Đánhgiá kết quả và hạn chế các hoạt động công tác xãhội đối với trẻ em làngchà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội đối với trẻ em làng chài tại xã hồng tiến, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 65)

2.3.1. Kết quả đạt được của các hoạt động

Trong thời gian qua, đƣợc sự quan tâm đạo điều kiện của các cấp chính quyền, đã dành nhiều thời gian đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu các chính sách pháp luật, chƣơng trình, dự án của Nhà nƣớc có liên quan đến quyền lợi, chăm sóc bảo vệ trẻ em làng chài, đồng thời, bám sát phƣơng hƣớng, mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng để xây dựng và tổ chức Nhân viên CTXH đã thực hiện các chƣơng trình hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngƣời dân và trẻ em làng chài bằng nhiều nội dung, hình thức đa dạng và phong phú, kêu gọi vận động tài trợ nhằm trợ giúp trẻ em làng chài có cơ hội đƣợc tiếp cận với các dịch vụ xã hội, dịch vụ y tế, nâng cao nhận thức về các quyền lợi, việc bảo vệ chăm sóc trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt, giảm thiểu nguy cơ bất lợi cho trẻ. Kết quả đó khẳng định đƣợc vai

trò của hoạt động CTXH đối với trẻ em làng chài là rất thiết thực. Trong 5 năm qua đã trợ giúp đƣợc 564 lƣợt trẻ em làng chài, huy động đƣợc nguồn tài trợ để duy trì bếp ăn bán trú cho trẻ em làng chài, mua sắm một số đồ dùng học tập, bàn ghế đa năng cho học sinh, trang thiết bị dậy học, hỗ trợ xe đạp, phao cứu hộ, túi thuốc y tế cho gia đình các hộ làng chài. Hiện nay địa phƣơng đã huy động nguồn lực 1 tỷ 400 triệu đồng để xây dựng trƣờng mầm non cho xã Hồng Tiến trong đó có 36 trẻ em mầm non là con em các hộ dân làng chài đang theo học.

Cùng với việc quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp thiết cho đối tƣợng, những công tác trọng tâm, địa bàn trọng điểm, chính quyền đã chú ý đến việc đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả và mang tính bền vững. Một số chƣơng trình biểu dƣơng, bồi dƣỡng, chăm lo đào tạo nghề do các tổ chức xã hội thực hiện từ đó vận dụng sáng tạo, đổi mới phƣơng thức hoạt động phù hợp với thực tiễn. Kết quả hoạt động của CTXH thực sự góp phần vào chƣơng trình giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội đối với trẻ em làng chài trên địa bàn đồng thời chứng minh đƣợc trẻ em làng chài đã đƣợc trao quyền trong mọi lĩnh vực và tiếp cận với những nhu cầu, nguồn lƣc, dịch vụ xã hội cần thiết.

Đặc biệt, đƣợc sự quan tâm của Ủy ban nhân dân huyện Kiến Xƣơng và các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn về công tác trợ giúp trẻ em làng chài thực sự đã mang lại động lực lớn để hoạt động công tác xã hội có ý nghĩa và hiệu quả hơn.

Trẻ em làng chài và gia đình trẻ em làng chài đã phối hợp với cán bộ NVCTXH, chính quyền và cùng tham gia vào quá trình phát triển bản thân, hòa nhập cộng đồng nhƣ việc lên bờ nhận đất để xây nhà, cho các con em đến trƣờng học văn hóa và có những gia đình đã động viên con em học nghề, làm những nghề phù hợp khác đem lại thu nhập ổn định hơn nghề đi biển.

Đội ngũ làm CTXH và cộng tác viên CTXH trên địa bàn thực sự là mạng lƣới kết nối hữu hiệu, liên đới giữa đối tƣợng với chính quyền, với các nguồn lực mà trẻ em làng chài cần đƣợc tiếp cận và thụ hƣởng nhằm đáp ứng nhu cầu và quyền cơ bản của mình. NVXH, cộng tác viên CTXH đóng vai trò quan trọng và quyết định trong các chƣơng trình, mô hình mang tính chất xã hội và an sinh cho trẻ em làng chài góp phần

thay đổi nhận thức, hành vi của ngƣời dân - một trong những yếu tố cần thiết nhất trong công cuộc xã hội hóa việc giúp đỡ, hỗ trợ, chăm sóc trẻ em làng chài trong giai đoạn hiện nay. Ðồng thời, việc tiếp cận theo mô hình xã hội và thuyết hệ thống đã giúp cho NVXH làm việc với trẻ em làng chài và môi trƣờng, thể chế xung quanh trẻ em làng chài hiệu quả hơn. Họ đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản, nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp chuyên nghiệp để phục vụ trẻ em làng chài nói riêng và những chủ thể dễ bị tổn thƣơng, yếu thế trên địa bàn nói chung. Có thể nói, để đạt đƣợc thành công trong công tác bảo trợ, giúp đỡ và nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho trẻ em làng chài xã Hồng Tiến Huyện Kiến Xƣơng trong thời gian qua, đội ngũ NVXH đã góp phần quan trọng.

