Biện pháp ngăn chặn “giữ người trong trường hợp khẩn cấp” được BLTTHS năm 2015 quy định dựa trên sự kế thừa quy định của BLTTHS năm 2003 về một trường hợp bắt người cụ thể là “bắt người trong trường hợp khẩn cấp”. Bộ luật TTHS năm 2003 đã quy định về biện pháp ngăn chặn bắt người trong trường hợp khẩn cấp tại Điều 81. Đối với biện pháp này, để đảm bảo tính cấp bách, không thể trì hoãn, luật quy định những người có thẩm quyền chỉ cần ra lệnh và lệnh này không cần phải được Viện kiểm sát phê chuẩn trước khi thi hành, Viện kiểm sát chỉ tiến hành kiểm sát tuân theo pháp luật của việc bắt người. Tuy quá trình áp dụng, do có sự thay đổi của Hiến pháp nên quy định này không còn phù hợp với khoản 2 Điều 20 Hiến pháp năm 2013: “không ai bị
bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang”. Vì vậy, để phù hợp với quy định của
Hiến pháp, đồng thời vẫn đáp ứng được thực tiễn, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi trường hợp bắt cụ thể của biện pháp ngăn chặn bắt người quy định trong BLTTHS năm 2003 là bắt người trong trường hợp khẩn cấp quy định thành biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp với tư cách là một biện pháp ngăn chặn độc lập.
Khác với việc bắt người trong trường hợp quả tang, trước khi giữ người trong trường hơp khẩn cấp còn phải qua kiểm tra, xác minh để xác định căn cứ của việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp và việc xác minh đó trong nhiều trường hợp rất phức tạp. Do đó, để đảm bảo ngăn ngừa kịp thời trường hợp bắt người tùy tiện, dẫn đến oan sai, Điều 110 BLTTHS năm 2015 tiếp tục quy định các trường hợp giữ người trong trường hợp khẩn cấp và quy định việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp cũng như mọi trường hợp bắt người khác theo lệnh của cơ quan điều tra đều phải được Viện kiểm sát phê chuẩn.8
8 Nguyễn Ngọc Anh, Phan Trung Hoài, Bình luận khoa học BLTTHS năm 2015, NXB Chính trị quốc gia sự thật, 2018, tr 228 – 230.
Biên pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp là biện pháp ngăn chặn mang tính cấp bách nhằm ngăn chặn tội phạm, người phạm tội bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Khi có một trong những căn cứ sau đây thì Cơ quan điều tra, người có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp giữ người (cũng chính là các trường hợp được giữ người khẩn cấp):
- Trường hợp 1: Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội
phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trường hợp này được hiểu là qua xác minh các nguồn tin, Cơ quan điều tra, người có thẩm quyền có căn cứ để khẳng định một người hoặc một nhóm người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần phải giữ ngay, ngăn chặn ngay để người đó không thực hiện tội phạm của mình. Trường hợp này, tội phạm chỉ đang trong giai đoạn chuẩn bị, hành vi phạm tội chưa được thực hiện nên để xác định căn cứ rất khó khăn, đòi hỏi vừa có tính kịp thời, đồng thời thông tin phải xác thực, được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng. Trong trường hợp này, việc giữ người cần có hai điều kiện:
Một là, có căn cứ khẳng định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm, tức là
qua việc điều tra, xác minh đã có đủ tài liệu, thông tin khắkhẳng định một hay nhiều người đang tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện (mua sắm, chế tạo, đổi chác) hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm như lập kế hoạch, lôi kéo người đồng phạm, tiến hành các hoạt động trinh sát, thăm dò địa điểm sẽ thực hiện tội phạm để sao cho việc thực hiện tội phạm có hiệu quả nhất.
Hai là, tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện phải là tội phạm rất nghiêm trọng
hoặc đặc biệt nghiêm trọng, có nghĩa là nếu tội phạm đó thực hiện sẽ gây nguy hại rất lớn hoặc đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm đó đến 15 năm tù hoặc hoặc trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Cụ thể như sau:
+ Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng là những thiệt hại do tội phạm gây ra rất lớn, lớn hơn so với mức gây hậu quả nghiêm trọng. Việc xác định hậu quả như thế nào là rất nghiêm trọng phải căn cứ hành vi phạm tội cụ thể, nếu là xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe thì phải căn cứ vào thiệt hại và khả năng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe nếu tội phạm đang trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện. Nếu xâm phạm đến tài sản thì
phải căn cứ vào khả năng gây thiệt hại về tài sản nếu tội phạm đang trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện… Hậu quả rất nghiêm trọng còn phụ thuộc vào tội phạm được thực hiện do cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp, tội phạm được thực hiện do cố ý trực tiếp thì khả năng gây thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cao hơn thiệt hại do lỗi cố ý gián tiếp gây ra.
+ Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp phạm tội gây ra hoặc có khả năng gây ra những thiệt hại đặc biệt lớn, lớn hơn so với mức gây hậu quả rất nghiêm trọng. Cũng như xác định hậu quả nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, việc xác định hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cũng phải căn cứ vào thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra trong từng vụ án cụ thể, căn cứ vào lỗi của người phạm tội, vào tính chất của hành vi phạm tội và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Nếu thiệt hại về tài sản, được coi là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khi hành vi phạm tội gây ra thiệt hại từ 500 triệu đồng trở lên đối với tội do cố ý và từ 800 triệu đồng trở lên đối với tội do vô ý, nếu là thiệt hại về tính mạng thì phải từ 3 người chết trở lên đối với tội do cố ý và từ 5 người chết trở lên đối với tội do vô ý.
Đối với những thiệt hại phi vật chất, được coi là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khi hành vi phạm tội đã xâm phạm đến nhiều mặt của đời sống xã hội, làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chính sách của Đảng và Nhà nước trên phạm vi rộng lớn, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến việc sản xuất, lưu thông trên một phạm vi rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin của nhân dân trên phạm vi rộng đối với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mà không thể một sớm, một chiều khắc phục ngay được. Mức độ tăng nặng của tình tiết này cũng phụ thuộc vào những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho xã hội, thiệt hại càng nghiêm trọng thì mức độ tăng nhẹ càng nhiều và ngược lại. Như vậy, điều luật không cho phép giữ người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng.Vì đây là giữ người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm tức chưa thực hiện các hành vi khách quan bắt buộc của cấu thành tội phạm nên việc xác định khả năng gây hậu quả của tội phạm phải căn cứ vào ý thức chủ quan, mục đích của việc chuẩn bị của người chuẩn bị thực hiện tội phạm và tính chất của công cụ, phương tiện mà họ đang chuẩn bị. Ví dụ: người đó có hành vi đe dọa sẽ trả thù người đã tố giác, người bị hại như giết, hủy hoại tài sản... và chuẩn bị thực hiện sự đe dọa đó bằng việc tìm mua súng quân dụng, mìn, lựu đạn vv.
Có thể ví dụ ở trường hợp cụ thể sau: Bằng các biện pháp nghiệp vụ, các trinh sát Công an TP Hà Tĩnh phát hiện đầu mối về một đối tượng nam giới chuyên cung cấp ma túy cho các đối tượng nghiện đang sinh sống trên địa bàn TP Hà Tĩnh. Đối tượng nghi vấn là Phạm Xuân Trà (37 tuổi, trú tại tổ 1, phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh), hay còn gọi là Tài Khoan.
Qua theo dõi, Phạm Xuân Trà là đối tượng có nhiều thủ đoạn tinh vi che giấu cho hành vi phạm tội và đối phó với lực lượng công an. Nhà riêng của đối tượng Trà được xây dựng kín cổng cao tường, hàn sắt kín cửa trước và cửa sau, chỉ có một khe cửa nhỏ để giao dịch với khách hàng. Trà chỉ nhận giao dịch với khách hàng mà mình tin tưởng, và chủ yếu nhận tiền qua tài khoản ngân hàng. Sau thời gian theo dõi, thu thập tài liệu, chứng cứ, giám sát các hoạt động của đối tượng, đến ngày 8/8/2020, nhận thấy thời điểm thuận lợi đã tới, ban chuyên án Công an TP Hà Tĩnh quyết định tiến hành bắt khẩn cấp Phạm Xuân Trà và khám xét chỗ ở đối tượng tại đường Xuân Diệu, TP Hà Tĩnh, phá thành công chuyên án MB320. Tang vật thu giữ tại hiện trường gồm 78 gói ma tuý đá, 2 điện thoại di động, 300.000 đồng tiền mặt và nhiều đồ vật liên quan đến hoạt động mua bán trái phép chất ma tuý.
Phân tích vụ án này có thể thấy được đối tượng đã “tạo ra những điều kiện cần
thiết để thực hiện tội phạm” - Nhà riêng của đối tượng Trà được xây dựng kín cổng cao
tường, hàn sắt kín cửa trước và cửa sau, chỉ có một khe cửa nhỏ để giao dịch với khách hàng. Trà chỉ nhận giao dịch với khách hàng mà mình tin tưởng, và chủ yếu nhận tiền qua tài khoản ngân hàng.
Phạm Xuân Trà là đối tượng rất tinh vi, Công an Hà Tĩnh nhiều lần triển khai phương án bắt giữ Phạm Xuân Trà nhưng đối tượng vẫn thoát được trong gang tấc. Việc bắt giữ được đối tượng này đã góp phần ngăn chặn hành vi gieo rắc cái chết trắng trong cộng đồng. 9
Tội tàng trữ trái phép ma tuý được quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự năm 2015 tùy theo các mức độ khác nhau mà quy định các mức hình phạt khác nhau từ 1 năm tù đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.
