Tăng cƣờng hoạt động truyền thông nâng cao nhận thứccủa gia đình, cộng đồng xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội đối với trẻ em làng chài tại xã hồng tiến, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 76)

trong trợ giúp trẻ em

Triển khai công tác truyền thông về nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng xã hội và chính trẻ em về quyền trẻ em và vai trò của công tác xã hội trong trợ giúp trẻ em UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, đơn vị

theo chức năng, nhiệm vụ tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và nhân dân về công tác trẻ em; thực hiện nghiêm các quyền trẻ em theo quy định của pháp luật, chính sách về bảo vệ trẻ em; tạo lập cuộc sống an toàn cho trẻ em bằng các hình thức phù hợp, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thƣờng xuyên. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Trong đó đề cao trách nhiệm ngƣời đứng đầu các cấp, các ngành ở địa phƣơng, cơ sở giáo dục trong việc bảo vệ phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; kịp thời ngăn chặn, phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm ngƣời có hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em. Thƣờng xuyên tăng cƣờng giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, nhà trƣờng thay đổi phƣơng pháp giáo dục trẻ em phù hợp theo từng lứa tuổi và điều kiện thực tế; trang bị, hƣớng dẫn các thành viên trong gia đình, giáo viên, học sinh kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn thƣơng tích, kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực gia đình, học đƣờng; thực hiện trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, lôi kéo trẻ em vào các hoạt động tội phạm và cản trở việc thực hiện các quyền của trẻ em.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh xã hội hóa công tác trẻ em theo hƣớng nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trƣờng, cộng đồng dân cƣ; khuyến khích sự đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để xây dựng công trình phúc lợi cho trẻ em, tặng quà, trao học bổng cho trẻ em nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ phẫu thuật, chỉnh hình cho trẻ em khuyết tật; vận động các tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số. Tăng cƣờng phối hợp giữa các cấp, ngành, đoàn thể, các cơ quan, tổ chức trong công tác bảo vệ trẻ em. Triển khai phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.Để tăng cƣờng công tác truyền thông nhằm vận động xã hội cùng hƣởng ứng việc tham gia thúc đẩy quyền trẻ em, trong thời gian tới công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tỉnh nhà cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

- Đê chuyển đổi hành vi và vận động xã hội cần tăng cƣờng tuyên truyền nâng cao nhận thức.Ttrong đó nghiên cứu hành vi có liên quan của các đối tƣợng ƣu tiên và đối tƣợng đích, bao gồm bối cảnh văn hóa, phong tục, tập quán và lối sống. Tiến hành các chiến dịch truyền thông phổ biến, chiến dịch hƣớng dẫn thực hành thí điểm tại cộng

đồng.Xây dựng các tài liệu đào tạo, huấn luyện, thực hành và các tài liệu phổ biến kỹ năng. Tập huấn giảng viên nguồn và đội ngũ truyền thông nòng cốt. Đánh giá sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi ở đối tƣợng thí điểm.

- Tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn, các buổi nói chuyện chuyên đề cho từng đối tƣợng nhƣ: Các nhà hoạch định chính sách, các ngành, trƣờng học, cộng đồng, các bậc cha mẹ và cho chính trẻ em để nâng cao nhận thức và năng lực.Tăng cƣờng chất lƣợng thông tin trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng.

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ truyền thông các cấp về kỹ năng, phƣơng pháp truyền thông. Đa dạng hóa các tài liệu truyền thông cho phù hợp với các đối tƣợng khác nhau trong xã hội, bao gồm cả trẻ em. Tăng cƣờng năng lực tổ chức kiểm tra, đánh giá quá trình truyền thông, hiệu quả truyền thông để rút kinh nghiệm. Tuyên truyền, nhân rộng những mô hình hay, cách làm tốt. Xây dựng và đào tạo đội ngũ tình nguyện viên, cộng tác viên cộng đồng và động viên, khuyến khích mọi ngƣời tích cực tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Phát triển các dịch vụ tƣ vấn, tham vấn, mở rộng hoạt động của Trung tâm Công tác xã hội trẻ em và phát triển hệ thống đƣờng dây tƣ vấn miễn phí.