2.3.2. Hạn chế của các hoạt động

Việc hƣớng nghiệp và dạy nghề cho trẻ em làng chài là nhu cầu bức thiết nhƣng triển khai còn lúng túng, chƣa tận dụng đƣợc các cơ sở dạy nghề, các tổ chức sản xuất kinh doanh khi tiếp nhận đối tƣợng là trẻ em làng chài làm việc vẫn còn sự kỳ thị, phân biệt đối xử.

Vấn đề chăm sóc sức khỏe ban đầu tại địa phƣơng cũng đã đƣợc quan tâm chú trọng nhƣng do gia đình và trẻ em làng chài vẫn giữ quan niệm khi nào ốm nặng mới đến trạm y tế khám, điều trị, một phần cũng do nhận thức và do kiều kiện kinh tế của từng gia đình các em chƣa đủ để đáp ứng với việc tiếp cận dịch vụ y tế. Bên cạnh đó cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dịch vụ y tế còn chƣa đƣợc đầy đủ, hiện đại. Trình độ chuyên môn của y bác sĩ còn hạn chế trong việc khám chữa bệnh. Mặt khác việc trẻ em không đi học vẫn chƣa có ý thức mua thẻ bảo hiểm y tế và quan tâm đến vấn đề thăm khám, chăm sóc sức khỏe ban đầu một cách thƣờng xuyên liên tục. Các cán bộ NVCTXH còn thiếu tính chuyên nghiệp trong việc trợ giúp trẻ em làng chài tiếp cận các dịch vụ xã hội, dịch vụ y tế.

Bản thân một bộ phận gia đình trẻ em làng chài còn trông chờ, ỷ lại vào sự bảo trợ, hỗ trợ của Nhà nƣớc, của các tổ chức Hội và cộng đồng mà không tự mình vƣơn lên trong cuộc sống; sống thu mình; chƣa thực sự nỗ lực trong quá trình tham gia vào các chƣơng trình, mô hình trợ giúp nên rất khó trong việc vận động, tuyên truyền thay đổi nhận thức, hành vi, làm cản trở hiệu quả của công tác trợ giúp.

Bên cạnh đó, năng lực bản thân của trẻ em làng chài còn hạn chế, vấn đề về sức khỏe, trình độ, tay nghề... gây cản trở tới một loạt các vấn đề liên quan đến nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho chính họ nhƣ: việc làm, giáo dục, tham gia các hoạt động tập thể, sản xuất kinh doanh...

Về cơ sở vật chất của trƣờng học, khu vui chơi giải trí tại địa phƣơng chƣa đáp ứng đầy đủ những nhu cầu cần thiết của trẻ em làng chài. Điều đó làm ảnh hƣởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Yếu tố huy động nguồn lực để thúc đẩy việc trợ giúp trẻ em làng chài đảm bảo các nhu cầu về học tập, nhu cầu kinh phí học nghề, nhu cầu vui chơi giải trí và các trợ giúp khác cho trẻ em làng chài cũng là một khó khăn chƣa đƣợc tháo gỡ. Những đợt trao quà vào các dịp lễ tết cho trẻ em làng chài chỉ mang tính chất chộp giật chứ không có tính bền vững để giúp đỡ các em ổn định cuộc sống đƣợc lâu dài.

Tại địa phƣơng chƣa có đội ngũ NVCTXH, cộng tác viên CTXH chuyên nghiệp, chƣa có chuyên môn sâu về đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em làng chài. Kiến thức về tâm lý trẻ em cũng nhƣ thực hành với đối tƣợng còn hạn chế; chƣa phát huy hết trách nhiệm của mình, còn chủ quan và chƣa đủ sự nhiệt tình trong công tác hỗ trợ, giúp đỡ trẻ nên hiệu quả mang lại chƣa cao. NVCTXH còn kiêm nhiệm nhiều chức danh khác và chƣa đƣợc trang bị các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp trong trợ giúp đối tƣợng yếu thế.