9 Dương Quang, Sỹ Quý, Bắt khẩn cấp đối tượng mua bán trái phép chất ma túy ở Hà Tĩnh, xem tại:
https://www.sggp.org.vn/bat-khan-cap-doi-tuong-mua-ban-trai-phep-chat-ma-tuy-o-ha-tinh-678656.html (truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2020)
- Trường hợp 2: Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
Trường hợp này không giống với trường hợp thứ nhất. Nếu ở trường hợp thứ nhất, người bị giữ khẩn cấp lúc họ đang trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, tức là tội phạm chưa được thực hiện thì ở trường hợp thứ 2 là ngược lại, tội phạm đã được thực hiện. Người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội của mình nhưng chưa bị bắt ngay khi đnag thực hiện tội phạm. Sau khi người phạm tội đã thực hiện tội phạm thì người có mặt ở nơi xảy ra tội phạm (có thể là người bị hại, người làm chứng hoặc đồng phạm) chính mắt nhìn thấy, xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm và báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền. Sau khi tiến hành xác minh những thông tin, tài liệu do những người này cung cấp là chính xác, thấy rằng nếu không tiến hành giữ ngay thì đối tượng sẽ bỏ trốn hoặc gây khó khăn cho việc điều tra thì người có thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Thực tế cho thấy, trong một số vụ án, người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội thì bỏ trốn. Như vậy, việc giữ người trong trường hợp này phải đáp ứng những điều kiện sau:
Thứ nhất, phải có ít nhất là một trong số người như người cùng thực hiện tội
phạm(đồng phạm trong vụ án), người bị hại, người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm khẳng định chính xác họ đã nhìn thấy trực tiếp người đó thực hiện tội phạm. Nếu đồng phạm trong vụ án mà không có mặt tại nơi tội phạm diễn ra hoặc không chính mắt nhìn thấy thì xác nhận của họ cũng không là căn cứ để giữ người.
Thứ hai, xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đónếu chỉ mới tìm thấy dấu vết của tội phạm như đã mô tả ở trên thì cũng chưa thể ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp được. Vì nếu giữ người trong trường hợp này có thể không cần thiết. Vì vậy, người có thẩm quyền còn phải xác định xem có căn cứ đẻ cho rằng nếu không giữ người trong trường hợp này thì họ sẽ bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ gây khó khăn cho việc xử lý tội phạm. Căn cứ để cho rằng người đó sẽ trốn thường là người này không có nơi cư trú rõ ràng hoặc có nơi cư trú rõ rằng nhưng lại ở quá xa nơi xảy ra tội phạm mà họ là người bị tình nghi thực hiện. Căn cứ này cũng có thể được xác định thông quan hành vi thực tế của họ là đang chạy trốn như đang có mặt tại nhà ga, bến xe, sân bay hoặc đang chuẩn bị trốn thể hiện thông qua việc đánh giá tính chất nghiêm trọng của hành vi
phạm tội và loại phạm tội được thực hiện (thực tiễn cho thấy người phạm tội thường hay bỏ trốn khi phạm các tội đã gây hậu quả rất lớn hoặc đặc biệt lớn như tội trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn, cướp, giết người, mua bán trái phép chất ma túy…) hoặc họ có các hành vi như bán nhà, trả mặt bằng đang thuê để kinh doanh, rút tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng... (người đó đang có hành động bỏ trốn, đang chuẩn bị trốn hoặc có những dấu hiệu bỏ trốn). Để xác định cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn, cần đánh giá một cách toàn diện về các mặt như: về nhân thân, đối tượng (không có nơi cư trú rõ ràng, có nơi cư trú rõ ràng nhưng lại ở qáu xa, có nhân thân xấu, có nhiều tiền án, tiền sự; là đối tượng chưa xác định được căn cước, lý lịch rõ ràng…); về hành vi thực tế: có căn cứ xác định người này đang chuẩn bị hành lý, liên hệ phương tiện đi lại, có mặt ở bến tàu, bến xe…
Ví dụ như trong trường hợp cụ thể sau: Chiều 11/3/2020, Công an huyện Vũ Thư, Thái Bình ra quyết định khởi tố vụ án và đang tạm giữ khẩn cấp đối tượng Lê Đức Trọng (sinh năm 1983, trú xã Đông Hòa, TP Thái Bình) để điều tra về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Sự việc xảy ra vào 4h40 ngày 6/3/2020, Lê Đức Trọng điều khiển xe ô tô tải biển kiểm soát 17C-064.06 lưu thông trên đường tránh S1 hướng Thái Bình - Nam Định, khi đi đến khu vực giao nhau với đường 220C (thuộc địa phận thôn Huyền Sỹ, xã Minh Quang, Vũ Thư) đã đâm phải bà Nguyễn Thị H. (trú Tân Quán, xã Tân Bình, TP Thái Bình) đang đi bộ sang đường. Hậu quả bà H. tử vong tại chỗ. Sau khi gây tai nạn, Trọng đã lái xe bỏ trốn khỏi hiện trường.
Nhận được thông tin, lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt khoanh vùng hiện trường, thu thập thông tin, truy tìm chiếc xe và tài xế để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn. Sau một thời gian truy xét, điều tra, xác minh, đến 11/3/2020 cơ quan chức năng đã có đủ bằng chứng chứng minh Trọng là tài xế lái xe tải gây tai nạn rồi bỏ trốn khỏi hiện trường. Tại cơ quan công an, Trọng đã thừa nhận mình là người gây tai nạn. Công an huyện Vũ Thư đã tiến hành thủ tục tạm giữ Lê Đức Trọng và phương tiện để điều tra làm rõ.10