- Vận động xã hội tổ chức các sự kiện về quyền của trẻ em hoặc có sự tham gia của trẻ nhƣ: Tổ chức Diễn đàn trẻ em; hội thi, liên hoan văn hóa - nghệ thuật của trẻ…

Quyền tham gia của trẻ em cần đƣợc coi là một hợp phần của tiến trình thực hiện dân chủ, nâng cao dân trí của Đảng và Nhà nƣớc ta. Thực hành quyền tham gia của trẻ em trong đời sống xã hội và gia đình sẽ đáp ứng đƣợc các mục tiêu và mang lại nhiều lợi ích nhƣ:

Đào tạo đƣợc các thế hệ công dân hiểu biết và có kỹ năng thực hành dân chủ từ lúc tuổi còn nhỏ, là những công dân góp phần xây dựng một đất nƣớc dân chủ, công bằng và văn minh; biết bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền và lợi ích của ngƣời

khác, của cộng đồng và của xã hội. Đây cũng là nền tảng để tạo ra các mối quan hệ xã hội lành mạnh, công khai.

Trẻ em sẽ đƣợc phát hiện, sử dụng sớm và có hiệu quả năng lực của mình nếu đƣợc giao tiếp, đƣợc thông tin, đƣợc tự bộc lộ và thể hiện chính bản thân mình. Đây cũng chính là chìa khóa để mở các cánh cửa cải cách, nâng cao chất lƣợng giáo dục, lấy trẻ em làm trung tâm của quá trình giáo dục, xây dựng trƣờng học thân thiện - học sinh tích cực.

3.2. Nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác xã hội đối với trẻ em làng chài tại xã Hồng Tiến huyện Kiến Xƣơng tỉnh Thái Bình

Trong giai đoạn tới, để chuyên nghiệp hóa nghề CTXH, đáp ứng mục tiêu đề ra, tỉnh Thái Bình cần tiếp tục tập trung phát triển mạng lƣới các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH theo hƣớng gắn kết giữa bảo trợ xã hội do Nhà nƣớc thành lập với các cơ sở bảo trợ xã hội do các tổ chức, cá nhân thành lập; giữa Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH với cơ sở bảo trợ xã hội. Nhân rộng thêm các mô hình cung cấp dịch vụ CTXH tại huyện, các xã, thị trấn, trƣờng học, trạm y tế, bệnh viện để cung cấp dịch vụ CTXH cho cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng có vấn đề xã hội. Cần phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên CTXH theo hƣớng tăng số lƣợng cán bộ làm việc ở các cơ quan quản lý Nhà nƣớc theo hệ thống tỉnh đến huyện, xã. Phấn đấu, mỗi xã có ít nhất 02 ngƣời, cấp huyện có 02 ngƣời, cấp tỉnh 10 ngƣời. Đối với công tác đào tạo, nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội cấp xã trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, trƣớc mắt cần tập trung thực hiện những bƣớc sau:

Bƣớc 1: Khảo sát, đánh giá, phân loại thực trạng, trình độ, năng lực, kiến thứccủa đội ngũ nhân lực CTXH.

Bƣớc 2: Lập kế hoạch đào tạo cụ thể, trình cấp có thẩm quyền

Bƣớc 3: Liên kết với các cơ sở có chức năng, các lớp đào tạo tập huấn sẽ đƣợcđi vào hoạt động. Các thành viên tham gia sẽ đƣợc bồi dƣỡng các kiến thức cơ bản đến các kiến thức nâng cao, một cách dễ hình dung nhất và ngƣời tham gia có thể vận dụnglinh hoạt vào thực tế

Bƣớc 4: Tổng kết đánh giá, mỗi cá nhân tham gia sẽ rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm cho chính bản thân mình và tự áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế.

