƣơng.

Vận dụng thuyết nhu cầu của Maslow vào công tác xã hội đối với trẻ em làng chài xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xƣơng, tỉnh Thái Bình.

Vận dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow trong nghiên cứu, học viên tìm hiểu nhu cầu của các trẻ em làng chài xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xƣơng, tỉnh Thái Bình theo năm bậc thang về nhu cầu. Với mỗi nấc thang nhu cầu đó thì trẻ em làng chài sẽ có những mong muốn đƣợc đáp ứng điều gì? Đáp ứng nhƣ thế nào? Bên cạnh đó học viên vận dụng thuyết nhu cầu để đánh giá về việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản và nhu cầu nâng cao của trẻ em làng chài xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xƣơng, tỉnh Thái Bình.

Đặc biệt tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích sâu các nhu cầu cơ bản cũng nhƣ các nhu cầu nâng cao hoạt động CTXH đối với trẻ em làng chài. Nhằm có những đánh giá về việc các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hƣớng nghiệp dạy nghề, tuyên truyền

nhận thức, giáo dục văn hóa cho trẻ em làng chài xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xƣơng, tỉnh Thái Bình.

Vận dụng thuyết nhu cầu vào việc tìm hiểu nhu cầu của các trẻ em, ngƣời dân làng chài tại xã Hồng Tiến giúp cho NVCTXH có thể hiểu đƣợc sâu hơn về các nhu cầu cũng nhƣ mong muốn của trẻ em làng chài từ đó NVCTXH có thể đƣa ra các kế hoạch, các giải pháp tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu cho trẻ em, ngƣời dân làng chài cũng là yếu tố quan trọng trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và chia sẻ với trẻ về mặt tinh thần.

1.2.2. Thuyết học tập xã hội của Bandura

Nội dung thuyết học tập xã hội

Bandura là ngƣời đã có nhiều thí nghiệm dựa trên những kiến thức của mình, từ đó ông đã ra các thuyết học tập xã hội. Thuyết học tập xã hội hay còn gọi là “Học từ quan sát hay rập khuôn”, từ các thí nghiệm mà ông nghiên cứu giúp ông nhận thấy việc trẻ em thay đổi hành vi của mình mà không cần phải đƣợc thƣởng hay có những tính toán nào trƣớc đó và ông đã gọi đây là hiện tƣợng học bằng cách quan sát hay rập khuôn. Bằng những kinh nghiệm nghiên cứu thực tế ông thiết lập một hệ thống thao tác thực nghiệm gồm các bƣớc trong quá trình rập khuôn (học tập xã hội) nhƣ sau:

Thứ nh t, sự chú ý: nếu chúng ta muốn học một lĩnh vực hay một điều gì đó thì chúng ta đều sẽ phải tập trung tƣ tƣởng vào vấn đề đó và tất cả những cản trở trong quá trình tập trung tƣ tƣởng đó sẽ làm giảm khả năng học tập qua cách quan sát.

Thứ hai, giữ lại: là khả năng lƣu giữ vào trong trí nhớ về những gì mà chúng

ta đã tập trung chú ý tƣ duy vào đó. Sau này khi cần truy cập những dữ kiện đã đƣợc lƣu trữ trong trí nhớ thì chúng sẽ nghĩ đến những hình ảnh trong hệ tâm thức và những mô tả quá trình lƣu trữ và khi nhớ từ mô hình mẫu qua hình thái của những chuỗi hình ảnh trong tâm thức và mô tả ngôn từ thì chúng ta có thể diễn đạt lại các mô hình mẫu bằng chính những hành vi của chúng ta.

Thứ ba, lặp lại: vào lúc này, cá nhân sẽ chuyển tải những hình ảnh trong hệ

tâm thức hay những mô tả ngôn ngữ trở thành hành vi thật sự. Điều này xảy ra cho phép mỗi chúng ta có khả năng lập lại và tái diễn hành vi ban đầu.

Thứ tư, động cơ: là một bộ phận quan trọng trong quá trình học tập một thao tác mới và khi chúng ta có mô hình mẫu hấp dẫn, có trí nhớ và khả năng bắt chƣớc, nhƣng nếu không có động cơ bắt chƣớc thì ít nhất là một lý do tại sao ta phải bắt chƣớc hành vi này, khí đó chúng ta sẽ không thể học tập hiệu quả đƣợc. Bandura đã nêu rõ tại sao chúng ta có động cơ? Đó là: Sự củng cố trong quá khứ, đây là nét chính của thuyết hành vi truyền thống; Sự củng cố đƣợc hứa trƣớc và nó phục vụ nhƣ một phần thƣởng

khi tƣởng tƣợng ra điều đó; Sự củng cố ngầm, hiện tƣợng chúng ta nhìn và nhớ về mô hình đƣợc củng cố.

Vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu: Từ việc nghiên cứu thuyết học tập xã hội của Bandura, học viên đã ứng dụng trong việc tìm hiểu, đánh giá về khả năng quan sát tham dự và bán tham dự để đánh giá về khả năng học hỏi, quan sát, các phƣơng pháp làm việc, làm bài tập… của trẻ, cũng nhƣ cách thức chăm sóc, giáo dục của các gia đình đối với các trẻ em làng chài. Từ đó NVCTXH sẽ đƣa ra các giải pháp hỗ trợ và tham vấn, tƣ vấn cho các hộ gia đình về một số cách thức nhằm giúp cho trẻ em làng chài có thể biết tự chăm sóc bản thân và học tập kỹ năng sống một cách hiệu quả.