2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến các hoạt động công tác xã hội đối với trẻ em làng chài tại xã Hồng Tiến huyện Kiến Xƣơng tỉnh Thái Bình

Công tác xã hội đối với trẻ em làng chài tại xã Hồng Tiến huyện Kiến Xƣơng, tỉnh Thái Bình đã đạt những kết quả cụ thể trong phần phân tích thực trạng, xong bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế và khó khăn riêng. Hiểu rõ về các yếu tố ảnh hƣởng đến CTXH với trẻ em làng chài, học viên đã có cuộc phỏng vấn sâu với Lãnh đạo xã, cán bộ LĐTBXH (NVCTXH) làm việc trực tiếp với trẻ em làng chài và thu đƣợc những mức ảnh hƣớng theo các cấp độ nhƣ sau:

Stt Các yếu tố ảnh hƣởng Thứ hạng

1 Yếu tố thuộc về trẻ em và môi trƣờng sống của trẻ 1

2 Yếu tố nguồn lực kinh phí và cơ sở vật chất 2

3 Yếu tố tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân lực làm CTXH 3

4 Yếu tố thuộc về chính quyền địa phƣơng 4

2.4.1. Các yếu tố thuộc về trẻ em và môi trường sống của trẻ em

Trẻ em làng chài là một trong những nhóm đối tƣợng yếu thế do những đặc điểm tâm lý tự ti, thiếu sự hoà nhập , tình cảm thất thƣờng và sự phát triển chƣa đầy đủ về mặt nhận thức. Chính điều này đã ảnh hƣởng đến hiệu quả của các hoạt động CTXH nói chung.

Qua quan sát và tìm hiểu thực tế thì yếu tố thuộc về đặc điểm tâm lý và môi trƣờng sống của trẻ em làng chài có ảnh hƣởng đến các hoạt động CTXH nhƣ: Hoàn cảnh văn hoá nếp sống của gia đình, tâm lý tự ti, mặc cảm, gen ghét, đố kị, dễ nổi loạn; hoài nghi không tin tƣởng ngƣời khác. Trẻ làng chài thuộc đa số thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, với những đặc điểm tâm lý khá nhút nhát, sợ ngƣời lạ, khó tiếp xúc, tự ti, mặc cảm số phận, mất niềm tin vào ngƣời lớn, những yếu tố này đã ảnh hƣởng đến sự tiếp cận của cán bộ CTXH khi trợ giúp trẻ. Chính vì vậy đặc điểm này đòi hỏi cán bộ làm CTXH phải có kỹ năng tiếp cận, tạo niềm tin với trẻ và gia đình đồng thời có năng lực đánh giá, tƣ vấn cho trẻ và gia đình, kết nối, tìm kiếm những giải pháp đáp ứng nhu cầu của trẻ.

Phỏng vấn sâu cháu Trân Thị T.L (Nữ, 12 tuổi):Gia đình cháu đi đánh cá đã từ lâu lắm rồi, ông cháu cũng làm nghề đi thuyền. Nên cháu đi học để biết cái chữ và được mặc quần áo đẹp chứ sau này học đến hết lớp 9 là bố mẹ cháu bảo cho cháu nghỉ học để phụ giúp bố mẹ cháu làm chứ cháu không học gì nữa, nghề may cháu không thích. Nhà cháu có 3 anh em nên bố mẹ nói chỉ cho học biết chữ thôi cô ạ.”.

Sự nhận thức của trẻ cũng rất quan trọng trong các hoạt động, nhƣng khả năng nhận thức của trẻ là yếu tố có ảnh hƣởng mức độ thấp. Phỏng vấn anh N.V.Đ, NVCTXH (Nam, 32 tuổi)“ Trẻem làng chài là những đưa trẻít va v p xã hội và chưa thể định hình được những điều cần thiết cho tương lai của các cháu vì vậy vẫn bị ảnh

hưởng từ gia đình nh t là sự định hướng của bố mẹ. nên nhận thức của trẻ không ảnh hướng đến hiệu quả của hoạt động CTXH."

Nhƣ vậy các yếu tố đã phân tích ở trên đều có ảnh hƣởng ít nhiều đến các hoạt động CTXH đối với trẻ em làng chài tại xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xƣơng, tỉnh Thái Bình.

2.4.2.Yếu tố thuộc về nguồn lực tài chính và cơ sở vật ch t cho hoạt động CTXH đối với trẻ em làng chài.

Nguồn lực tài chính:

Trẻ em làng chài là nhóm trẻ sinh ra và lớn lên trong môi trƣờng sông nƣớc, các em có nhiều nguy cơ rủi ro trong cuộc sống, chịu rất nhiều thiệt thòi về yếu tố gia đình, giao tiếp xã hội, hạn chế về nhận thức, môi trƣờng sống. Hiện nay các nguồn lực tài chính hỗ trợ thƣờng xuyên cho nhóm đối tƣợng này từ ngân sách nhà nƣớc là chƣa có. Chỉ có những trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo hoặc trẻ bị khuyết tật, mồ côi thì đƣợc hỗ trợ theo quy định chung của nhà nƣớc. Theo số liệu trong báo cáo tình tình kinh tế chính trị và hoạt động xã hội của xã Hồng Tiến giai đoạn năm 2016-2018 [34] cho thấy nguồn lực tài chính để hỗ trợ cho trẻ em làng chài chủ yếu là dựa vào nguồn kinh phí của xã và từ các tổ chức xã hội, hội từ thiện, các mạnh thƣờng quân giúp đỡ các em qua các đợt lễ tết, đầu năm học mới. Nhƣng sự hỗ trợ này mang tính theo đợt, không thƣờng xuyên liên tục, thƣờng các em đƣợc nhận những quà trị giá cao nhất là 500 nghìn đồng một xuất quà hoặc các đồ dùng, dụng cụ học tập nhƣ cặp sách, vở, đèn học, xe đạp, quần áo...