Liên tục có các giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng. Tạo điều kiện để cán bộ, nhân viên CTXH đối với trẻ em làng chài vừa tham gia công tác vừa tham gia các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ một cách hài hòa, hợp lý, đƣợc hỗ trợ kinh phí đào tạo. Bên cạnh đó, lãnh đạo chính quyền địa phƣơng luôn nhắc nhở, đôn đốc, động viên cho nhân viên tham gia các khóa tập huấn cũng nhƣ các chƣơng trình đào tạo về CTXH tại các cơ sở giáo dục. Việc làm đó sẽ làm bàn đạp để có thể phát triển đƣợc đội ngũnhân viên CTXH bán chuyên nghiệp, các tình nguyện viên tham gia vào các hoạt động cung cấp dịch vụ trợ giúp trẻ em làng chài tại cộng đồng theo quy định. Để có thể thực hiện đƣợc giải pháp này, đòi hỏi ban lãnh đạo cần liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở xã hội trên địa bàn tỉnh để tạo đƣợc sự đồng thuận trong việc thực hiện công tác bồi dƣỡng năng lực, chuyên môn cho nhân viên xã hội và cán bộ quản lý. Tạo mọi điều kiện cho nhân viên công tác xã hội khi tham gia tập huấn, có chế độ hỗ trợ về tài chính cho nhân viên công tác xã hội đi tập huấn quy định trong quy chế chỉ tiêu nội bộ. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ từ các lãnh đạo chính quyền địa phƣơng và các đơn vị có liên quan.

3.3. Nâng cao chất lƣợng các hoạt động trợ giúp trẻ em làng chài tại xã Hồng Tiến huyện Kiến Xƣơng tỉnh Thái Bình

Nhằm nâng cao chất lƣợng các hoạt động CTXH đối với trẻ em làng chài, học viên đã phỏng vấn sâu lãnh đạo xã, anh Đ.Đ.C (Nam, 50 tuổi) cho biết „„Thời gian qua tại địa phương đã triển khai thực hiện triển khai các hoạt động bảo vệ trẻ em, phòng ngừa, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh cảnh đặc biệ thì cũng cần thường xuyên kết nối để tổ chức các lớp tập hu n cho cán bộ cơ sở về công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ về CTXH. Đồng thời luôn rà soát, thu thập thông tin cập nhật dữ liệu về quản lý trẻ em và sổ theo dõi trẻ em lãng chài trên địa bàn xã. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác bảo vệ trẻ em, các thông điệp về

phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em... b ng nhiều hình thức; trợ giúp kịp thời các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, bị tai nạn thương tích, kết nối cơ sở dạy nghề và sử dụng lao động cho trẻ em làng chài đến độ tuổi lao động giúp các cháu có cuộc sống ổn định hơn”.

Để đẩy mạnh hoạt động CTXH đối với trẻ em làng chài Cao Bình đạt đƣợc hiệu quả cao hơn nữa, trong thời gian tới sẽ tập trung vào một số nội dung sau:

Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức

- Tiếp tục tuyên truyền về Luật trẻ em và các văn bản pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đối với cộng đồng. Huy động sự tham gia tích cực của các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, gia đình và bản thân trẻ em trong thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em theo tinh thần Chỉ thị 14-CT/HUTH ngày 04/7/2013 của Huyện ủyKiến Xƣơng về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới. Tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh các xã và các phƣơng tiện thông tin đại chúng khác về chủ đề, thông điệp Tháng hành động vì trẻ em năm 2020 với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Hoạt động giáo dục trẻ em làng chài

- Tăng cƣờng xã hội hóa, huy động nguồn lực từ các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, tổ chức, cá nhân để có thêm nguồn lực hỗ trợ kinh phí học tập, cấp học bổng, đồ dùng học tập cho trẻ em làng chài.

- NVCTXH kết nối giúp nhà trƣờng và gia đình trẻ em làng chài có sự liên kết chặt chẽ, trao đổi thông tin thƣờng xuyên những vấn đề học tập, vui chơi giải trí, tâm sinh lý, mong muốn của trẻ giúp gia đình có sự quan tâm đối với trẻ em làng chài khi tự

học và làm bài tập về nhà.

