Khái quát về địa bàn nghiên cứu và khác thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội đối với trẻ em làng chài tại xã hồng tiến, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 37 - 42)

2.1.1.Địa bàn và khách thể nghiên cứu

Xã Hồng Tiến nằm trên một vùng đất bồi của hạ lƣu tả ngạn sông Hồng, đƣợc thành lập năm 1963 trên cơ sở tách ra khỏi xã Bình Thanh gồm một phần thôn Khả Cảnh và các làng Khả Lễ, làng Khả Cửu. Xã Hồng Tiến nay đƣợc phân thành 6 thôn gồm: Khả Cảnh, Tân Thành, Đông Tiến, Nam Hòa, Nam Tiến và Cao Bình.

Vùng đất này xƣa kia do cụ Đào Khắc Tuân dẫn 10 nhân đinh của 5 họ (Đào, Đỗ, Vũ, Bùi, Nguyễn - thƣờng gọi là Ngũ tộc) từ làng Khả Phú ra quai đê lập làng Cơ Chỉ vào năm Canh Dần 1820. Thôn Đông Tiến trƣớc đây là làng Khả Cửu cùng với Nam Tiến là vùng bãi bồi sông Hồng đƣợc các cụ của dòng họ Phạm, Trần từ vùng Trà Lũ (Xuân Trung Nam Định) sang khai phá và lập nghiệp cùng với dòng họ Nguyễn ở làng Khả Phú xã Bình Thanh vào khoảng giữa thế kỷ 19.

Xã Hồng Tiến đang trong giai đoạn xây dựng phát triển xây dựng hạ tầng nông thôn mới. Dù còn gặp nhiều khó khăn nhƣng với tiềm lực sẵn có của địa phƣơng và sự đồng thuận cao trong nhân dân, xã Hồng Tiến đã triển khai thực hiện và đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan: những con đƣờng liên xã, liên thôn đã đƣợc cứng hoá, ngƣời dân đồng thuận cao trong việc chỉnh trang đồng ruộng, quy vùng sản xuất, hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng đƣợc ƣu tiên phát triển theo kế hoạch đầu tƣ xây dựng nông thôn mới, đầu tƣ quy hoạch xây dựng các khu dân cƣ tập trung.

Trên địa bàn xã có 1.600 hộ trong đó có khoảng 1.520 hộ làm nông nghiệp chiếm 95 , 80 hộ làm dịch vụ thƣơng mại trên khắp địa bàn xã chiếm 5 , thành phần dân cƣ chủ yếu là dân tộc Kinh, số ngƣời trong độ tuổi lao động cao nên địa bàn có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội.

+ Về kinh tế: Cơ cấu kinh tế của ngƣời dân xã Hồng Tiến trong thời gian qua có hƣớng chuyển dịch từ tăng tỷ trọng ngành thƣơng mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Sự phát triển về ngành nghề đã góp phần đƣa tốc độ tăng trƣởng kinh tế ở xã Hồng

Tiến đạt 7,8 /năm, tỷ trọng công nghiệp chiếm 30 , thƣơng mại dịch vụ chiếm 18 cơ cấu kinh tế. Bình quân thu nhập đầu ngƣời đạt 20 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm 20 , tỷ lệ hộ nghèo còn 6,2 .…

Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua, tuy còn gặp nhiều khó khăn nhƣng nhìn chung nền kinh tế của xã đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể nhƣ giảm tỷ lệ hộ nghèo, đời sống của nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện, các cơ sở hạ tầng nhƣ điện, đƣờng, trƣờng, trạm đƣợc đầu tƣ và xây dựng khang trang.

Về xã hội: UBND xã Hồng Tiến luôn chú trọng triển khai tuyên truyền về thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phƣơng, giữ vững an ninh quốc phòng và đảm bảo trật tự xã hội. xây dựng nông thôn mới, thôn xóm đạt chuẩn văn hóa, thƣờng xuyên quan tâm thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho ngƣời có công, đối tƣợng bảo trợ xã hội, hộ nghèo/cận nghèo, hỗ trợ cho các đối tƣợng gặp khó khăn đột xuất, tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện…

Để đảm bảo an sinh xã hội cho nhóm đối tƣợng yếu thế và dễ bị tổn thƣơng trên địa bàn xã, chính quyền xã ƣu tiên nguồn ngân sách hỗ trợ cho những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có ngƣời dân làng chài. Ngoài ra, chính quyền địa phƣơng còn kêu gọi sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ nhằm tạo thêm nguồn lực trong đảm bảo đời sống cho ngƣời dân.