Phỏng vấn sâu lãnh đạo nhà trƣờng về vấn đề hỗ trợ kinh phí trong hoạt động giáo dục phổ thông và tiếp cận dịch vụ y tế của trẻ em làng chài, anh N.V.H lãnh đạo trƣờng Tiểu học và THCS Hồng Tiến (Nam, 43 tuổi) cho biết " Những năm qua nhà trường đặc quan t m đến trẻ em làng chài, để đảm bảo việc đến trường đầy đủ của học sinh vào đầu năm học mới nhà trường và chính quyền địa phương đã liên hệ với các tổ chức tư thiện, nhà hảo t m xin xu t quà, thẻ bảo hiểm y tế c p cho trẻ em làng chài, xin kinh phí duy trì lớp ăn bán trú cho trẻ làng chài ở bậc tiểu học nhưng cũng gặp nhiều v n đề khó khăn do số lượng trẻ em làng chài ngày một đông, số lượng quà không đủ hỗ trợ cho t t cả các cháu được"

Qua quan sát thực tế và phỏng vân sâu cán bộ địa phƣơng học viên nhận thấy, nguồn kinh phí hỗ trợ cho trẻ em làng chài chƣa đƣợc thƣờng xuyên liên tục và chƣa đƣợc đồng bộ đây là yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình trợ giúp cho trẻ em làng chài có thể hòa nhập cuộc sống. Và đỏi hỏi NVCTXH cần đƣa ra những hƣớng giải quyết, tháo gỡ giúp địa phƣơng và trẻ em làng chài có đƣợc nguồn kinh phí, sự kết nối ổn định cho các em trong việc đào tạo hƣớng nghiệp dạy nghề, giáo dục văn hóa và tiếp cận dịch vụ y tế.

Yếu tố cơ sở vật ch t:

Ngoài yếu tố về nguồn kinh phí hỗ trợ cho trẻ em làng chài thì yếu tố cơ sở vật chất nhằm đáp ứng các nhu cầu học tập trong đó đặc biệt là vấn đề cơ sở vật chất, trang thiết bị cho vất đề tiếp cận dịch vụ y tế, đào tạo dạy nghề cho trẻ em làng chài, giáo dục kỹ năng sống, không gian vui chơi giải trí.

Phỏng vấn sâu lãnh đạo xã anh Đ.Đ.C (Nam, 50 tuổi) cho biết: "Từ năm 2012 khi nhà nước có chính sách hỗ trợ c p đ t cho hộ d n làng chài mỗi hộ dân được c p 100 m2 đ t, tỉnh hỗ trợ thêm 10 triệu đồng. Nên số hộ d n làng chài trở về địa phương để được nhận đ t tăng lên nhiều. Hồng Tiến là xã nghèo của huyện, địa phương cũng gặp một số khó khăn về nguồn kinh phí x y dựng cơ sở vật ch t, cung c p đường điện, nước sạch, nhà văn hóa thôn, trường học... Đặc biệt là trạm y tế xã hiện nay mới có 2 phòng bệnh nh n, 4 giường bệnh, các trang thiết bị, dụng cụ y tế còn thiếu nhiều, chúng tôi cũng đang xin kinh phí để x y dựng mua sắm thêm phục vụ bà con".

Phỏng vấn sâu lãnh đạo trƣờng về vấn đề cơ sở vật chất có đáp ứng nhu cầu giáo dục của trẻ em làng chài không? anh Nguyễn Văn H chia sẽ: "Hiện nay về cơ sở v t ch t, tranh thiết bị dạy học nhà trường cũng đã đáp ứng được cho các em học tập, nhưng do v n đề hạn hẹp về nguồn kinh phí nên đến nay nhà trường chưa x y dựng được bếp ăn bán trú đảm bảo cho nhu cầu ăn bán trú của trẻ em làng chài và học sinh trong trường. Nhà trường phải thuê n u từ ngoài vào cho các cháu ăn, bàn ghế học chủ yếu là bàn ghễ cũ, không phải bàn ghế đa năng nên các cháu n m ngủ trưa thường

chật chội. Ngoài ra phòng tin học chỉ có 5 máy tính hoạt động được".

Qua quan sát thực tế kết hợp phỏng vấn sâu cho thấy về cơ sở vật chất tại địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội đối với trẻ em làng chài tại xã hồng tiến, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)