- NVCTXH tƣ vấn cho nhà trƣờng, kết nối với các tình nguyện viên mở các lớp học miễn phí kèm trẻ em gặp khó khăn trong việc tự làm bài tập về nhà. Tổ chức các buổi học ngoại khóa về kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ bản thân, kỹ năng giao tiếp giúp các em có thêm kiến thức và sự cọ sát với môi trƣờng bên ngoài, hòa nhập cuộc sống.

- Thƣờng xuyên tổ chức thăm, tặng quà cho trẻ em làng chài Cao Bình có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời kịp thời khen thƣởng đối với những trẻ em làng chài đạt

thành tích cao trong học tập, nêu gƣơng ngƣời tốt việc tốt trên các buổi sinh hoạt lớp, chào cờ đầu tuần nhằm động viên kích lệ các em vƣợt khó vƣơn lên trong cuộc sống và học tập. Tạo môi trƣờng học tập thân thiện, hòa đồng không có sự phân biệt kỳ thị xa lánh, kích lệ các trẻ em bình thƣờng khác luôn giúp đỡ trẻ em làng chài trong việc học tập.

- Tổ chức Diễn đàn trẻ em với chủ đề “Trẻ em với các vấn đề về trẻ em”, tạo cơ hội cho trẻ em đƣợc bày tỏ ý kiến, trình bày quan điểm, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em trong đó có sự tham gia của trẻ em làng chài. Duy trì và phát triển các mô hình hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, CLB trẻ em nòng cốt, các hoạt động do trẻ em khởi xƣớng để trẻ em đƣợc phát huy quyền tham gia, giúp các em tự tin, thực hiện tốt bổn phận của mình tại các trƣờng học và cộng đồng dân cƣ, nâng cao kỹ năng sống đối với trẻ em.

- Thƣờng xuyên mở các lớp tƣ vấn hƣớng nghiệp dạy nghề, kết nối và tạo mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở đạo tạo nghề, tuyển dụng lao động tại địa phƣơng để

giúp trẻ em làng chài có nhiều cơ hội học nghề phù hợp với khả năng, sở thích và tìm kiếm đƣợc việc làm có thu nhập ổn định.

Hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em làng chài

- Thƣờng xuyên tổ chức các phong trào thể dục thể thao tại địa phƣơng nhƣ tổ chức các giải thi văn nghệ múa hát, giải bóng đá, cầu lông, bóng bàn, bơi lội, chèo thuyền nhằm thu hút sự tham gia của trẻ em làng chài, tạo sân vui chơi giải trí lành mạnh cho trẻ em làng chài.

- Tổ chức các hoạt động kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh cho trẻ. Chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác bàn giao, tiếp nhận và quản lý trẻ em về sinh hoạt hè tại các thôn. Duy trì hiệu quả các hoạt động sinh hoạt hè, văn hóa, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao, giao lƣu với nội dung bổ ích, hình thức phù hợp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn

hóa dân tộc cho trẻ em làng chài Cao Bình.

- Lập kế hoạch cụ thể nhƣ viết thƣ kêu gọi trên mạng xã hội, làm tờ trình các cấp để xin kinh phí từ ngân sách địa phƣơng, kết nối với các tổ chức cá làng có tấm

lòng hảo tâm để huy động mua các trang thiết bị vui chơi giải trí cho trẻ em tại làng chài.

Đối với việc nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức khỏe đối với trẻ em làng chài đƣợc tốt hơn, học viên có cuộc phỏng vấn sâu đối với Lãnh đạo xã, anh Đ.Đ.C (Nam, 50 tuổi) cho biết „„ Địa phương đang ph n đ u về đích nông thôn mới vì vậy

sắp tới chung tôi cũng sẽ c n đối ng n sách để xây dựng, tu sửa cũng như mua sắm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội đối với trẻ em làng chài tại xã hồng tiến, huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)