Trong năm 2018, UBND xã đã huy động đƣợc 101.000.000đ để tặng quà cho các đối tƣợng ngƣời có công, đối tƣợng bảo trợ xã hội, hộ nghèo nhân dịp tết Nguyên Đán. Bên cạnh đó, xã còn quan tâm tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi vào ngày 1/6 và ngày rằm trung thu, quan tâm hỗ trợ cho trẻ em mồ côi, khuyết tật, tặng thƣởng cho

các học sinh giỏi và đặc biệt là kêu gọi sự ủng hộ từ các nhà hảo tâm tặng quà cho các trẻ em làng chài Thôn Cao Bình nhân dịp lễ tết, đầu năm học mới…Tổng cộng có 480 em đƣợc nhận quà với tổng kinh phí trên 60.000.000 đồng. (Theo Báo cáo tình hình kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng năm 2018, UBND xã Hồng Tiền) [35].

2.1.3. Đặc điểm môi trườn sống của trẻ em làng chài thôn Cao Bình xã Hồng Tiến - địa bàn nghiên cứu

Ngƣời dân làng chài Thôn Cao Bình, các hộ dân sống theo tập quán quần tụ trên sông, neo thuyền từ cống Tân Lập đến cống Cao Bình (xã Hồng Tiến), vì đây là vùng kín gió, chỉ cách biển 13 km. Nghề chài lƣới gắn bó với họ qua hai, ba thế hệ, nhiều hộ dân muốn lên bờ để hòa nhập với cộng đồng không phải dễ, bởi không có đất định cƣ, đất canh tác. Hơn 200 hộ gia đình với hơn 900 nhân khẩu, trong đó 30 gia đình không có đất làm nhà, dân chài vẫn sống trong cảnh sông nƣớc làm nhà, ngƣời lớn vẫn điểm chỉ khi làm thủ tục pháp lý, trẻ nhỏ thì thất học, tái mù chữ. Làng Chài Cao Bình có hoảng 150 em nhỏ trong độ tuổi đến trƣờng mầm non, tiểu học, làng chài Cao Bình đang dần trở nên quá tải và đáng báo động trƣớc tƣơng lai của đám trẻ.

Do cuộc sống lênh đênh này đây mai đó, cuộc sống ít ổn định, việc tiếp cận với giáo dục, kỹ năng sống xã hội bị hạn chế. Nên ngƣời dân và trẻ em làng chài thôn Cao Bình xã Hồng Tiến huyện Kiến Xƣơng tỉnh Thái Bình cũng nhƣ những làng chài khác trên cả nƣớc đều có các đặc điểm môi trƣờng sống chung nhƣ:

Về không gian cư trú: Có không gian cƣ trú biệt lập so với không gian trên

bờ, lấy thuyền làm nhà, làm phƣơng tiện sinh hoạt, sản xuất và lênh đênh theo con nƣớc, nay đây mai đó. Trẻ em không có không gian vui chơi giải trí lành mạnh mà có rất nhiều nguy cơ hiểm họa nơi sông nƣớc.

Về mặt d n cư: Cơ cấu dân cƣ phức đa dạng, do dân du nhập ở nhiều nơi khác nhau quy tụ về. Đây là cộng đồng có trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ, thất học cao; tồn tại các vấn đề xã hội tiêu cực nhƣ rƣợu chè, cờ bạc, đánh nhau, bỏ học....

Về kinh tế: Là cộng đồng nghèo cơ sở vật chất, nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt, phƣơng tiện sống cũng nhƣ nhu cầu về thông tin và các mối quan hệ xã hội; không có

đất sản xuất; cơ cấu nghề khá đơn giản nhƣng lại rất đa dạng, nặng về lao động chân tay; lao động mùa vụ, nguồn thu nhập không đủ tích lũy mà chỉ đủ chi tiêu hàng ngày.

Về giáo dục:Làng Cao Bình có đến 80 ngƣời trên 30 tuổi không biết chữ nào,

còn lại cũng chỉ biết i tờ, viết đƣợc tên mình là giỏi. Ai “nhiều chữ” cũng chỉ đến lớp 5, lớp 6 là nghỉ học đi chài lƣới. Cũng bởi không biết chữ, nên suốt hàng chục năm liền, hầu hết ngƣời làng, đặc biệt là chị em phụ nữ, đều chọn cách… điểm chỉ vào các giấy tờ hành chính. Từ giấy đăng ký kết hôn cho đến sổ vay nợ ngân hàng của dân làng ít khi có chữ ký, hiếm lắm thì có nét chữ nguệch ngoạc ghi tên ở dƣới, còn lại toàn là dấu điểm chỉ. Bởi thế, cái tên “làng điểm chỉ” có một không hai trong cả nƣớc cũng từ đây mà sinh ra.

Từ năm 2015 đến nay sau quá trình thực hiện chính sách tái định cƣ cho các hộ dân làng chài xã Hồng Tiến thì cuộc sống của ngƣời dân làng chài thôn Cao Bình đã có nhiều thay đổi đáng kể nhƣ có chỗ ở ổn định, nhiều hộ gia đình, trẻ em làng chài đƣợc lên bờ sống, đƣợc hỗ trợ cấp đất xây dựng nhà ở và cuộc sống dần đi vào ổn định hơn so với cuộc sống lênh đênh sông nƣớc trƣớc đây, nhiều thói quen sinh hoạt trong cuộc sống đã dần đƣợc thay đổi khá nhiều. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là những trẻ em làng chài gặp nhiều vấn đề về mặt hòa nhập và thích nghi với cuộc sống trên bờ khiến các em dễ bị tổn thƣơng. Trẻ em làng chài thiếu các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp và giáo dục văn hóa, hƣớng nghiệp dạy nghề, hỗ trợ y tế, tiếp cận các dịch vụ xã hội còn hạn chế, chƣa đƣợc quan tâm chăm sóc bảo vệ.