1.2.3 Lý thuyết hệ thống- sinh thái ( Ecological systems theory)

Các quan điểm trong hệ thống CTXH có nguồn gốc xuất phát từ lý thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanffy. Đây là một lý thuyết sinh học cho rằng: “mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống đƣợc tạo nên từ các tiểu hệ thống, ngƣợc lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Do vậy nên con ngƣời cũng là một bộ phận của xã hội đƣợc tạo nên từ các phân tử, tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ hơn”. Sau này, lý thuyết hệ thống đƣợc các nhà khoa học khác nghiên cứu nhƣ nhà khoa học Hanson (1995), nhà khoa học Mancoske (1981), nhà khoa học Siporin (1980).

Ngƣời có công đƣa lý thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn CTXH là nhà khoa học Pincus và Anna Minakan. Các nhà hệ thống sinh thái cho rằng: Cá nhân là 1 hệ thống nhỏ trong các hệ thống lớn và là hệ thống lớn trong các tiểu hệ thống quan hệ, và các thể chế xã hội, các tổ chức chính sách có ảnh hƣởng tới cá nhân.Con ngƣời có chịu sự tác động nhất định của các hệ thống (tích cực hoặc tiêu cực). Vì vậy khi xem xét vấn đề của cá nhân, nhóm cần phải xem xét các mối quan hệ, tác động qua lại của các hệ

thống đối với cá nhân hoặc nhóm đó để chúng ta có thể khai thác những tác động tích cực của hệ thống đối với cá nhân, nhóm. Đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực từ hệ các thống này đến cá nhân, nhóm.

Mục đích của CTXH là thúc đẩy công bằng xã hội để con ngƣời mở rộng các cơ hội tạo ra chỗ đứng cho mình trong xã hội. Lý thuyết hệ thống đặt cá nhân vào vị trí tƣơng tác liên tục với những ngƣời khác và với những hệ thống khác trong môi trƣờng và những con ngƣời, những hệ thống khác nhau này tác động tƣơng hỗ với nhau. Nhƣ vậy lý thuyết hệ thống trong nghiên cứu này giúp cho nhân viên CTXH phân tích thấu đáo sự tƣơng tác giữa trong các hệ thống xã hội và hình dung những tƣơng tác này ảnh hƣởng ra sao tới hành vi, nhận thức của trẻ em làng chài, từ đó nhân viên CTXH đƣa ra những giải pháp trợ giúp tốt nhất cho trẻ em làng chài. Có ba loại hệ thống có thể trợ giúp: Hệ thống thân tình, tự nhiên: gia đình, bạn bè, anh chị em họ hàng; hệ thống chính quy: các nhóm cộng đồng, công đoàn; hệ thống tập trung của tổ chức xã hội: bệnh viện hay trƣờng học; trong CTXH với trẻ em làng chài, lý thuyết hệ thống chỉ ra sự tác động mà các nhóm trong xã hội, gia đình, môi trƣờng ảnh hƣởng lên trẻ em làng chài.

Lý thuyết hệ thống cho phép phân tích thấu đáo sự tƣơng tác giữa trẻ em làng chài và hệ thống sinh thái – môi trƣờng xã hội. Mỗi cá nhân trẻ đều có một môi trƣờng sống và một hoàn cảnh sống, chịu tác động của các yếu tố trong môi trƣờng sống và cũng tác động, ảnh hƣởng ngƣợc lại môi trƣờng xung quanh.

Trên cơ sở của lý thuyết hệ thống, khi tiến hành can thiệp sớm cho trẻ em làng chài cần đặt trẻ vào trong hệ thống, môi trƣờng xã hội đang sinh sống để từ đó có thể tìm ra đƣợc những nguồn lực cũng nhƣ rào cản của các yếu tố tác động bên ngoài nhằm hỗ trợ cho trẻ em làng chài hƣớng giải quyết đƣợc vấn đề của mình một cách tốt nhất, giúp các em có thể hòa nhập và ổn định cuộc sống của mình.

Tiểu kết chƣơng

Trong chƣơng này tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận về CTXH đối với trẻ em làng chài nhƣ khái niệm về trẻ em, khái niệm trẻ em làng chài, CTXH đối với trẻ em làng chài. Những khái niệm này làm rõ về khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu,trình bày nguyên tắc CTXH đối với TE, đặc điểm tâm lý trẻ em làng chài. Trên cơ sở đó đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động CTXH đối với trẻ em làng chài ;các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động CTXH đối với TE làng chài và chính sách của nhà nƣớc đối với trẻ em làng chài.

Nhƣ vậy, qua hệ thống cơ sở lý luận ở chƣơng một sẽ định hƣớng cho việc nghiên cứu đề tài “Công tác xã hội đối với trẻ em làng chài tại xã Hồng Tiến huyện

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI

VỚI TRẺ EM LÀNG CHÀI TẠI XÃ HỒNG TIẾN, HUYỆN KIẾN XƢƠNG, TỈNH THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội đối với trẻ em làng chài tại xã hồng tiến, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)