2.1.4. Tổng quan về khách thể nghiên cứu

Qua khảo sát trẻ em làng chài Cao Bình xã Hồng Tiến huyện Kiến Xƣơng tỉnh Thái Bình, trong 100 trẻ em làng chài đƣợc chọn khảo sát có: 35 trẻ em nam (35 ) và 65 trẻ em nữ (65 ); tuổi từ 13 đến dƣới 16 tuổi có 32 em (32 ); độ tuổi từ 8 - đến dƣới 13 có 68 em (68 ). Phần lớn là các em ở độ tuổi học Tiểu học (lớp 1,2,3,4,5), số trẻ em học khối Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT) chiếm tỷ lệ rất thấp. Trẻ em học khối THCS có 28 em (34,6 ), học tiểu học (lớp 5) có 45 em (55,5 ), học trung học phổ thông (lớp 10) chỉ có 08 trẻ (9,9 ), số trẻ còn lại 19 em (19 ) đã nghỉ học gồm trẻ em theo bố mẹ sống trên tuyền nay đây mai đó lênh đênh

sông nƣớc (các em học từ lớp 1-5 nghỉ học), trẻ em tàn tật nặng, bị tự kỷ (không thể đi học). Số trẻ em sống cùng cha và mẹ 40 em (40 ), 06 trẻ sống cùng cha (6 ), 20 trẻ (20 ) sống với mẹ, 30 trẻ (30%) sống cùng ông/bà, 04 trẻ (4 ) sống với họ hàng (anh/chị, cô và bác). Trẻ em sống trong gia đình không hoàn chỉnh, bản thân bị khiếm khuyết các em thiếu đi tình yêu thƣơng, sự quan tâm chăm sóc, điều đó ảnh hƣởng đến tình trạng sức khỏe của các em, chỉ có 25 em có sức khỏe tốt (25 ), 50 em sức khỏe

bình thƣờng (50 ) và 25 em thƣờng xuyên bị đau ốm (25%). Trẻ em đƣợc vui chơi giải trí trong môi trƣờng lành mạnh, an toàn 65 em (65%), 26 em (26%) không đƣợc vui chơi giải trí, sống trong môi trƣờng có nhiều nguy cơ rủi ro 9 em (9%).

Qua các đặc điểm trẻ em làng chài Cao Bình đã khảo sát, cụ thể Bảng 2.1 cho thấy trẻ em có trình độ văn hóa thấp, tỷ lệ trẻ nghỉ học ở độ tuổi từ 14-15 tuổi cao, các em chỉ học đến hết trình độ THCS là bỏ học, số em học lên THPT chỉ chiếm có 9,9 thiếu tình thƣơng,

sự chăm sóc của cha mẹ, sức khỏe kém, môi trƣờng vui chơi giải trí không đảm bảo chính vì vậy, đòi hỏi nhân viên CTXH cần có những kế hoạch cụ thể để can thiệp, trợ giúp kịp thời, giúp các em sớm phục hồi hòa nhập cộng đồng.

Bảng 2.1. Đặc điểm trẻ em làng chài thôn Cao Bình xã Hồng Tiền

Đặc điểm Số trẻ Tỷ lệ (%) a. Giới tính - Nam 45 45,0 - Nữ 65 65,0 b. Độ tuổi - Từ 8 - dƣới13 68 68,0 - Từ 13 - dƣới16 32 32,0 c. Trình độ văn hóa - Cấp 1(10tuổi) 45 55,54 - Cấp 2 (11-14tuổi) 28 34,56 - Cấp 3 (15tuổi) 8 9,9 - Đã nghỉ học (TEKT, bỏ học sớm) 19 19,0 d. Tình trạng sức khỏe - Tốt 25 25,0 - Bìnhthƣờng 50 50,0 - Thƣờng xuyên đau ốm 25 25,0 e. Đang sống với: - Cha và mẹ 40 40,0 - Cha 6 6,0

- Mẹ 20 20,0

- Ông/bà 30 30,0

- Khác (dì, cô,bác) 4 4,0

f. Môi trƣờng sống, vui chơi giải trí

- Môi trƣờng sống lành mạnh, đƣợc vui chơi giải trí 65 65,0

- Không đƣợc vui chơi giải trí 26 25,0

- Sống trong môi trƣờng có nhiều nguy cơ rủi ro 9 9,0

(Nguồn: Ph n tích, tổng hợp từ phiếu khảo sát)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội đối với trẻ em làng chài tại xã hồng tiến, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)